Kinh Nguyên thủy
Phật Thuyết Kinh Tăng Nhất A Hàm
PHẬT THUYẾT
KINH TĂNG NHẤT A HÀM
Hán dịch: Ngài Tạng Pháp Sư
Tăng Tăng Già Đề Bà, Đời Đông Tấn
PHẨM HAI
PHẨM THẬP NIỆM
Tôi nghe như vậy!
Một thời ở nước Xá Vệ, rừng Kỳ Đà, vườn Cấp Cô Ðộc.
Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ Kheo: Hãy tu hành một pháp, truyền bá rộng rãi một pháp, sẽ thành tựu được thần thông, bỏ các loạn tưởng, đạt quả Sa Môn, tự đến Niết Bàn.
Thế nào là một pháp?
Nghĩa là niệm Phật. Hãy khéo tu hành, hãy truyền bá rộng rãi, sẽ thành tựu thần thông, bỏ các loạn tưởng, đạt quả Sa Môn, tự đến Niết Bàn. Thế nên, này các Tỳ Kheo, hãy tu hành một pháp, truyền bá rộng rãi một pháp. Như thế, này các Tỳ Kheo, nên học điều này. Bấy giờ các Tỳ Kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.
Tôi nghe như vậy!
Một thời Phật ở nước Xá Vệ, rừng Kỳ Đà, vườn Cấp Cô Ðộc.
Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ Kheo: Hãy tu hành một pháp, hãy truyền bá rộng rãi một pháp, sẽ thành tựu thần thông, bỏ các loạn tưởng, đạt quả Sa Môn, tự đến Niết Bàn.
Thế nào là một pháp?
Nghĩa là niệm pháp. Hãy khéo tu hành, hãy truyền bá rộng rãi, sẽ thành tựu thần thông, bỏ các loạn tưởng, đạt quả Sa Môn, tự đến Niết Bàn. Thế nên, này các Tỳ Kheo, hãy tu hành một pháp, hãy truyền bá rộng rãi một pháp. Như thế, các Tỳ Kheo hãy học điều này. Bấy giờ các Tỳ Kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.
Tôi nghe như vậy!
Một thời Phật ở nước Xá Vệ, rừng Kỳ Đà, vườn Cấp Cô Ðộc.
Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ Kheo: Hãy tu hành một pháp, hãy truyền bá rộng rãi một pháp, sẽ thành tựu thần thông, trừ các loạn tưởng, đạt được quả Sa Môn, tự đến Niết Bàn.
Thế nào là một pháp?
Nghĩa là niệm Tăng. Hãy khéo tu hành, hãy truyền bá rộng rãi, sẽ thành tựu thần thông, trừ các loạn tưởng, đạt quả Sa Môn, tự đến Niết Bàn. Thế nên, này các Tỳ Kheo, hãy tu hành một pháp, hãy truyền bá rộng rãi một pháp.
Như thế, các Tỳ Kheo, hãy học điều này!
Bấy giờ các Tỳ Kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.
Tôi nghe như vậy!
Một thời Phật ở nước Xá Vệ, rừng Kỳ Đà, vườn Cấp Cô Ðộc.
Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ Kheo: Hãy tu hành một pháp, hãy truyền bá rộng rãi một pháp, sẽ thành tựu thần thông, trừ các loạn tưởng, đạt được quả Sa Môn, tự đến Niết Bàn.
Thế nào là một pháp?
Nghĩa là niệm Giới. Hãy khéo tu hành, hãy truyền bá rộng rãi, sẽ thành tựu thần thông, trừ các loạn tưởng, đạt được quả Sa Môn, tự đến Niết Bàn.
Thế nên, này các Tỳ Kheo, hãy tu hành một pháp, hãy truyền bá rộng rãi một pháp. Như thế, này các Tỳ Kheo, hãy học điều này. Bấy giờ các Tỳ Kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.
Tôi nghe như vậy!
Một thời Phật ở nước Xá Vệ, rừng Kỳ Đà, vườn Cấp Cô Ðộc.
Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ Kheo: Hãy tu hành một pháp, hãy truyền bá rộng rãi một pháp, sẽ thành tựu thần thông, trừ các loạn tưởng, đạt được quả Sa Môn, tự đến Niết Bàn.
Thế nào là một pháp?
Nghĩa là niệm thí. Hãy khéo tu hành, hãy truyền bá rộng rãi, sẽ thành tựu thần thông, trừ các loạn tưởng, đạt được quả Sa Môn, tự đến Niết Bàn. Như thế, này các Tỳ Kheo, hãy tu hành một pháp, hãy truyền bá rộng rãi một pháp.
Như thế, này các Tỳ Kheo, hãy học điều này!
