Kinh Đại thừa

Phật Thuyết Kinh Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế âm Bồ Tát Quảng đại Viên Mãn Vô Ngại đại Bi Tâm đà La Ni

PHẬT THUYẾT KINH

THIÊN THỦ THIÊN NHÃN

QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT

QUẢNG ĐẠI VIÊN MÃN

VÔ NGẠI ĐẠI BI TÂM ĐÀ LA NI

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư

Già Phạm Đạt Ma, Đời Đường
 

PHẦN MỘT
 

Như vậy tôi nghe!

Một thời, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni Śākya muṇi ngồi trên Tòa Sư Tử báu trong Đạo Trường Bảo Trang Nghiêm Ratna vyūha maṇḍala tại cung điện của Quán Thế Âm trên núi Bổ Đà Lạc Ca Potalaka. Tòa ấy toàn dùng vô lượng báu Ma Ni đủ loại để trang nghiêm với hàng trăm phan phướng báu treo bày chung quanh.

Bấy giờ, Đức Như Lai ở trên Tòa, sắp muốn diễn nói Tổng Trì Đà La Ni cho nên có vô ương số Bồ Tát Ma Ha Tát đều đến dự hội.

Tên các vị ấy là: Tổng Trì Vương Bồ Tát Dhāraṇī rāja, Bảo Vương Bồ Tát Ratna rāja, Dược Vương Bồ Tát Bhaiṣajya rāja, Dược Thượng Bồ Tát Bhaiṣayottama, Quán Thế Âm Bồ Tát Avalokiteśvara, Đại Thế Chí Bồ Tát Mahā sthāma prāpta, Hoa Nghiêm Bồ Tát Avataṃsaka.

Đại Trang Nghiêm Bồ Tát Mahā vyūha, Bảo Tạng Bồ Tát Ratnagarbha, Đức Tạng Bồ Tát Guṇa garbha, Kim Cương Tạng Bồ Tát Vajra garbha, Hư Không Tạng Bồ Tát Ākāśa garbha, Di Lặc Bồ Tát Maitreya, Phổ Hiền Bồ Tát Samanta bhadra, Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát Mañjuśrī … Bồ Tát Ma Ha Tát của nhóm như vậy đều là bậc Quán Đỉnh Đại Pháp Vương Tử Abhiṣeka mahā dharmarāja putra.

Lại cùng với vô lượng vô số Đại Thanh Văn Tăng, đều hành A La Hán Arahant, mười Địa Daśa bhūmi mà Ngài Ma Ha Ca Diếp Mahā kāśyapa làm bậc Thượng Thủ Pramukha.

Lại cùng với vô lượng Phạm Ma La Thiên mà Ngài Thiện Tra Phạm Ma làm bậc Thượng Thủ.

Lại cùng với vô lượng các Thiên Tử ở Cõi Dục mà Ngài Cù Bà Già Thiên Tư làm bậc Thượng Thủ.

Lại cùng với vô lượng Hộ Thế Tứ Vương đến dự mà Ngài Đề Đầu Lại Tra Dhṛta rāṣṭra làm bậc Thượng Thủ.

Lại cùng với vô lượng hàng Trời, Rồng, Dạ Xoa, Càn Thát Bà, A Tu La, Ca Lâu La, Khẩn Na La, Ma Hầu La Già, Người, Phi Nhân đến dự mà Ngài Thiên Đức Đại Long Vương làm bậc Thượng Thủ.

Lại cùng với vô lượng các Thiên Nữ ở Cõi Dục đến dự mà Ngài Đồng Mục Thiên Nữ làm bậc Thượng Thủ.

Lại cùng với vô lượng Thần Hư Không Hư Không Thần, Thần sông biển Giang Hải Thần, Thần suối nguồn Tuyền Nguyên Thần, Thần Ao Sông Hà Chiểu Thần, Thần Cỏ Thuốc Dược Thảo Thần, Thần Rừng Cây Thọ Lâm Thần, Thần Nhà Cửa Xá Trạch Thần, Thần Nước Thủy Thần, Thần Lửa Hỏa Thần, Thần Đất Đai Địa Thần, Thần Gió Phong Thần, Thần Đất Cát Thổ Thần, Thần Núi Sơn Thần, Thần Đá Thạch Thần Thần của nhóm cung điện Cung Điện Đẳng Thần … đều đến tập hội.

