Kinh Đại thừa

Phật Thuyết Kinh Thủ Hộ Quốc Giới Chủ đà La Ni

PHẬT THUYẾT KINH

THỦ HỘ QUỐC GIỚI CHỦ ĐÀ LA NI

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư

Bát Nhã, Đời Đường
 

PHẨM MỘT

PHẨM TỰA
 

Như vậy tôi nghe!

Một thời Đức Bạc Già Phạm Bhagavaṃ: Thế Tôn trụ tại thành Già Gia Gayā, ngồi dưới cây Bồ Đề Bodhi vṛkṣa cách cái thành chẳng xa cùng với chúng Đại Tỳ Kheo gồm bảy ngàn người đến dự.

Đều là Đại A La Hán, đã tận hết các lậu Āsrava: Sự chảy rỉ, là tên gọi khác của phiền não, không có trở lại phiền não, đã làm chỗ cần làm, đã đủ chỗ cần đủ, tâm khéo giải thoát, tuệ khéo giải thoát, giống như con Rồng lớn được túc trụ trí, đã buông bỏ gánh nặng đợi được lợi mình.

Dứt hết ba Hữu Kết các phiền não của nhóm tham, sân, si, không có trở lại Hậu Hữu Punar bhava: Quả báo của đời vị lai, đối với tất cả pháp Dharma được trí chân thật.

Vào sâu trong pháp tính Dharmatā đến ở bờ kia Pāra: Bỉ ngạn, cảnh giới Niết Bàn là bờ kia, nơi pháp khéo léo, từ pháp hóa sinh, nơi thuận nơi nghịch tâm không có nhiễm dính, nói lời hòa nhã, ý liệu trước sự thăm hỏi, phạm hạnh Brahmacaryā trong sạch, chánh niệm trong sáng, nơi đại giải thoát đã được viên mãn. Chỉ có A Nan Ānanda trụ ở Học Địa.

Lại có Bồ Tát Ma Ha Tát Bodhisatva mahāsatva gồm tám vạn bốn ngàn người, đều ở một đời sẽ được Bồ Đề Bodhi. Đối với nhất thiết trí Sarva Jñā nhậm vận tùy thuận sự tự nhiên của các pháp mà vận làm vào sâu đến tận nguồn cội, Chư Phật mười phương thường hiện ngay trước mặt, được Vô Nhiễm Trước Đà La Ni, trụ các Môn Tam Muội của Thủ Lăng Nghiêm Śuraṃgama. Được đại tự tại du hý thần thông, các môn giải thoát.

Đã lìa tất cả phiền não chướng ngại. Dùng đại từ bi che khắp tất cả Thế Giới ở mười phương, dạo khắp vô biên biển cõi của pháp giới Dharma dhātu, dùng tướng vô trụ vào tính hư không, thường siêng năng lợi ích cho tất cả chúng sinh, nơi cảnh giới Phật đã được thiện xảo.

tâm, Ý, trí tuệ rộng lớn vô lượng giống như hư không, thâm sâu không có bờ mé giống như biển lớn, an trụ chẳng động giống như núi Tu Di Sumeru, không có chỗ nhiễm dính giống như hoa sen, trong Ngài thanh tịnh như báu Ma Ni, ánh sáng rực rỡ như vàng ròng nấu đúc, đầy đủ vô lượng vô biên các nhóm công đức như vậy.

Các vị ấy tên là: Phổ Hiền Bồ Tát Ma Ha Tát, Phổ Nhãn Bồ Tát Ma Ha Tát, Phổ Quán Bồ Tát Ma Ha Tát, Phổ Quang Bồ Tát Ma Ha Tát, Phổ Diệm Bồ Tát Ma Ha Tát, Thắng Ý Bồ Tát Ma Ha Tát, Tăng Trưởng Ý Bồ Tát Ma Ha Tát, Vô Biên Ý Bồ Tát, Phương Quảng Ý Bồ Tát.

