Kinh Đại thừa

Phật Thuyết Kinh Tín Lực Nhập ấn Pháp Môn

PHẬT THUYẾT KINH

TÍN LỰC NHẬP ẤN PHÁP MÔN

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư

Đàm Ma Lưu Chi, Đời Nguyên Ngụy
 

PHẦN BỐN
 

Này Văn Thù Sư Lợi! Các Đại Bồ Tát có năm pháp có thể thanh tịnh hoan hỷ địa, được vô lượng an ổn, không sợ hãi.

Đó là:

Bồ Tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi tâm viễn ly nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi tâm viễn ly nên phát khởi tâm an ổn. Tâm viễn ly nghĩa là vô tướng đối với các quán sát không có tướng chấp trước.

Bồ Tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi trí không chướng ngại nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi trí không chướng ngại nên phát khởi tâm an ổn. Trí không chướng ngại nghĩa là trí thanh tịnh đối với hữu biên hay vô biên.

Bồ Tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi ý của thuyết ngôn ngữ nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi ý của thuyết ngôn ngữ nên phát khởi tâm an ổn. Ý của thuyết ngôn ngữ nghĩa là nương vào nguyện lực thù thắng của các thiện căn để hồi hướng.

Bồ Tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi pháp nhu hòa nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi pháp nhu hòa nên phát khởi tâm an ổn. Pháp nhu hòa nghĩa là làm cho tất cả chúng sanh tin việc thiện.

Bồ Tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi rời bỏ các nghiệp nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi rời bỏ các nghiệp nên phát khởi tâm an ổn. Rời bỏ các nghiệp nghĩa là biết các kiến chấp.

Văn Thù Sư Lợi! Đây là năm pháp. Các Đại Bồ Tát nào được năm pháp này có thể thanh tịnh hoan hỷ địa, được vô lượng an ổn, không sợ hãi.

Này Văn Thù Sư Lợi! Các Đại Bồ Tát có năm pháp có thể thanh tịnh hoan hỷ địa, được vô lượng công đức không sợ hãi.

Đó là:

Bồ Tát phát tâm thế này: Ta đã trở về nương tựa Phật nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trở về nương tựa Phật nên phát khởi tâm an ổn. Trở về nương tựa Phật nghĩa là không hủy phạm giới Như Lai.

Bồ Tát phát tâm thế này: Ta đã trở về nương tựa pháp nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trở về nương tựa pháp nên phát khởi tâm an ổn. Trở về nương tựa pháp nghĩa là không hủy báng pháp.

Bồ Tát phát tâm thế này: Ta đã trở về nương tựa Tăng nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trở về nương tựa Tăng nên phát khởi tâm an ổn. Trở về nương tựa Tăng nghĩa là quán sát giới.

Bồ Tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi không kiêu mạn nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi không kiêu mạn nên phát khởi tâm an ổn. Không kiêu mạn nghĩa là sanh tâm tôn trọng đối với tất cả chúng sanh.

Bồ Tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi tâm không sân hận nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi tâm không sân hận nên phát khởi tâm an ổn. Tâm không sân hận nghĩa là từ bỏ tâm nóng như lửa.

Văn Thù Sư Lợi! Đây là năm pháp. Các Đại Bồ Tát nào được năm pháp này có thể thanh tịnh hoan hỷ địa, được vô lượng an ổn, không sợ hãi.

Này Văn Thù Sư Lợi! Các Đại Bồ Tát có năm pháp có thể thanh tịnh hoan hỷ địa, được vô lượng an ổn, không sợ hãi.

Đó là:

Bồ Tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi không dua nịnh nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác không dua nịnh nên phát khởi tâm an ổn. Không dua nịnh nghĩa là xa lìa những sự cúng dường, ăn uống… vì làm ơn cho người khác.

Bồ Tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi xa lìa vọng ngữ nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi xa lìa vọng ngữ nên phát khởi tâm an ổn. Xa lìa vọng ngữ nghĩa là giáo hóa chúng sanh không thủ không xả.

Bồ Tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi không vì lợi dưỡng mà nói nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác không vì lợi dưỡng mà nói nên phát khởi tâm an ổn. Không vì lợi dưỡng mà nói nghĩa là tiếp nối dòng Thánh nên thành tựu viên mãn các công đức hạnh Đầu Đà.

