Kinh Nguyên thủy

Phật Thuyết Kinh Tạp A Hàm

PHẬT THUYẾT KINH TẠP A HÀM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư

Cầu Na Bạt Ðà La, Đời Tống
 

KINH LẬU VÔ LẬU
 

Tôi nghe như vậy!

Một thời, Phật ở trong vườn Lộc Dã, Tiên Nhân đọa xứ, nước Ba La Nại.

Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ Kheo: Nay ta sẽ nói về pháp hữu lậu và vô lậu.

Thế nào là pháp hữu lậu?

Nếu sắc là pháp hữu lậu, bị chấp thủ. Sắc sanh ra ái và nhuế. Cũng vậy, thọ, tưởng, hành, thức là pháp hữu lậu, bị chấp thủ. Thức kia sanh ra ái và nhuế. Đó gọi là pháp hữu lậu.

Thế nào là pháp vô lậu?

Những gì sắc vô lậu, không bị chấp thụ. Sắc kia hoặc quá khứ, hoặc hiện tại, hoặc vị lai, sắc kia không sanh ái, nhuế. Cũng vậy, thọ, tưởng, hành, thức là vô lậu, không chấp thủ. Thức kia hoặc quá khứ, hoặc hiện tại, hoặc vị lai, không sanh ái, nhuế. Đó gọi là pháp vô lậu.

Phật nói Kinh này xong, các Tỳ Kheo nghe những gì Đức Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

Kệ tóm tắt:

Hai tín, hai A Nan,

Pháp hoại, Uất Để Ca,

Bà La và thế gian,

Trừ pháp lậu, vô lậu.

***