Quảng Đại Ý Bồ Tát, Vô Tận Ý Bồ Tát, Trì Địa Ý Bồ Tát, Trì Chúng Sinh Ý Bồ Tát, Đắc Thắng Ý Bồ Tát, Thiện Phân Biệt Ý Bồ Tát, Đà La Ni Tự Tại Vương Bồ Tát, Chấp Bảo Cự Bồ Tát, Bảo Ấn Thủ Bồ Tát, Bảo Quan Bồ Tát, Bảo Kế Bồ Tát, Bảo Tích Bồ Tát, Bảo Sinh Bồ Tát.

Bảo Phong Bồ Tát, Bảo Tràng Bồ Tát, Kim Cương Tạng Bồ Tát, Cát Tường Tạng Bồ Tát, Vô Cấu Tạng Bồ Tát, Thanh Tịnh Tạng Bồ Tát, Như Lai Tạng Bồ Tát, Trí Tạng Bồ Tát, Nhật Tạng Bồ Tát, Tam Muội Tạng Bồ Tát, Liên Hoa Tạng Bồ Tát, Giải Thoát Nguyệt Bồ Tát.

Phổ Nguyệt Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ Tát, Phổ Kiến Bồ Tát, Liên Hoa Nhãn Bồ Tát, Quảng Nghiêm Nhãn Bồ Tát, Phổ Uy Nghi Bồ Tát, Phổ Đoan Nghiêm Bồ Tát, Phổ Hành Ý Bồ Tát, Trí Tuệ Ý Bồ Tát, Pháp Ý Bồ Tát, Kim Cương Ý Bồ Tát, Sư Tử Du Hý Bồ Tát.

Đại Vân Tự Tại Vương Bồ Tát, Sư Tử Uy Mãnh Âm Bồ Tát, Quảng Đại Thâm Diệu Thanh Bồ Tát, Vô Nhiễm Trước Bồ Tát, Ly Chư Cấu Bồ Tát, Nguyệt Quang Diệm Bồ Tát, Nhật Quang Diệm Bồ Tát, Trí Quang Diệm Bồ Tát, Trí Cát Tường Bồ Tát, Nguyệt Cát Tường Bồ Tát.

Liên Hoa Cát Tường Bồ Tát, Hiền Cát Tường Bồ Tát, Bảo Cát Tường Bồ Tát, Diệu Cát Tường Đồng Tử Bồ Tát, Quán Tự Tại Bồ Tát, Di Lặc Bồ Tát… là bậc Thượng Thủ Pramukha đều ở hiền kiếp Bhadra kalpa sẽ được bồ đề cùng với nhóm Bồ Tát Ma Ha Tát như vậy gồm tám vạn bốn ngàn người.

Lại có vô lượng Tứ Đại Vương Chúng Thiên do bốn vị Đại Thiên Vương Catvāsraḥ mahā rājikāḥ làm Thượng Thủ.

Lại có vô lượng Đao Lợi Thiên Tử do Thích Đề Hoàn nhân Śakra devānāṃindra làm Thượng Thủ.

Lại có vô lượng Tu Dạ Ma Thiên Tử do Dạ Ma Thiên Vương Yāma devarāja làm Thượng Thủ.

Lại có vô lượng Đâu Suất Đà Thiên Tử do Đâu Suất Đà Thiên Vương Tuṣita deva rāja làm Thượng Thủ.

Lại có vô lượng Hóa Lạc Thiên Tử do Diệu Hóa Lạc Thiên Vương Sunirmāṇa rati deva rāja làm Thượng Thủ.

Lại có vô lượng Tha Hóa Tự Thiên Tử do Tha Hóa Tự Tại Thiên Vương Paranirmita vaśa vartin deva rāja làm Thượng Thủ.

Lại có Nhật Quang Thiên Tử, Mãn Nguyệt Thiên Tử, Thương Chủ Thiên Tử đều cùng với vô lượng Thiên Tử Devaputra quyến thuộc đến dự.