Bồ Tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi chánh mạng nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi chánh mạng nên phát khởi tâm an ổn. Chánh mạng nghĩa là thâm nhập giáo pháp nên không có khổ nào mà không thọ và không có lạc nào mà không xả.

Bồ Tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi độc hành không đồng bạn nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi độc hành không đồng bạn nên phát khởi tâm an ổn. Trụ nơi độc hành không đồng bạn nghĩa là xa lìa sự nói năng.

Văn Thù Sư Lợi! Đây là năm pháp. Các Đại Bồ Tát nào được năm pháp này có thể thanh tịnh hoan hỷ địa, được vô lượng an ổn, không sợ hãi.

Này Văn Thù Sư Lợi! Các Đại Bồ Tát có năm pháp có thể thanh tịnh hoan hỷ địa, được vô lượng công đức không sợ hãi.

Đó là:

Bồ Tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi pháp lạc nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi pháp lạc nên phát khởi tâm an ổn. Pháp lạc nghĩa là sợ khổ nơi ba cõi và không mất tâm bồ đề.

Bồ Tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi xa lìa cửu chủng sự nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi xa lìa cửu chủng sự nên phát khởi tâm an ổn. Xa lìa cửu chủng sự nghĩa là xa lìa chín trú xứ của chúng sanh.

Bồ Tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi tâm vắng lặng nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi tâm vắng lặng nên phát khởi tâm an ổn. Tâm vắng lặng nghĩa là tâm không hối tiếc.

Bồ Tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi công đức tu hạnh Xa Ma Tha nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi công đức tu hạnh Xa Ma Tha nên phát khởi tâm an ổn. Công đức tu hạnh Xa Ma Tha nghĩa là tâm an lạc.

Bồ Tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi tâm không buông lung nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi tâm không buông lung nên phát khởi tâm an ổn. Tâm không buông lung nghĩa là không buông lung giới nên thực hành về giới, nhưng vượt qua tất cả những kiến chấp về giới.

Văn Thù Sư Lợi! Đây là năm pháp. Các Đại Bồ Tát nào được năm pháp này có thể thanh tịnh hoan hỷ địa, được vô lượng an ổn, không sợ hãi.

Này Văn Thù Sư Lợi! Các Đại Bồ Tát có năm pháp có thể thanh tịnh hoan hỷ địa, được vô lượng công đức không sợ hãi.

Đó là:

Bồ Tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi không dối gạt Trời người nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi không dối gạt Trời người nên phát khởi tâm an ổn. Không dối gạt Trời người nghĩa là không xả bỏ tâm bồ đề.

Bồ Tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi tu hành nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi tu hành nên phát khởi tâm an ổn. Tu hành nghĩa là ban hạnh phúc an vui cho các chúng sanh nên lấy sự bình an là tối thượng.

Bồ Tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi không có hành động xấu ác nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi không có hành động xấu ác nên phát khởi tâm an ổn. Không có hành động xấu ác nghĩa là khéo điều phục tâm.

Bồ Tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi làm đệ tử cho tất cả chúng sanh nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác làm đệ tử cho tất cả chúng sanh nên phát khởi tâm an ổn. Làm đệ tử cho tất cả chúng sanh nghĩa là làm đệ tử cho tất cả chúng sanh, cho nên họ có làm gì đều nên giúp họ.

Bồ Tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi tùy thuận, phục tùng tất cả chúng sanh nên sanh tâm an ổn. Làm cho người khác trụ nơi tùy thuận, phục tùng tất cả chúng sanh nên phát khởi tâm an ổn. Tùy thuận, phục tùng tất cả chúng sanh nghĩa là không có tâm kiêu mạn đối với phước điền.

Văn Thù Sư Lợi! Đây là năm pháp. Các Đại Bồ Tát nào được năm pháp này có thể thanh tịnh hoan hỷ địa, được vô lượng an ổn, không sợ hãi.

Này Văn Thù Sư Lợi! Các Đại Bồ Tát có năm pháp có thể thanh tịnh hoan hỷ địa, được vô lượng an ổn, không sợ hãi.

Đó là:

Bồ Tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi cầu pháp thành tựu nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi cầu pháp thành tựu nên phát khởi tâm an ổn. Cầu pháp thành tựu nghĩa là giáo hóa tất cả chúng sanh không mỏi mệt và được ở cõi nước Phật thanh tịnh nên có thể tăng thượng.