Thời Quán Thế Âm Bồ Tát Avalokiteśvara ở trong Đại Hội, kín đáo phóng ánh sáng thần thông chiếu sáng các cõi ở mười phương với ba ngàn đại thiên thế giới này đều thành màu vàng ròng.

Cung Trời, cung Rồng, cung của vị Tôn Thần thảy đều chấn động. Sông nhỏ, sông lớn, biển lớn, núi Thiết Vi, núi Tu Di, Thổ Sơn, Hắc Sơn cũng đều rung động mạnh. Ánh sáng của mặt trời, mặt trăng, tinh tú, viên ngọc, lửa thảy đều chẳng hiện.

Lúc đó, Tổng Trì Vương Bồ Tát thấy tướng hiếm có này, lấy làm lạ cho là việc chưa từng có, liền từ chỗ ngồi đứng dậy, xoa tay chắp lại, dùng kệ hỏi Đức Phật: Như tướng của thần thông này là ai đã phóng ra?

Dùng Kệ Gāthā hỏi rằng:

Ai ở ngày nay thành Chánh Giác?

Phóng khắp ánh sáng lớn như vậy.

Các cõi mười phương thành màu vàng.

Ba ngàn thế giới cũng như vậy.

Ai được tự tại trong ngày nay?

Diễn phóng thần lực lớn hiếm có

Vô biên Cõi Phật đều chấn động,

Cung điện rồng thần thảy chẳng yên

Nay đại chúng này đều nghi ngờ

Chẳng lường nhân duyên là sức ai?

Là Phật, Bồ Tát, Đại Thanh Văn?

Hay Trời Phạm, Ma, hàng Đế Thích?

Nguyện xin Thế Tôn đại từ bi

Nói thần thông này do ai dùng?

Đức Phật bảo Tổng Trì Vương Bồ Tát rằng: Thiện Nam Tử! Các ông nên biết, nay trong Pháp Hội này có một vị Bồ Tát Ma Ha Tát tên là Quán Thế Âm Tự Tại, từ vô lượng kiếp đến nay đã thành tựu đại từ đại bi, khéo hay tu tập vô lượng Đà La Ni Môn. Vì muốn làm cho các chúng sanh được an vui, nên mới kín đáo phóng sức thần thông lớn như vậy.

Đức Phật nói lời đó xong.

Bấy giờ Quán Thế Âm Bồ Tát từ chỗ ngồi đứng dậy, chỉnh sửa quần áo, chắp tay hướng về Đức Phật rồi bạch rằng: Thế Tôn! Con có Chú Đại Bi Tâm Đà La Ni Mahā Kāruṇika citta dhāraṇī, nay đang muốn nói, vì muốn cho các chúng sanh được an vui, trừ tất cả bịnh.

Được sống lâu, được giàu có, diệt trừ tất cả tội nặng của nghiệp ác, lìa chướng nạn, tăng trưởng các công đức của tất cả pháp trắng bạch pháp, thành tựu tất cả các căn lành, xa lìa tất cả các sự sợ hãi, mau hay đầy đủ tất cả các việc mong cầu. Nguyện xin Đức Thế Tôn yêu mến xót thương từ ái nghe hứa.

Đức Phật nói: Thiện nam tử! Ông là bậc đại từ bi muốn nói Thần Chú khiến cho chúng sinh được an vui. Nay chính là lúc thích hợp, ông nên mau nói, Như Lai tùy vui, Chư Phật cũng vậy.

Quán Thế Âm Bồ Tát lại bạch Phật rằng: Thế Tôn! Con nhớ về vô lượng ức kiếp trong thời quá khứ, có Đức Phật ra đời, tên là Thiên Quang Vương Tịnh Trụ Như Lai.

Đức Phật Thế Tôn ấy vì thương nghĩ đến con với vì tất cả chúng sanh cho nên nói Quảng Đại Viên Mãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà La Ni này, dùng bàn tay màu vàng ròng xoa trên đỉnh đầu của con tôi rồi nói như vậy: Thiện nam tử! Ông nên trì Tâm Chú này, vì khắp tất cả chúng sanh ở đời ác trong thời vị lai, làm lợi ích lớn.

Lúc đó con mới trụ Sơ Địa Eka bhūmi, do một lần được nghe Chú này cho nên vượt lên Đệ Bát Địa Aṣṭa bhūmi.