Lại có Đại Phạm Thiên Vương Mahā brahma deva rāja cùng với vô lượng Phạm Chúng Brahma pāriṣadya đến dự.

Lại có Chư Thiên của cõi Tịnh Cư Śuddha vāsa, Ma Hề Thủ La Thiên Vương Maheśvara deva rāja đều cùng với vô lượng quyến thuộc Parivāra đến dự Như vậy vô lượng Trời Deva, Rồng Nāga, Dạ Xoa Yakṣa, Càn Thát Bà Gandharva, A Tu La Asura, Ca Lâu La Garuḍa, Khẩn Na La Kiṃnara, Ma Hầu La Già Mahoraga đều cùng với vô lượng trăm ngàn quyến thuộc đến dự.

Lại có vô lượng Tỳ Kheo Bhikṣu, Tỳ Kheo Ni Bhikṣuṇi, Ưu Bà Tắc Upāsaka, Ưu Bà Di Upāsikā đều cùng với quyến thuộc đến dự.

Như vậy vô biên tất cả Chúng Hội đều đến chỗ của Đức Phật, đỉnh lễ bàn chân của Đức Phật rồi lui về ngồi một bên, cung kính vây quanh.

Bấy giờ Đức Như Lai ở trong Chúng Hội, ngồi trên tòa Kim Cương Vajrāsana, uy đức cao vòi vọi vượt qua tất cả như núi Tu Di Sumeru ló ra khỏi biển lớn, tướng ánh sáng rực rỡ tỏ rõ ví như Mặt Trời lên cao tỏa sáng khắp hư không, người nhìn thấy trong mát như Trăng Thu tròn đầy, thân tâm vắng lặng như Đại Phạm Vương Mahā brahma rāja, nơi chúng kính sợ như Thiên Đế Thích Indra.

Đầy đủ bảy báu Thánh như Chuyển Luân Vương Cakra varti rāja, quyết định tuyên nói pháp: Không Śūnya: Trống rỗng, Vô Ngã Nirātman, hay Anātman như tiếng sư tử rống Siṃha nāda, hào quang chiếu thông suốt tất cả Thế Giới như trong đêm tối mà đốt lửa lớn, phóng mọi loại ánh sáng chiếu khắp tất cả Thế Giới ở mười phương như ngọc Ma Ni Maṇi với mọi nhóm báu của Cõi Trời, không có chỗ phân biệt.

Giáng phục Ma Oán, đập nát các Dị Kiến như voi chúa to lớn Mahā gaja rāja: Đại Tượng Vương. Nơi thuận, nơi nghịch, tâm không có vẩn đục cấu trược như cái ao trong sạch. Ở trong chúng không có sợ hãi giống như Sư Tử Siṃha. Trí tuệ sâu rộng vô lượng vô biên không thể đến được đáy, hay sinh tất cả nhóm báu công đức giống như biển lớn.

Tuôn khắp cơn mưa pháp thấm ướt tất cả, sinh trưởng thành thục giống như Rồng lớn Mahā nāga: Đại Long … đầy đủ vô lượng công đức của nhóm như vậy.

Khi ấy, tất cả Chúng Hội một lòng chắp tay, chiêm ngưỡng Đức Như Lai, sinh tưởng khó gặp. Đức Như Lai dùng con mắt đại bi từ quán khắp cả, thân tỏa ánh sáng soi chiếu khắp.

Ngay lúc đó thời Bồ Đề Thụ Vương cây Vua Bồ Đề ở bốn mặt đều cao bảy do tuần Yojana.

Trong hư không trên mặt đất: Tám Bộ Trời Rồng, tất cả Chúng Hội giáp vòng tràn đầy khắp. Không có chỗ nào khoảng như hạt bụi nhỏ, đầu sợi lông mà không có Thánh Chúng.

Tòa Kim Cương Vajrāsana mà Đức Như Lai đã ngồi, cao một do tuần, dài rộng đều bằng nửa do tuần. Dùng vô lượng loại, trăm ngàn vạn ức áo Trời vi diệu trải phủ bên trên.