Thường cầu giới, nghe pháp nhưng không thủ bố thí, không xả tham ganh, không thủ giữ giới, không xả phá giới, không thủ nhẫn nhục, không xả sân hận, không thủ tinh tấn, không xả giải đãi, không thủ thiền định, không xả giác quán, không thủ bát nhã, không xả ngu si, không thủ thiện căn, không xả bất thiện căn.

Bồ Tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi tâm tôn trọng nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi tâm tôn trọng nên phát khởi tâm an ổn. Tâm tôn trọng nghĩa là đối với pháp như thật tu hành.

Bồ Tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi tâm tôn trọng đối với Pháp Sư nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác có tâm tôn trọng đối với Pháp Sư nên phát khởi tâm an ổn. Tâm tôn trọng đối với pháp sư nghĩa là đối với Pháp Sư tưởng như Phật.

Bồ Tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi tâm không ác khẩu nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi tâm không ác khẩu nên phát khởi tâm an ổn. Tâm không ác khẩu nghĩa là nói những lời giáo hóa điều phục chúng sanh.

Bồ Tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi tâm không sân nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác có tâm không sân nên phát khởi tâm an ổn. Tâm không sân nghĩa là nhập vào các nghiệp.

Văn Thù Sư Lợi! Đây là năm pháp. Các Đại Bồ Tát nào được năm pháp này có thể thanh tịnh hoan hỷ địa, được vô lượng an ổn, không sợ hãi.

Này Văn Thù Sư Lợi! Các Đại Bồ Tát có năm pháp có thể thanh tịnh hoan hỷ địa, được vô lượng an ổn, không sợ hãi.

Đó là:

Bồ Tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi bố thí nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi bố thí nên phát khởi tâm an ổn. Bố thí nghĩa là thuyết đúng như pháp đã nghe.

Bồ Tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi ái ngữ nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi ái ngữ nên phát khởi tâm an ổn. Ái ngữ nghĩa là tâm không vì sự ăn uống mà thuyết pháp.

Bồ Tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi lợi ích nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi lợi ích nên phát khởi tâm an ổn. Lợi ích nghĩa là giáo hóa tất cả chúng sanh làm cho họ thọ trì đọc tụng không mệt mỏi.

Bồ Tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi đồng sự nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi đồng sự nên phát khởi tâm an ổn. Đồng sự nghĩa là bố thí làm cho các chúng sanh trụ nơi đại thừa.

Bồ Tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi bồ đề nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi tâm bồ đề nên phát khởi tâm an ổn. Tâm bồ đề nghĩa là làm cho giáo pháp mãi mãi thường trụ, không bị đoạn diệt, nên tâm mong muốn phát tâm tinh tấn và tâm nhiếp thủ, tâm tu hành chân chánh.

Văn Thù Sư Lợi! Đây là năm pháp. Các Đại Bồ Tát nào được năm pháp này có thể thanh tịnh hoan hỷ địa, được vô lượng an ổn, không sợ hãi.

Này Văn Thù Sư Lợi! Các Đại Bồ Tát có năm pháp có thể thanh tịnh hoan hỷ địa, được nhiều an ổn, không sợ hãi.

Đó là:

Bồ Tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi nghĩa vô ngại nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi nghĩa vô ngại nên phát khởi tâm an ổn. Nghĩa vô ngại nghĩa là thâm nhập pháp như thật.

Bồ Tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi pháp vô ngại nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi pháp vô ngại nên phát khởi tâm an ổn. Pháp vô ngại nghĩa là trí thâm nhập tất cả Pháp Phật.

Bồ Tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi từ vô ngại nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi từ vô ngại nên phát khởi tâm an ổn. Từ vô ngại nghĩa là trí thâm nhập tất cả những âm thanh, văn tự.

Bồ Tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi nhạo thuyết vô ngại nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi nhạo thuyết vô ngại nên phát khởi tâm an ổn. Nhạo thuyết vô ngại nghĩa là trí thâm nhập tất cả pháp và phương tiện văn cú khác nhau.

Bồ Tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi trí không chướng ngại nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi trí không chướng ngại nên phát khởi tâm an ổn. Trí không chướng ngại nghĩa là trí thuyết tất cả Pháp Phật không ngừng nghỉ. Giữ một câu pháp tồn tại trong vô biên kiếp để giảng nói mà không phát khởi tâm.

