Kinh Đại thừa

Phật Thuyết Kinh Tín Lực Nhập ấn Pháp Môn

PHẬT THUYẾT KINH

TÍN LỰC NHẬP ẤN PHÁP MÔN

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư

Đàm Ma Lưu Chi, Đời Nguyên Ngụy
 

PHẦN NĂM
 

Văn Thù Sư Lợi! Đây là năm pháp. Các Đại Bồ Tát nào được năm pháp này có thể thanh tịnh hoan hỷ địa, được vô lượng an ổn, không sợ hãi.

Này Văn Thù Sư Lợi! Các Đại Bồ Tát có năm pháp có thể thanh tịnh hoan hỷ địa, được vô lượng an ổn, không sợ hãi.

Đó là:

Bồ Tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi nhẫn nhục nhu hòa nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi nhẫn nhục nhu hòa nên phát khởi tâm an ổn. Nhẫn nhục nhu hòa nghĩa là khi bị người khác dùng lời ác khẩu mắng nhiếc và những lời chê bai bất thiện vẫn không sanh tâm sân hận.

Bồ Tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi nhan sắc tươi vui nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi nhan sắc tươi vui nên phát khởi tâm an ổn. Nhan sắc tươi vui nghĩa là không nói lỗi của người khác.

Bồ Tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi tất cả pháp vô sự nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi tất cả pháp vô sự nên phát khởi tâm an ổn. Tất cả pháp vô sự nghĩa là tất cả chỉ là danh từ.

Vì sao?

Vì thể của vô sự chẳng khác thể sự và thể sự chẳng khác thể vô sự. Tức thể sự là vô sự. Trí vô sự nương vào thể sự kia nên tất cả pháp vô sự.

Bồ Tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi pháp Trụ Trì nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi pháp Trụ Trì nên phát khởi tâm an ổn. Pháp Trụ Trì nghĩa là tất cả pháp bất động.

Bồ Tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi pháp nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi pháp nên phát khởi tâm an ổn. Trụ nơi pháp nghĩa là vô sai biệt không y trú.

Văn Thù Sư Lợi! Đây là năm pháp. Các Đại Bồ Tát nào được năm pháp này có thể thanh tịnh hoan hỷ địa, được vô lượng an ổn, không sợ hãi.

Này Văn Thù Sư Lợi! Các Đại Bồ Tát có năm pháp có thể thanh tịnh hoan hỷ địa, được vô lượng an ổn, không sợ hãi.

Đó là:

Bồ Tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi nhập phi trí tuệ đoạn phiền não và phi bất trí tuệ đoạn phiền não nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi nhập phi trí tuệ đoạn phiền não và phi bất trí tuệ đoạn phiền não nên phát khởi tâm an ổn.

Nhập phi trí tuệ đoạn phiền não và phi bất trí tuệ đoạn phiền não nghĩa là thể của trí tuệ tức thể của phiền não.

Vì sao?

Vì thể trí tuệ chẳng khác thể phiền não và thể phiền não chẳng khác thể trí tuệ. Tức thể trí tuệ là thể phiền não, tức thể phiền não là thể trí tuệ. Do nghĩa này, chẳng phải trí tuệ có thể đoạn được phiền não.

Ví như đầu ngón tay không thể tự xúc chạm được. Đây cũng như vậy, chẳng phải trí tuệ có thể đoạn được phiền não.

Bồ Tát phát tâm thế này: Ta đã trụ vào Như Lai chẳng thường, chẳng bất thường nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ vào Như Lai chẳng thường, chẳng bất thường nên phát khởi tâm an ổn. Nhập Như Lai chẳng thường, chẳng bất thường nghĩa là không chấp tướng thể.

Bồ Tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nhập trí bất tư nghì của Như Lai nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nhập trí bất tư nghì của Như Lai nên phát khởi tâm an ổn. Nhập trí bất tư nghì của Như Lai nghĩa là tùy tâm chúng sanh có thể hóa độ thế nào thì thuyết pháp như vậy chứ không thể nói hơn.

Bồ Tát phát tâm thế này: Ta đã trụ vào vô sắc tướng nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ vào vô sắc tướng nên phát khởi tâm an ổn.

Vì sao?

Vì thể vô sắc tướng chẳng khác thể sắc tướng và thể sắc tướng chẳng khác thể vô sắc tướng. Tức thể sắc tướng là vô sắc tướng, nương vào thể sắc tướng và trí vô sắc tướng kia nên tất cả pháp vô sắc tướng.

Bồ Tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi phương tiện nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi phương tiện nên phát khởi tâm an ổn. Phương tiện nghĩa là tiếp nhận tất cả pháp.

Văn Thù Sư Lợi! Đây là năm pháp. Các Đại Bồ Tát nào được năm pháp này có thể thanh tịnh hoan hỷ địa, được vô lượng an ổn, không sợ hãi.

Này Văn Thù Sư Lợi! Các Đại Bồ Tát có năm pháp có thể thanh tịnh hoan hỷ địa, được vô lượng an ổn, không sợ hãi.