Treo mọi lọng báu, rũ các lưới chuông, mọi lụa là báu dùng làm phướng phan, chia bày dựng lập giáp vòng rũ treo ở bốn chung quanh cái Tòa, đều dùng Kim Cương Vajra làm mặt đất, bằng phẳng như lòng bàn tay, trong sạch, sáng bóng, thơm tho, mềm mại, chân đạp lên liền lún xuống, nhấc chân lên thì trở lại như cũ. Chúng sinh nhìn thấy vui thích không có chán ghét.

Bấy giờ Chư Thiên vì cúng dường Đức Phật, tuôn mưa hoa màu nhiệm của Cõi Trời là: Hoa Chiêm Bác Ca Caṃpakā, hoa A Đề Mục Đa Già Adhimuktāya, hoa Bà Lợi Sư Ca Vārṣika, hoa Mạn Đà La Māndāra, hoa Ma Ha Mạn Đà La Mahāmāndāra, hoa Mạn Thù Sa Mañjūṣaka, hoa Ma Ha Mạn Thù Sa Mahāmañjūṣaka. Dùng mọi nhóm hoa Trời như vậy tán rải trên Đức Phật với các Đại Chúng, che trùm khắp mặt đất, gió nhẹ thổi qua thì phát ra mùi thơm màu nhiệm thổi sạch các uế.

Đột nhiên ở mặt đất ấy mọc lên vô số hoa sen trăm báu, lớn như bánh xe, vàng ròng làm lá đều có trăm ngàn vạn, dùng Phệ Lưu Ly Vaiḍurya làm cọng, dùng ngọc Ma Ni Maṇi, Đế Thanh Nīla muktā: Ngọc báu màu xanh làm đài.

Dùng báu A Thấp Ma Kiệt Ma Aśma garbha: Mã não làm râu nhụy… phát ra mọi mùi thơm màu nhiệm vượt hơn các Cõi Trời. Hoa ấy mềm mại, sáng sạch, trơn mềm vi diệu. Chúng sinh nhìn thấy không hề biết đủ, nếu có người tiếp chạm thì hay trừ được nhiệt não, thân tâm trong mát. Như vậy đều vì cúng dường Đức Như Lai cho nên hiện ra điềm lành này.

Ngay lúc ấy thời, cách tòa Kim Cương, ở bốn góc ấy, chẳng gần chẳng xa đều có cây báu từ dưới đất mọc lên. Cây ấy đều do bảy báu tạo thành, thân cây cao hai do tuần, một nửa là cành lá giáp vòng che trùm một do tuần.

Khi ấy, Văn Thù Sư Lợi pháp Vương Tử Bồ Tát Ma Ha Tát Mañjuśrīdharma rāja putra ở trong Chúng Hội chiêm ngưỡng Đức Như Lai ngồi trên tòa Kim Cương, uy đức đặc biệt tôn nghiêm, hào quang sáng tỏ che lấp đại chúng vượt hơn cả trăm ngàn Mặt Trời, bóng râm còn lại chiếu soi tất cả Chúng Hội.

Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát xem xét không hề biết đủ, phát tâm thanh tịnh, liền từ chỗ ngồi đứng dậy, quỳ gối, chắp tay dùng Diệu Già Tha khen Đức Phật rằng:

