Kinh Đại thừa
Bộ Kinh Tập
PHẬT THUYẾT
KINH THỜI PHI THỜI
Hán dịch: Ngài Tam Tạng
Pháp Sư Nhược La Nghiêm
Tôi nghe như vậy!
Một thời, Đức Phật ở tại khu vườn Thước Phong Trúc thuộc thành Vương Xá, Đức Phật bảo các Tỳ Kheo:
Hôm nay Như Lai sẽ nói rõ cho các ông về thời và phi thời, hãy ghi nhớ kỹ.
Các Tỳ Kheo thưa: Bạch Thế Tôn! Xin vâng, chúng con ghi nhận lời Thế Tôn dạy.
Đức Phật bảo các Tỳ Kheo: Thế nào là thời, thế nào là phi thời, các Tỳ Kheo phải biết rõ.
Mùa đông:
Từ ngày mười sáu tháng tám đến cuối ngày ba mươi, tháng bảy là thời, nửa ngày cuối tháng năm là phi thời.
Từ ngày một tháng chín đến cuối ngày mười lăm tháng chín là thời, tám ngày cuối tháng sáu chỉ cho là phi thời.
Từ ngày mười sáu tháng chín đến cuối ngày ba mươi tháng chín là thời, sáu ngày cuối tháng bảy là phi thời.
Từ ngày một tháng mười một đến cuối ngày mười lăm tháng mười là thời, ba ngày cuối tháng tám là phi thời.
Từ ngày mười sáu tháng mười đến cuối ngày ba mươi tháng mười một là thời, ba ngày cuối tháng chín là phi thời.
Từ ngày một tháng mười một đến cuối ngày mười lăm tháng mười hai là thời, sáu ngày cuối tháng mười là phi thời.
Từ ngày mười sáu tháng mười một đến cuối nửa ngày ba mươi tháng mười một là thời, ba ngày cuối tháng mười là phi thời.
Từ ngày một tháng mười hai đến cuối ngày mười lăm tháng mười một là thời, bốn ngày cuối tháng chín là phi thời.
Mùa xuân:
Từ ngày mười sáu tháng mười hai đến cuối ngày ba mươi tháng mười là thời, thiếu một ngày cuối tháng tám là phi thời.
Từ ngày một tháng giêng đến cuối nửa ngày mười lăm tháng chín là thời, thiếu ba ngày cuối tháng bảy là phi thời.
Từ ngày mười sáu tháng giêng đến cuối ngày ba mươi tháng chín là thời, thiếu ba ngày cuối của tháng sáu là phi thời.
Từ ngày một tháng hai đến cuối ngày mười lăm tháng tám là thời, cuối của tháng năm là phi thời.
Từ ngày mười sáu tháng hai đến cuối ngày ba mươi tháng bảy là thời, thiếu ba ngày cuối của tháng tư là phi thời.
Từ ngày một tháng ba đến cuối ngày mười lăm tháng sáu là thời, thiếu bốn ngày cuối của tháng ba là phi thời.
Từ ngày mười sáu tháng ba đến cuối ngày ba mươi tháng năm là thời, thiếu sáu ngày cuối của tháng hai là phi thời.
Mùa hạ:
Từ ngày mười sáu tháng tư đến cuối ngày ba mươi tháng ba là thời, thiếu bốn ngày cuối của tháng hai là phi thời.
Từ ngày một tháng năm đến cuối ngày mười lăm tháng hai là thời, thiếu ba ngày là phi thời.
Từ ngày mười sáu tháng năm đến cuối nửa ngày ba mươi tháng hai là thời, thiếu nửa ngày cuối tháng một là phi thời.
Từ ngày một tháng sáu đến cuối ngày mười lăm tháng tư là thời, thiếu hai ngày cuối tháng hai là phi thời.
Từ ngày mười sáu tháng sáu đến cuối nửa ngày ba mươi tháng tư là thời, nửa ngày cuối tháng hai là phi thời.
Từ ngày một tháng bảy đến cuối ngày mười lăm tháng năm là thời, cuối tháng ba thiếu là phi thời.
Từ ngày mười sáu tháng bảy đến nửa ngày ba mươi cuối tháng năm là thời, cuối tháng ba thiếu là phi thời.
Từ ngày một tháng tám đến cuối ngày mười lăm tháng sáu là thời, cuối tháng tư thiếu là phi thời.
Từ ngày mười sáu tháng tám đến nửa ngày ba mươi tháng sáu là thời, thiếu nửa ngày cuối tháng tư là phi thời.
Như vậy, này các Tỳ Kheo! Ta đã nói thời và phi thời của mười hai tháng là việc nên làm của các hàng Thanh Văn, Như Lai thương xót và lợi ích cho nên giảng nói, việc cần làm ta đã làm xong, như vậy các ông nên thực hành. Nếu ở dưới gốc cây hoặc chỗ trống, ngồi bên đường luôn nhiếp niệm, các Tỳ Kheo chớ buông lung sau này sẽ hối hận, ta đã dạy bảo.
Lúc ấy, Đức Phật nói Kinh này xong, các Tỳ Kheo hết sức vui mừng, siêng năng thọ trì.
Vì nhân duyên khinh mạn
Chết đọa vào đường ác
Người tu tập duyên lành
Ở đây sinh lên trời.
Duyên tu nghiệp thiện ấy
Lìa ác được giải thoát
Quán nhân duyên bất thiện
Thân hoại vào đường ác.
Pháp Sư Nhã La Nghiêm nước ngoài, tay cầm Hồ Bổn, miệng tự tuyên dịch, đạo nhân Lương Châu ghi chép xong trong thành Vu Điền, mặc áo vải thô ôm viên ngọc thâm thúy, bậc trí mà giả làm người ngu bên ngoài giống như người man di bên trong thì cất giữ viên ngọc sáng, ngàn ức vạn kiếp cùng một thể với đạo.
***