Kinh Đại thừa

Phật Thuyết Kinh Thiền đạt Ma đa La

PHẬT THUYẾT

KINH THIỀN ĐẠT MA ĐA LA

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư

Phật Đà Bạt Đà La, Đời Đông Tấn
 

PHẦN NĂM

CON ĐƯỜNG PHƯƠNG TIỆN

TU HÀNH PHẦN THĂNG TIẾN
 

Tỳ Kheo Niệm An Ban

Công đức trụ thăng tiến

Càng làm tăng trí tuệ

Nay tôi thứ lớp nói:

Công đức trụ tiến rồi

Trụ rồi lại tiến thêm

Thế nên nói hành giả

Công đức trụ thăng tiến.

Hành giả quán chóp mũi

Buộc tâm khiến trụ bền

Chuyên niệm tư duy đúng

Chánh quán nương hơi thở.

Khi thở ra hay vào

Buộc tâm theo ý niệm

Nhớ nghĩ nếu không quên

Đây mới trụ công đức.

Khi trụ công đức rồi

Lại khởi phương tiện cầu

Lúc mong cầu công đức

Trụ phát sinh thăng tiến.

Khi thăng tiến cùng khởi

Cũng sinh công đức trụ

Gọi là trụ rồi tiến

Tiến rồi trụ công đức.

Hiểu rõ tướng An Ban

Công đức và các lỗi

Dứt nặng, nhẹ, lạnh, nóng

Mềm trơn và thô nhám.

A Na thâu Ban Na

Là thâu giữ các căn

Vì căn hay duyên cảnh

Thâu nó cho dừng lại.

Ngoài tán theo số đếm

Nghĩa thâu lại cũng vậy

Đưa hơi thở vào trong

Nên nói là A Na.

Tâm chuyển theo chốn duyên

Chận lại đừng cho động

Tâm khởi theo chốn duyên

Cũng chế ngự rồi diệt.

Hành giả quán nếu tăng

Chế nó khiến theo chỉ

Hành giả nếu chỉ tăng

Bắt đầu phải theo quán.

Thấy tăng là do xúc

Xúc tăng là do thấy

Đắc chứng và trí chứng

Cả hai đều nhiếp nhau.

Hành giả duyên không tịch

Thâu tóm ý vắng lặng

Trong thân sinh mát mẻ

Diệt trừ mọi nóng bức.

Trạo cử làm tâm động

Thâu giữ khiến dừng lại

Siêng phương tiện hồi chuyển

Thân này rất sung mãn.

Nuôi lớn bốn đại chủng

Đều nhờ vào hơi thở

Chủng này lại tăng thêm

Hành giả chấp bốn đạo.

Hay khởi lên A Na

Dừng đứng theo pháp thiện

Ngã sở là gai lớn

Phải cố gắng nhổ ra.

Thở ngắn rồi diệt dần

Tâm hành giả yên tĩnh

Vì vậy Thế Tôn nói

Gọi tên là A Na.

Lại nữa tướng Ban Na

Nay cần phải lược nói

Chân lông cùng các lỗ

Trước khai thông hơi thở.

Trên đưa ra Ban Na

Là do thở ra vào

Hành giả khi thở ra

Các căn theo chốn duyên.

Tâm tâm pháp đều thuận

Đây cũng nói Ban Na

Thở ra quy về diệt

Nhập vào căn bản địa.

Chánh thọ và mạng chung

Đây do xả thở ra

Hành giả thở ra diệt

A Na thứ lớp sinh.

Diệt tận Tam Ma Đề

Đệ tứ thiền cũng vậy.

Ban Na khi đã diệt

Thứ lớp A Na sinh

Khi A Na dấy khởi

Nói A Thế Bà Sa

Ta quán người chết kia

Rõ không có tướng ấy.

Kia diệt rồi lại sinh

Quán có tướng như vậy

Chất độc và hầm lửa

Cảnh giới tương tợ này.

Thở ra hay thâu ý

Không để theo nẻo duyên

Giống như móc chế voi

Gọi Ba Thế Bà Sa.

Thở ra có nhiếp tâm

Xả trừ tưởng điên đảo

Thành tựu tưởng chân thật

Lìa chủ tể và thường

Chỉ là việc không hành

Vốn không từ chỗ đến

Cũng không đi về đâu

Đến, đi không nắm bắt

Khoảnh khắc cũng không trụ

Người trí thấy điều này

Lìa các sự hiểu biết

Thơ ra không tác giả

Thấy tức đọa điên đảo

Thở ra đã quá khứ

Điều này không thể thấy

Mạng mất, hơi thở diệt

Quá khứ cũng như vậy.

Các công năng An Ban

Thở ra và thở vào

Các vật và chữ nghĩa

Tôi đã lược nói xong

Do thêm nhiều nên nói

Tướng không thể lìa dụng

Nếu bị loạn giác tưởng

Nên tập luyện An Ban

Nếu đếm không bị loạn

Là trừ nội tham chấp

Nếu đếm được tùy thuận

Nhất định lìa không thuận

Chí trụ cảnh không loạn

Hay thâu các loạn tưởng

Bắt đầu đếm từ một

Như vậy cho đến mười

Hành giả thuận pháp đếm

Liền được trụ công đức

Đã được công đức rồi

Thì mong cầu thăng tiến

Diệt tất cả loạn giác

Nên Phật nói tăng thượng.