Uy dung Như Lai chẳng thể lường

Vượt hơn Người, Trời với chúng Thánh

Ví như trăng tròn, lọc hư không

Đoạt ánh sáng của mọi tinh tú

Phật ở trong biển lớn từ bi

Phóng trăm ngàn ánh sáng chiếu soi

Ví như Tu Di rời biển lớn

Chư Thiên y trụ, phóng quang minh

Đang trụ trong thiền định giải thoát

Ánh sáng tự tại chiếu tất cả

Ví như Tam Thiên Đại Phạm Chủ

Ánh sáng vắng lặng vượt Phạm Thiên

công đức, trí tuệ dùng nghiêm tâm

Tướng báu nghiêm thân, chiếu sáng khắp

Như hào quang, trí tuệ Đế Thích

Vượt qua tất cả Trời Đao Lợi

Ý đại từ bi tự trang nghiêm

An lập chúng sinh nơi Thánh Đạo

Như bốn Thiên Vương hộ giúp đời

Ủy dụ, giáo hóa các chúng sinh

Mặt Trời Phật phóng ánh sáng pháp

Chiếu khắp chúng sinh, diệt tà kiến

Ví như ngàn mặt trời chiếu sáng

Bóng đoạt ánh sáng lửa Ma Ni

Mặt Phật tròn đầy, tướng trang nghiêm

Người thấy vui thích, tâm thanh tịnh

Ví như trăng tròn sáng nửa đêm

Chúng sinh ưa nhìn được trong mát

Đại Tiên luôn phóng ánh sáng trí

Diệt trừ tất cả ám vô minh

Như đêm, núi cao đốt lửa lớn

Không xa chẳng chiếu, phát sáng tỏ

Phật nói vô ngã, các pháp không

Tất cả ngoại đạo đều kinh sợ

Như trong hang núi, sư tử rống

Trăm thú nghe thấy, mất tinh quang

Thân Phật như núi tử kim đúc

Ánh sáng chiếu che khắp đại chúng

Cũng như ánh sáng báu Ma Ni

Đoạt hết ánh sáng tất cả báu

Phước đức, trí tuệ, môn phương tiện

Siêng năng tất cả đều khéo léo

Quán khắp Thế Giới không gì sánh

Huống chi có thể hơn Thế Tôn

Con thấy Đại Hùng Đức Phật thương thế gian

Ánh sáng biển lớn trí tuệ chiếu

Năm vóc cúi lạy dưới chân Phật

Hớn hở, vui mừng khó tự giữ

Con khen Như Lai, đèn thế gian

Hay sinh công đức,

Trí tối thắng dùng nhóm

Phước này lợi hàm thức

Tất cả mau chứng Đại Bồ Đề.

Khi ấy, Văn Thù Sư Lợi Đồng Tử Bồ Tát Ma Ha Tát nói Già Tha Gāthā: Kệ tụng này xưng tán Đức Phật xong, chắp tay cung kính, chiêm ngưỡng Đức Như Lai chẳng chớp mắt, một lòng suy nghĩ chỗ mà Đức Như Lai đã trụ, pháp tính Dharmatā vi diệu thâm sâu khó vào, chẳng phải là tướng có thể nhìn thấy, khó thấy khó hiểu, chẳng phải là cảnh giới của Phàm Phu ngoại đạo.

Vắng lặng vi diệu chẳng thể nghĩ bàn, hay sinh Vô Đẳng Đẳng Trí Asamasama Jñāna: Trí không có gì ngang bằng được chẳng thể nghĩ bàn của Chư Phật, tuôn ra giáo pháp sai biệt chẳng thể nghĩ bàn của pháp giới.

Chỉ có Đức Như Lai mới thấu đáo cùng tận, trụ cảnh giới hư không không có chỗ trụ, hiện chứng bản tính của các pháp, bờ mé chân thật thanh tịnh, được nơi giải thoát không có ngăn ngại của Chư Phật, thường trụ chẳng biến đổi, an vui, vắng lặng.

Thân ấy tràn đầy tất cả cõi nước, hiện trước mặt tất cả chúng sinh, vào cội nguồn bình đẳng của ba đời tam tế gồm có: Tiền tế Pūrvānta chỉ quá khứ, trung tế Madhyānta chỉ hiện tại, hậu tế Aparānta chỉ vị lai, chẳng phải là cảnh giới xưng lượng của tâm thức, ở vô lượng kiếp suy tư tuyên nói chẳng thể cùng tận.

Văn Thù Sư Lợi xét đoán kỹ lưỡng như vậy, quán sát nhỏ nhiệm pháp tính sâu xa xong, yên lặng mà trụ.

***