Đó là:

Bồ Tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi công đức không cùng tận nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi công đức không cùng nên phát khởi tâm an ổn. Công đức không cùng tận nghĩa là đem các thiện căn hướng về giác ngộ.

Bồ Tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi trí công đức nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi trí công đức nên phát khởi tâm an ổn. Trí công đức nghĩa là tin tất cả pháp là không.

Bồ Tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi pháp bát nhã căn bản thiện nghiệp nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi pháp bát nhã căn bản thiện nghiệp nên phát khởi tâm an ổn.

pháp bát nhã căn bản thiện nghiệp nghĩa là tự thân trụ nơi bạch pháp. Pháp bát nhã căn bản thiện nghiệp nghĩa là làm cho người khác trụ nơi bạch pháp bát nhã.

Bồ Tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi tam muội nên sanh tâm n ổn, làm cho người khác trụ nơi tam muội nên phát khởi tâm an ổn. Tam muội nghĩa là thiền định vắng lặng tam muội.

Bồ Tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi tâm viên mãn nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi tâm viên mãn nên phát khởi tâm an ổn. Tâm viên mãn nghĩa là nhập vào tất cả các việc làm.

Văn Thù Sư Lợi! Đây là năm pháp. Các Đại Bồ Tát nào được năm pháp này có thể thanh tịnh hoan hỷ địa, được vô lượng an ổn, không sợ hãi.

Này Văn Thù Sư Lợi! Các Đại Bồ Tát có năm pháp có thể thanh tịnh hoan hỷ địa, được vô lượng công đức không sợ hãi.

Đó là:

Bồ Tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi trí trung đạo nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi trí trung đạo nên phát khởi tâm an ổn. Trí trung đạo nghĩa là trí cứu cánh thanh tịnh.

Vì sao?

Vì thể trung đạo chẳng khác thể một bên và thể một bên chẳng khác thể trung đạo, tức thể một bên là thể trung đạo.

Bồ Tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi tất cả pháp vô thường nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi tất cả pháp vô thường nên phát khởi tâm an ổn. Tất cả pháp vô thường nghĩa là các pháp có giữa, có bên ngoài, thế nên các pháp có giữa, có bên ngoài.

Vì sao?

Vì thể hữu vi không khác thể có giữa có bên ngoài và thể có giữa có bên ngoài không khác thể hữu vi. Thể hữu vi không khác thể có giữa có bên ngoài.

Bồ Tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi tất cả pháp là thường nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi tất cả pháp là thường nên phát khởi tâm an ổn. Tất cả pháp là thường nghĩa là các pháp không giữa không ngoài, cho nên các pháp không giữa không ngoài.

Vì sao?

Vì thể vô vi không khác thể không giữa không ngoài. Thể không giữa không ngoài chẳng khác thể vô vi. Thể vô vi chẳng khác thể không giữa không ngoài. Không giữa không ngoài nghĩa là luôn luôn tịnh, không thay đổi.

Bồ Tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi thù thắng cúng dường Phật nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi thù thắng cúng dường Phật nên phát khởi tâm an ổn. Thù thắng cúng dường Phật nghĩa là cúng dường Phật hiện tại, tin giáo pháp đại thừa.

Các Bồ Tát khéo cung kính cúng dường, thỉnh hỏi, luận bàn, nghe pháp và các thực phẩm, ngọa cụ… dâng cúng, cấp cho tùy theo khả năng, sức lực, làm cho họ trụ nơi đại thừa.

Bồ Tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi tất cả pháp vô vi nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi tất cả pháp vô vi nên phát khởi tâm an ổn. Tất cả pháp vô vi nghĩa là khái niệm hữu vi vậy.

Vì sao?

Vì thể vô vi chẳng khác thể hữu vi, thể hữu vi chẳng khác thể vô vi. Tức thể hữu vi là vô vi, nương vào thể hữu vi và trí vô vi nên tất cả pháp vô vi.

Văn Thù Sư Lợi! Đây là năm pháp. Các Đại Bồ Tát nào được năm pháp này có thể thanh tịnh hoan hỷ địa, được vô lượng an ổn, không sợ hãi.

Này Văn Thù Sư Lợi! Các Đại Bồ Tát có năm pháp có thể thanh tịnh hoan hỷ địa, được vô lượng công đức không sợ hãi.

Đó là:

Bồ Tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi khó thấy tất cả pháp nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi khó thấy tất cả pháp nên phát khởi tâm an ổn. Khó thấy tất cả pháp nghĩa là thể nhân duyên của tất cả pháp.

Bồ Tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi khó biết tất cả pháp nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi khó biết tất cả pháp nên phát khởi tâm an ổn. Khó biết tất cả pháp nghĩa là quán tâm niệm không thật thể.

Bồ Tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi khó hiểu tất cả pháp nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi khó hiểu tất cả pháp nên phát khởi tâm an ổn. Khó hiểu tất cả pháp nghĩa là hiểu tất cả pháp theo sự hiểu biết bình đẳng.

Bồ Tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi không vẩn đục tất cả pháp nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi không vẩn đục tất cả pháp nên phát khởi tâm an ổn. Không vẩn đục tất cả pháp nghĩa là thường thanh tịnh vậy.