Thời con khởi tâm vui vẻ nên liền phát thệ rằng: Nếu ngày sau tôi có thể hay làm lợi ích an vui cho tất cả chúng sanh thì khiến cho tôi ngay tức thời thân sinh đầy đủ ngàn tay ngàn mắt.

Phát nguyện đó xong, ứng thời trên thân thảy đều đầy đủ ngàn tay ngàn mắt. Đại địa ở mười phương chấn động theo sáu cách, ngàn Đức Phật ở mười phương đều phóng ánh sáng chiếu chạm thân con với chiếu sáng vô biên thế giới ở mười phương.

Từ đó về sau, lại ở trong vô lượng Pháp Hội của Vô Lượng Phật, lại được nghe, gần gũi thọ trì Đà La Ni đó. Lại sinh vui vẻ hớn hở vô lượng liền được vượt qua sự sanh tử nhỏ nhiệm trong vô số ức kiếp. Từ đó trở đi thường tụng trì chưa từng bỏ quên. Do Trì Chú này cho nên nơi được sinh ra luôn ở trước mặt Đức Phật, hóa sinh ở hoa sen, chẳng nhận thân trong bào thai.

Nếu có Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, Ưu Bà Tắc, Ưu Bà Di, Đồng Nam, Đồng Nữ muốn tụng trì, đối với các chúng sanh khởi tâm từ bi.

Trước tiên nên theo con phát nguyện như vậy:

Nam Mô Đại Bi Quán Thế Âm

Nguyện con mau biết tất cả pháp.

Nam Mô Đại Bi Quán Thế Âm

Nguyện con sớm được mắt trí tuệ.

Nam Mô Đại Bi Quán Thế Âm

Nguyện con mau độ tất cả chúng.

Nam Mô Đại Bi Quán Thế Âm

Nguyện con sớm được phương tiện khéo.

Nam Mô Đại Bi Quán Thế Âm

Nguyện con mau ngồi thuyền bát nhã.

Nam Mô Đại Bi Quán Thế Âm

Nguyện con sớm được qua biển khổ.

Nam Mô Đại Bi Quán Thế Âm

Nguyện con mau được đạo giới định.

Nam Mô Đại Bi Quán Thế Âm

Nguyện con sớm lên núi Niết Bàn.

Nam Mô Đại Bi Quán Thế Âm

Nguyện con mau gặp nhà vô vi.

Nam Mô Đại Bi Quán Thế Âm

Nguyện con sớm đồng thân pháp tính.

Nếu con hướng núi đao

Núi đao tự sụp đổ

Nếu hướng lửa, nước sôi

Lửa, nước sôi tự diệt

Nếu con hướng địa ngục

Địa ngục tự cạn khô

Nếu con hướng ngã quỷ

Quỷ đói tự no đủ

Nếu con hướng Tu La

Tâm ác tự điều phục

Nếu con hướng súc sanh

Tự được trí tuệ lớn.

Khi phát nguyện đó xong, chí tâm xưng niệm tên gọi của con, cũng nên chuyên niệm Bản Sư A Di Đà Như Lai Amitābha Tathāgata của con, sau đó tụng Đà La Ni Thần Chú này, một đêm tụng đủ năm biến sẽ trừ diệt trừ được tội nặng trong trăm ngàn vạn kiếp sinh tử.

Quán Thế Âm Bồ Tát lại bạch Phật rằng: Thế Tôn! Nếu các Người, Trời tụng trì Đại Bi Chương Cú, lúc lâm chung thời Chư Phật ở mười phương đều đền trao vào bàn tay, muốn sinh về Cõi Phật nào, tùy theo nguyện đều được vãng sinh.

Lại bạch Phật rằng: Thế Tôn! Nếu chúng sanh tụng trì Thần Chú Đại Bi, mà bị đọa vào ba đường ác thì con thề chẳng thành Chánh Giác.

Người tụng trì Thần Chú Đại Bi, nếu chẳng sinh về các Cõi Phật thì con thề chẳng thành Chánh Giác.

Người tụng trì Thần Chú Đại Bi, nếu chẳng được vô lượng Tam Muội Biện Tài thì con thề chẳng thành Chánh Giác.

Người tụng trì Thần Chú Đại Bi, tất cả sự mong cầu trong đời hiện tại, nếu chẳng được quả thỏa thích thì Chú này chẳng được gọi là Đại Bi Tâm Đà La Ni. Chỉ trừ việc chẳng lành, trừ kẻ chẳng chí thành.

