Kinh Nguyên thủy

Phật Thuyết Kinh Tạp A Hàm

PHẬT THUYẾT KINH TẠP A HÀM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư

Cầu Na Bạt Ðà La, Đời Tống
 

KINH TỬ HẬU ĐOẠN HOẠI
 

Tôi nghe như vậy!

Một thời, Phật ở tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ Đà, nước Xá Vệ.

Bấy giờ, Thế Tôn nói với các Tỳ Kheo: 

Do có cái gì, do khởi cái gì, do hệ lụy cái gì, do đắm đuối cái gì, do thấy ngã nơi cái gì, khiến cho chúng sanh thấy như vậy, nói như vậy: Những chúng sanh sống trong đời này, sau khi chết đoạn hoại không còn gì. 

Con người do bốn đại hòa hợp, sau khi thân hoại mạng chung, thì đất trở về đất, nước trở về nước, lửa trở về lửa, gió trở về gió, thành người thứ năm nằm trên cáng, còn bốn người kia khiêng thây người chết đưa đến bãi tha ma, cho đến khi chưa thiêu đốt thì có thể nhận biết, nhưng khi đã thiêu đốt rồi thì xương cốt trắng tinh như màu chim bồ câu.

Người kiêu mạn biết bố thí, người có một chút trí tuệ biết nhận lãnh: Ai nói có sự việc ấy thì tất cả những gì họ nói ra đó chỉ là những lời nói dối không thật.

Hoặc dù ngu hay trí mà sau khi chết qua đời khác, thì tất cả đều đoạn hoại không còn gì?

Các Tỳ Kheo bạch Phật: Thế Tôn là gốc pháp, là mắt pháp, là nơi nương tựa của pháp. Chi tiết thứ tự như ba Kinh trên Kinh một trăm ba mươi chín, một trăm bốn mươi, một trăm bốn mươi mốt.

***