Kinh Đại thừa
Phật Thuyết Kinh Tăng Chi Bộ - Chương Sáu - Sáu Pháp - Phẩm Năm - Phẩm dhammika
PHẬT THUYẾT
KINH TĂNG CHI BỘ
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư
An Thế Cao, Đời Hậu Hán
CHƯƠNG SÁU
SÁU PHÁP
PHẨM NĂM
PHẨM DHAMMIKA
CON VOI
PHẦN BỐN
CHO ÐỜI NÀY 2
Rồi một Bà La Môn đi đến Thế Tôn. Sau khi đến, nói lên với Thế Tôn những lời chào đón hỏi thăm, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu, liền ngồi xuống một bên.
Ngồi xuống một bên, vị Bà La Môn ấy bạch Thế Tôn: Pháp là thiết thực hiện tại, pháp là thiết thực hiện tại, thưa Tôn Giả Gotama, được nói đến như vậy.
Cho đến như thế nào, thưa Tôn Giả Gotama, pháp là thiết thực hiện tại, không có thời gian, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được người có trí tự mình giác hiểu?
Vậy này Bà La Môn, ở đây ta sẽ hỏi Ông. Nếu Ông có thể kham nhẫn thời hãy trả lời.
Ông nghĩ thế nào, này Bà La Môn?
Nội tâm có tham ái, ông có biết: Nội tâm ta có tham ái?
Hay nội tâm không có tham ái.
Ông có biết: Nội tâm ta không có tham ái?
Thưa có, thưa Tôn Giả. Này Bà La Môn, nội tâm có tham ái.
Ông có biết: Nội tâm ta có tham ái. Hay nội tâm không có tham ái.
Ông có biết: Nội tâm ta không có tham ái. Như vậy, này Bà La Môn, pháp là thiết thực hiện tại.
Ông nghĩ thế nào, này Bà La Môn?
Nội tâm ta có si?
Hay nội tâm không có si?
Ông có biết: Nội tâm ta không có si?
Thưa có, thưa Tôn Giả. Này Bà La Môn, nội tâm có si.
Ông có biết: Nội tâm ta có si. Hay nội tâm không có si.
Ông có biết: Nội tâm ta không có si.
Như vậy, này Bà La Môn, pháp là thiết thực hiện tại Ông nghĩ thế nào, này Bà La Môn?
Nội tâm có thân uế, hay nội tâm có khẩu uế hay nội tâm có ý uế.
Ông có biết: Nội tâm ta có ý uế?
Hay nội tâm không có ý uế?
Ông có biết: Nội tâm ta không có ý uế?
Thưa có, thưa Tôn Giả. Này Bà La Môn, nội tâm có ý uế.
Ông có biết: Nội tâm ta có ý uế. Hay nội tâm không có ý uế.
Ông có biết: Nội tâm ta không có ý uế. Như vậy này Bà La Môn, pháp là thiết thực hiện tại, không có thời gian, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được người trí tự mình giác hiểu.
Thật vi diệu thay, thưa Tôn Giả Gotama Mong Tôn Giả Gotama nhận con làm để tử cư sĩ, từ nay cho đến mạng chung, con trọn đời quy ngưỡng.
KHEMA
Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvavatthì, Jetavana, tại khu vườn ông Anàthapindika. Lúc bấy giờ, Tôn Giả Sumana trú ở Sàvavatthì, tại rừng Andha. Rồi Tôn Giả Khema và Tôn Giả Sumana đi đến Thế Tôn. Sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên.
Ngồi xuống một bên, Tôn Giả Khema bạch Thế Tôn: Bạch Thế Tôn, Tỳ Kheo là bậc A La Hán, đã đoạn tận các lậu hoặc, phạm hạnh đã thành, đã làm những việc phải làm, đã đặt gánh nặng xuống, đã đạt được mục đích, hữu kiết sử đã đoạn tận, chánh trí giải thoát.
Vị ấy không nghĩ rằng: Có người tốt hơn ta hay có người giống như ta hay có người hạ liệt hơn ta. Tôn Giả Khema nói như vậy, Bậc Ðạo Sư chấp nhận.
Rồi Tôn Giả Khema nghĩ rằng: Thế Tôn đã chấp nhận ta. Tôn Giả từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ Thế Tôn, thân bên hữu hướng về Ngài rồi ra đi.
Tôn Giả Sumana, khi Tôn Giả Khema ra đi không bao lâu, liền bạch Thế Tôn: Bạch Thế Tôn, Tỳ Kheo là bậc A La Hán, đã đoạn tận các lậu hoặc, phạm hạnh đã thành, đã làm những việc phải làm, đã đặt gánh nặng xuống, đã đạt được mục đích, hữu kiết sử đã đoạn tận, chánh trí giải thoát.
Vị ấy không nghĩ rằng: Có người tốt hơn ta, hay có người giống như ta, hay Có người hạ liệt hơn ta. Tôn Giả Sumana nói như vậy, bậc Ðạo Sư chấp nhận.
Rồi Tôn Giả Sumana nghĩ rằng: Thế Tôn đã chấp nhận ta. Tôn Giả từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ Thế Tôn, thân phía hữu hướng về Ngài rồi ra đi.
Rồi Thế Tôn, sau khi Tôn Giả Khema và Tôn Giả Sumana ra đi không bao lâu, liền bảo các Tỳ Kheo: Như vậy, này các Tỳ Kheo, các Thiện Nam Tử nói lên chánh trí, có nói đến mục đích, nhưng không đề cập đến tự ngã. Tuy vậy, ở đây một số kẻ ngu nói lên chánh trí một cách ngạo mạn đắc chí. Họ về sau rơi vào nguy hại.
Không thắng, không hạ liệt,
Không ai đồng đẳng ta,
Những tư tưởng như vậy
Không chi phối các vị.
Sanh khởi đã chấm dứt,
Phạm hạnh được viên thành,
Họ lìa bỏ kiết sử,
Hoàn toàn được giải thoát.
***