Văn Thù Sư Lợi! Đây là năm pháp. Các Đại Bồ Tát nào được năm pháp này có thể thanh tịnh hoan hỷ địa, được vô lượng an ổn, không sợ hãi.

Này Văn Thù Sư Lợi! Các Đại Bồ Tát có năm pháp có thể thanh tịnh hoan hỷ địa, được vô lượng an ổn, không sợ hãi.

Đó là:

 Bồ Tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi giáo hóa tất cả chúng sanh nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi giáo hóa tất cả chúng sanh nên phát khởi tâm an ổn.

Giáo hóa tất cả chúng sanh nghĩa là có thể nhẫn thọ tất cả những phiền não nhiễm ô của chúng sanh. Phiền não nhiễm ô nghĩa là cả thân và tâm đều bị bức rức khó chịu.

Bồ Tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi không bị những mất mát nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi không bị những mất mát nên phát khởi tâm an ổn. Không bị những mất mát nghĩa là không mất các thiện căn.

Bồ Tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi tâm không tương xúc nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi tâm không tương xúc nên phát khởi tâm an ổn. Tâm không tương xúc nghĩa là không mất các thiện căn.

Bồ Tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi tinh tấn nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi tinh tấn nên phát khởi tâm an ổn. Tinh tấn nghĩa là thành tựu viên mãn các thiện pháp nên viễn ly tất cả pháp bất thiện.

Bồ Tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi tâm từ quán sát các chúng sanh nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi tâm từ quán sát các chúng sanh nên phát khởi tâm an ổn. Tâm từ quán sát các chúng sanh nghĩa là tâm bình đẳng với tất cả các chúng sanh.

Văn Thù Sư Lợi! Đây là năm pháp. Các Đại Bồ Tát nào được năm pháp này có thể thanh tịnh hoan hỷ địa, được vô lượng an ổn, không sợ hãi.

Này Văn Thù Sư Lợi! Các Đại Bồ Tát có năm pháp có thể thanh tịnh hoan hỷ địa, được vô lượng an ổn, không sợ hãi.

Đó là:

Bồ Tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi tâm bất hại nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi tâm bất hại nên phát khởi tâm an ổn. Tâm bất hại nghĩa là che chở tất cả các chúng sanh.

Bồ Tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi tâm viễn ly nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi tâm viễn ly nên phát khởi tâm an ổn. Tâm viễn ly nghĩa là vào tất cả các pháp trong ba đời đều bình đẳng.

Bồ Tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi pháp nhớ nghĩ tâm từ nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi pháp nhớ nghĩ tâm từ nên phát khởi tâm an ổn. Pháp nhớ nghĩ tâm từ nghĩa là không thấy tất cả pháp mà không chấp trước nên không thấy pháp.

Bồ Tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi công đức ban đầu nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi công đức ban đầu nên phát khởi tâm an ổn. Công đức ban đầu nghĩa là không xả bỏ tâm bồ đề. Tùy thuận tất cả hạnh Bồ Tát nghĩa là tâm đại từ bình đẳng bao trùm tất cả chúng sanh.

Hóa giải tất cả tâm tham ganh của họ, xa lìa tất cả những sự phá giới, xa lìa tất cả tâm sân hận, xa lìa tất cả tâm lười biếng, không sống với những tâm tán loạn, xa lìa tất cả tâm ngu si. Có bốn nhiếp pháp để che chở giáo hóa các chúng sanh.

Đối với các chúng sanh đều bằng tâm bình đẳng như mặt đất bao la không nhớ đến tâm Tiểu Thừa hạ liệt, tùy thuận các hạnh lành của tất cả chúng sanh đã làm. Đầy đủ trọn vẹn tâm đại bi, bố thí, giữ giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định và Bát Nhã.

Lãnh hội các pháp vi diệu thù thắng của Chư Phật, học các thiện nghiệp căn bản của bát nhã nên luôn luôn hành hai hạnh trang nghiêm: công đức và trí tuệ.

Bồ Tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi tướng hy hữu nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi tướng hy hữu nên phát khởi tâm an ổn. Tướng hy hữu nghĩa là tất cả pháp có tướng bất nhị, nên đối với tất cả hạnh sanh tướng tự hành.

***