Bấy giờ các Tỳ Kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.
Tôi nghe như vậy!
Một thời Phật ở nước Xá Vệ, rừng Kỳ Đà, vườn Cấp Cô Ðộc.
Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ Kheo: Hãy tu hành một pháp, hãy truyền bá rộng rãi một pháp, sẽ thành tựu thần thông, trừ các loạn tưởng, đạt được quả Sa Môn, tự đến Niết Bàn.
Thế nào là một pháp?
Nghĩa là niệm Thiên. Hãy khéo tu hành, hãy truyền bá rộng rãi, sẽ thành tựu thần thông, trừ các loạn tưởng, đạt được quả Sa Môn, tự đến Niết Bàn. Như thế, này các Tỳ Kheo, hãy tu hành một pháp, hãy truyền bá rộng rãi một pháp.
Như thế, này các Tỳ Kheo, hãy học điều này!
Bấy giờ các Tỳ Kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.
Tôi nghe như vậy!
Một thời Phật ở nước Xá Vệ, rừng Kỳ Đà, vườn Cấp Cô Ðộc.
Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ Kheo: Hãy tu hành một pháp, hãy truyền bá rộng rãi một pháp, sẽ thành tựu thần thông, trừ các loạn tưởng, đạt được quả Sa Môn, tự đến Niết Bàn.
Thế nào là một pháp?
Nghĩa là niệm dừng nghỉ. Hãy khéo một pháp, hãy truyền bá rộng rãi, sẽ thành tựu thần thông, trừ các loạn tưởng, đạt được quả Sa Môn, tự đến Niết Bàn. Thế nên, này các Tỳ Kheo, hãy tu hành một pháp, hãy truyền bá rộng rãi một pháp. Như vậy, này các Tỳ Kheo, hãy học điều này. Bấy giờ các Tỳ Kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.
Tôi nghe như vậy!
Một thời Phật ở nước Xá Vệ, rừng Kỳ Đà, vườn Cấp Cô Ðộc.
Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ Kheo: Hãy tu hành một pháp, hãy truyền bá một pháp, sẽ thành tựu thần thông, trừ các loạn tưởng, đạt được quả Sa Môn, tự đến Niết Bàn.
Thế nào là một pháp?
Nghĩa là niệm hơi thở ra vào. Hãy khéo tu hành, truyền bá rộng rãi, sẽ thành tựu thần thông, trừ các loạn tưởng, đạt được quả Sa Môn, tự đến Niết Bàn. Thế nên, này các Tỳ Kheo, hãy tu hành một pháp, hãy truyền bá rộng rãi một pháp.
Như thế, này các Tỳ Kheo, hãy học điều này!
Bấy giờ các Tỳ Kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.
Tôi nghe như vậy!
Một thời Phật ở nước Xá Vệ, rừng Kỳ Đà, vườn Cấp Cô Ðộc.
Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ Kheo: Hãy tu hành một pháp, hãy truyền bá một pháp, sẽ thành tựu thần thông, trừ các loạn tưởng, đạt được quả Sa Môn, tự đến Niết Bàn.
Thế nào là một pháp?
Nghĩa là niệm thân không thường còn. Hãy khéo tu hành, hãy truyền bá rộng rãi, sẽ thành tựu thần thông, trừ các loạn tưởng, đạt được quả Sa Môn, tự đến Niết Bàn. Thế nên, này các Tỳ Kheo, hãy tu hành một pháp, hãy truyền bá rộng rãi một pháp.
Như thế, này các Tỳ Kheo, hãy học điều này!
Bấy giờ các Tỳ Kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.
Tôi nghe như vậy!
Một thời Phật ở nước Xá Vệ, rừng Kỳ Đà, vườn Cấp Cô Ðộc.
Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ Kheo: Hãy tu hành một pháp, hãy truyền bá một pháp, sẽ thành tựu thần thông, trừ các loạn tưởng, đạt được quả Sa Môn, tự đến Niết Bàn.
Thế nào là một pháp?
Nghĩa là niệm sự chết. Hãy khéo tu hành, hãy truyền bá rộng rãi, sẽ thành tựu thần thông, trừ các loạn tưởng, đạt được quả Sa Môn, tự đến Niết Bàn. Thế nên, này các Tỳ Kheo, hãy tu hành một pháp, hãy truyền bá rộng rãi một pháp. Như thế, này các Tỳ Kheo, nên học điều này. Bấy giờ các Tỳ Kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.
Niệm Phật, Pháp, Thánh Chúng,
Niệm giới, thí và Thiên,
Niệm dừng nghỉ, hơi thở,
Niệm thân, chết sau cùng.
***