Cách đếm đã xong

Đếm hay diệt tất cả

Giác, Phật nói là diệt

Tất cả đều không loạn

Là vì do tăng thượng

Trong ngoài thở ra vào

Đi thì bóng tâm theo

Quán sát thật chắc chắn

Thuận thì đến Niết Bàn

Hành giả thở ra vào

Bắt đầu từ điểm khởi.

Hơi thở ra vào đều bắt đầu từ rốn

Biết thăng tiến như vậy

Hay lìa tham bên ngoài.

Xong môn Tùy

Dừng yên ngay gió mạnh

Tam ma đề đã khởi

Tam muội cũng khởi rồi

Thì được công đức trụ.

Pháp môn chỉ xong

Hành giả trụ chỉ rồi

Quán sát theo hơi thở

Quán từ điểm khởi đầu

Hơi thở từ đó khởi.

Pháp này gọi là Na

Và một hay là hai?

Lạnh nóng đều quán sát

Tám thứ như trước nói.

Là quán chung các đại

Hay chỉ một thứ chăng?

Lúc quán thảy đều có

Lấy một tăng thượng nói

Hành giả quán phong đại

Tạo sắc từ đó sinh

Chỉ tâm cùng tâm pháp

Nương vào tạo sắc khởi

Vì tạo sắc kia rồi

Nhân đó có chủng đại

Các hơi thở ra vào

Hơi ấy gọi y chủng

Báo phong và trưởng dưỡng

Gọi là ba thứ gió

Hoặc nói là vào trước

Mà ra là ở sau

Hoặc nói ra ở trước

Mà vào là ở sau

Thảy đều có nhân duyên

Kia nói lời như vậy

Như nghĩa chân thật này

Người trí nên quyết định

Bắt đầu từ nơi rốn

Tắm sạch các chân lông.

Báo phong này mở lổ chân lông

Cho nên gọi là ra

Nhưng chẳng phải ra ngoài.

Do nghĩa phong như vậy

Trên nói ra phía trước

Chân lông đã khai thông

Nên nhập thì ở trước

Như người lúc mới sống

A Na vào nên sinh

Rồi dẫn hơi thở ra

Thế nên nói Ba Na.