Nếu các người nữ chán ghét khinh rẻ thân nữ, muốn thành thân nam. Tụng trì Thần Chú Đại Bi, nếu chẳng chuyển thân nữ thành thân nam tử thì con thề chẳng thành Chánh Giác. Như kẻ nào tụng Chú này, nếu còn sanh chút lòng nghi, tất không được toại nguyện. Người sinh chút tâm nghi ngờ ắt chẳng được quả thỏa thích.

Nếu các chúng sinh xâm tổn tài vật, thức ăn uống của chốn Thường Trụ thì một ngàn Đức Phật ra đời cũng chẳng thông sám hối được, giả sử có ăn năn sám cũng chẳng trừ diệt được. Nay tụng Thần Chú Đại Bi liền được trừ diệt.

Nếu xâm tổn, ăn dùng tài vật, thức ăn uống của chốn Thường Trụ thời cần thiết nên đối trước bậc Thầy ở mười phương, an năn tạ lỗi sám tạ như thế mới trừ diệt được.

Tại sao thế?

Vì nay lúc tụng Đại Bi Đà La Ni thời bậc thầy ở mười phương liền đến làm chứng minh, nên tất cả tội chướng thảy đều tiêu diệt. Tất cả tội mười ác, năm nghịch, chê bai người, phỉ báng pháp, phá trai, phá giới, phá Tháp, hủy hoại Chùa, trộm vật của tăng kỳ, làm nhơ bẩn phạm hạnh trong sạch. Tất cả nghiệp ác, tội nặng của nhóm như vậy thảy đều diệt hết.

Chỉ trừ một việc: Người đối với Chú còn sinh nghi ngờ, cho đến tội nhỏ, nghiệp nhẹ cũng chẳng diệt được, huống chi là tội nặng. Tuy chẳng ngưng diệt được tội nặng, nhưng còn có thể làm nhân bồ đề cho đời lâu xa.

Lại bạch Phật rằng: Thế Tôn! Nếu có người, Trời tụng trì Đại Bi Tâm Chú sẽ được mười năm loại sinh lành thiện sinh, chẳng bị mười năm loại chết ác.

Loại chết ác ấy là:

1. Chẳng bị chết do đói khát khốn khổ.

2. Chẳng bị chết do gông tù đánh đập.

3. Chẳng bị chết vì oan gia thù địch.

4. Chẳng bị giết chết trong quân trận.

5. Chẳng bị chết do chó sói, thú ác tàn hại.

6. Chẳng bị chết bởi rắn, rắn hổ mang, bò cạp cắn.

7. Chẳng bị chết bởi nước cuốn trôi, lửa thiêu cháy.

8. Chẳng bị chết vì trúng thuốc độc.

9. Chẳng bị chết do cổ độc một loại chất độc gây mê hoặc hay giết chết do người mạn ngược chế ra từ loài sâu độc làm hại.

10. Chẳng bị chết vì điên cuồng, mất niệm.

11. Chẳng bị chết do rớt té từ trên cây, ngọn núi, bờ vách cao.

12. Chẳng bị chết bởi người ác trù ếm.

13. Chẳng bị chết bởi tà thần, quỷ ác làm hại.

14. Chẳng bị chết vì bệnh ác ràng buộc thân.

15. Chẳng bị chết vì tự hại chẳng đúng phần số tự tử.

Người tụng trì Thần Chú Đại Bi, chẳng bị mười năm loại chết ác như vậy. Được mười năm loại sinh lành.

1. Sinh ra nơi nào, thường gặp vị Vua hiền lành Thiện Vương.

2. Thường sinh vào nước tốt lành Thiện Quốc.

3. Thường gặp thời tốt đẹp.

4. Thường gặp bạn lành.

5. Thân căn thường được đầy đủ.

6. Đạo tâm thuần thục.

7. Chẳng phạm cấm giới.

8. Hết thảy quyến thuộc hòa thuận có ân nghĩa.

9. Vật dụng cần thiết, tiền bạc, thức ăn thường được đầy đủ.

10. Luôn được người cung kính giúp đỡ.

11. Hết thảy tiền bạc, vật báu không bị người khác cướp đoạt.

12. Ý muốn mong cầu thảy đều được toại nguyện.

13. Rồng, Trời, Thiện Thần luôn thường ủng hộ, phòng giữ.

14. Sinh ra nơi nào đều thấy Phật nghe pháp.

15. Đã nghe chánh pháp thời ngộ giải được nghĩa thâm sâu.

***