Đây là nghĩa chân thật

Hơi thở các chủng đại

Cắt đứt khổ không sống

Nên biết kia chẳng thọ

Thọ thì không như vậy

Nhờ hành giả tu hành

Không lo đoạn bức bách

Thế nên thở ra vào

Với thân lại chẳng thọ

Nếu khi đoạn thức mạng

Hơi thở không trở lại

Vậy nên chúng sinh đến

Là do mạng căn khởi

Thở thì là thân hành

Những điều thế tôn dạy

Cũng gọi căn bản y

Chúng sinh do nơi chuyển

Khi hơi thở bị diệt

Mạng sống không chỗ nương

Do hay giữ mạng căn

Nên nói chúng sinh đếm

Niệm A Na, Ban Na

Duyên phong đại làm cảnh

Tuy nói tư duy đúng

Mà hạnh không chân thật

Tất cả đều tu quán

Hành giả chuyên phong đại

Với quán có sai biệt

Thứ lớp này sẽ nói

Niệm A Na, Ban Na

Chia ra thành ba thứ

Nghĩa là từ văn khởi

Tư tuệ cùng tu tuệ

Nên ấy niệm An Ban

Tỳ Kheo văn tuệ sinh

Tất cả thời đều thọ

Danh tự làm cảnh giới

Cảnh giới thở ra vào

Chánh niệm từ tuệ sinh

Nên biết kia duyên danh

Hoặc lúc lại duyên nghĩa

Niệm A Na, Ban Na

Khởi lên tu thiền tuệ

Xả rồi gọi là quán

Chỉ duyên nghĩa các pháp

Nên biết gần cảnh giới

Không có các thứ khác

Cũng chẳng duyên tương tựa

Nói là cùng trí lành

Gọi là niệm An Ban

Tánh trí tuệ sáng suốt

Cũng gọi là xả tánh

Đây là điều Phật dạy

Nên biết tánh tuệ này

Xả căn cùng câu sinh

Nếu khiến xả tánh này

Cùng các thứ khởi khác

Dục hữu, sắc hữu trói

Vô Sắc không thân y

Thiền ấy chưa tối thượng

Bít thân, nghẽn hơi thở

Hoặc gọi căn bản địa

Lại cũng là quyến thuộc

Nói rằng chỉ quyến thuộc

Chẳng phải căn bản địa

Muốn khiến kia xả tánh

Từ nơi căn bản địa

Niệm A Na, Ban Na

Phải tại nơi tám địa

Nói rằng chỉ quyến thuộc

Nói xả căn như vậy

Biết kia niệm An Ban

Chỉ tại nơi năm địa

Định ở năm địa này

Nương vào chỗ hồi chuyển

Khi chặng giữa chỗ đến

Và hai quyến thuộc sau

Tứ thiền đảnh tối thượng

Tuy kia có xả căn

Ở thân ấy không có

Rửa sạch các chân lông

Thứ tư và quyến thuộc

Trong đó nói hai thứ

Báo sinh và trưởng dưỡng

Nhưng không có y phong

Thở vào và thở ra

Hơi này gọi là y

Vì thân hết sức nghẽn

Không y nói hai thứ

Phật dạy thở ra vào

Là bắt đầu Tứ Thiền

Cũng nói chỗ yết hầu

Biết rõ có nói năng

Đều là vì phương tiện

Cũng lấy nghĩa thiền nhiếp

Thở ra và thở vào

Ngay đó chưa nhập định

Hành giả quán thở ra

Trên thấu đệ Tứ Thiền

Suốt thấu cảnh giới gió

Nơi ấy nhớ nghĩ đúng

Thế nào ngã là tâm?

Đối duyên chưa rốt ráo

Hoặc lúc lại ở trên

Tiến ít quán sát lại

Hoặc lúc trụ nơi ấy

Không có các phương tiện

Hành giả quán như vậy

Thì trừ sạch nghi hoặc

Hành thấu tận nguồn gió

Nơi ấy khéo quán sát

Nên biết tâm như thế

Gọi là trừ nghi quán.

Pháp môn quán xong

Ở trên quán sát rồi

Nương phong đại dừng trụ

Quán sát điều nên làm

Lại khởi các phép tu

Nếu tâm kia quán gió

Rồi lại khéo quyết định

Nên nói người tu hành

Hồi chuyển khéo phương tiện

Như người vào xóm làng

Làm xong việc rồi về

Tu hành quán như vậy

Hỷ lạc liền tăng trưởng

Đã xả niệm thở vào

An ở duyên thở ra

Cũng xả niệm thở ra

An nơi duyên thở vào

Đếm số đã rốt ráo

Thở ra biết thở ra

Tất cả loại như vậy

Cũng gọi là hồi chuyển

Quán sát tướng ứng hợp

Các tướng đều xoay chuyển

Mỗi mỗi quán các việc

Thứ lớp chuyển cũng vậy

Người khéo về hồi chuyển

Nói nghĩa hồi chuyển này

Nên biết là hồi chuyển

Tu hành theo trí tuệ

Phương tiện từ đó sinh

Thắng đạo hiện ra trước

Văn tuệ niệm hành xong

Lần lượt tư tuệ sinh

Đã bỏ hạnh Dục Giới

Rồi sau nhập tu tuệ

Đều gọi là hồi chuyển

Những điều Thế Tôn dạy

Cảnh hành giả chưa đến

Thứ lớp nhập Sơ Thiền

Cho đến đệ Tam Thiền

Chuyển ấy cũng như vậy

Đệ Tứ thiền quyến thuộc

Nếu kia có phong đại

Đây cũng nên hồi chuyển

Nhập vào địa căn bản

Từ đó khởi phương tiện

Thứ lớp theo trụ khởi

Xuất nhập và niệm xả

Sáu thứ này hồi chuyển

Xả cộng phương tiện địa

Cộng địa hiện ra trước

Xả cộng phương tiện địa

Bất cộng hiện ra trước

Xả bất cộng phương tiện

Bất cộng hiện ra trước

Duyên tướng phương tiện địa

Lần lượt đến rốt ráo

Đây gọi thượng hồi chuyển

Người trí nên nói rõ.

Thánh Nhân, phàm phu cùng pháp hữu gọi là cộng địa, từ duyên này đến duyên khác gọi là chuyển. Các tướng phương tiện, các địa thứ lớp chuyển cũng như vậy.

Phương tiện như tôi biết

Đã nói nghĩa hồi chuyển

Niệm vô cấu thanh tịnh

Nay theo thứ lớp nói.

Như có người tu hành

Khoảnh khắc ngăn triền cái

Thì đó là thanh tịnh

Bất tịnh không phải thế.

Nếu số đếm thành tựu

Dứt tham chấp bên trong

Nghĩa này cần nên biết

Người tuệ quán thanh tịnh.

Tùy thuận đã thành tựu

Hay xả tham bên ngoài

Tư duy đúng như vậy

Người trí niệm thanh tịnh.

Tỳ Kheo tâm đã trụ

Không bị loạn quấy nhiễu

Niệm không động như vậy

Tu hành trí thanh tịnh.

Nếu đã tận hơi thở

Quán sát lìa nghi hoặc

Lại không mong dứt bỏ

Thì đó là thanh tịnh.

Niệm địa đã xong rồi

Chỗ nương các lỗi lầm

Không còn thì thanh tịnh

Đây nói trong khoảnh khắc.

Niệm A Na, Ban Na

Đường phương tiện đã thâu

Công đức trụ thăng tiến

Nghĩa này đã nói rồi.

***