Bồ Tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi tất cả pháp không cùng tận nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi tất cả pháp không cùng tận nên phát khởi tâm an ổn. Tất cả pháp không cùng tận nghĩa là không có th thí dụ.

Văn Thù Sư Lợi! Đây là năm pháp. Các Đại Bồ Tát nào được năm pháp này có thể thanh tịnh hoan hỷ địa, được vô lượng an ổn, không sợ hãi.

Này Văn Thù Sư Lợi! Các Đại Bồ Tát có năm pháp có thể thanh tịnh hoan hỷ địa, được vô lượng an ổn, không sợ hãi.

Đó là:

Bồ Tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi tất cả pháp không hoại diệt nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi tất cả pháp không hoại diệt nên phát khởi tâm an ổn. Tất cả pháp không hoại diệt nghĩa là nhập các pháp bình đẳng ba đời. Vì tất cả pháp không xa lìa pháp nên pháp không sai biệt.

Bồ Tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi Bốn Thánh đế không sai biệt nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi Bốn Thánh đế không sai biệt nên phát khởi tâm an ổn. Bốn Thánh đế không sai biệt nghĩa là bốn Thánh đế không sai biệt. Còn gọi Bốn Thánh đế không sai biệt bởi vì thường thanh tịnh.

Bồ Tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi vô minh duyên hành không sai biệt nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi vô minh duyên hành không sai biệt nên phát khởi tâm an ổn. Vô minh duyên hành không sai biệt nghĩa là vô minh tức là duyên hành.

Vì sao?

Vì chẳng phải nhân vô minh nên có duyên hành. Nếu chẳng phải nhân vô minh mà có duyên hành thì phải không có nhân mà có các hành. Do nghĩa này mà chẳng phải nhân vô minh mà có các hành quả. Như vậy, nghĩa nhân quả thành vì do bản lai thanh tịnh.

Bồ Tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi tất cả pháp thường nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi tất cả pháp thường nên phát khởi tâm an ổn. Tất cả pháp thường nghĩa là thể vô thường tức là thể thường.

Vì sao?

Vì thể thường chẳng khác thể vô thường, thể vô thường chẳng khác thể thường, tức thể vô thường là thể thường.

Bồ Tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi Như Lai không sanh không diệt nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi Như Lai không sanh không diệt nên phát khởi tâm an ổn.

Như Lai không sanh không diệt nghĩa là vì không có pháp đối trị. Ví như hư không không sanh không diệt, vì hư không không ở giữa, không có bờ bến.

Nhưng dựa vào nhân quán sát mà thấy có thượng trung hạ, đây là hư không của lỗ kim, đây là hư không của lỗ bình, đây là hư không của lỗ vô lượng. Nhưng hư không không có thượng trung hạ, vì nó không sanh không diệt, vô phân biệt.

Hư Không tự nhiên vô phân biệt. Tất cả những sự kiện như vậy thấy hiện tiền vì không tương ứng cùng pháp.

Văn Thù Sư Lợi! Như thế Như Lai Ứng Chánh Biến Tri không sanh, không diệt, không chính giữa, không bên ngoài mà nương vào tất cả chúng sanh thấy có thượng trung hạ, dựa vào tâm không chính giữa, không bên ngoài mà thấy các sự kiện như vậy.

Đây là Thanh Văn Thừa và đây là Phật Thừa. Tất cả chúng sanh có thể thọ, có thể dụng, nhưng Như Lai không phân biệt, lìa phân biệt và tự nhiên vô phân biệt. Những sự tạo tác như vậy do không tương ưng cùng pháp.

Văn Thù Sư Lợi! Ví như ánh sáng mặt Trời nương vào trú xứ mà trông thấy có nhiều hình ảnh khác nhau, nhưng ánh sáng mặt Trời không phân biệt và xa lìa sự phân biệt, vì không tương ưng cùng pháp.

Văn Thù Sư Lợi! Thế nên Như Lai Ứng Chánh Biến Tri nương vào tâm chúng sanh quán thấy vô số trí sai biệt, nhưng Như Lai không phân biệt và xa lìa sự phân biệt mà tự nhiên không phân biệt. Hiện thấy tất cả những sự kiện như vậy vì không tương ưng cùng pháp và không có các thừa cho đến đại thừa.

Văn Thù Sư Lợi! Đây là năm pháp. Các Đại Bồ Tát nào được năm pháp này có thể thanh tịnh hoan hỷ địa và được vô lượng an ổn, không sợ hãi.

Này Văn Thù Sư Lợi! Các Đại Bồ Tát có năm pháp có thể thanh tịnh hoan hỷ địa, được vô lượng công đức không sợ hãi.

Đó là:

Bồ Tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi xa lìa các phiền não vì tất cả chúng sanh nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi xa lìa các phiền não vì tất cả chúng sanh nên phát khởi tâm an ổn. Xa lìa các phiền não vì tất cả chúng sanh nghĩa là pháp Môn sáng suốt khắp thân tâm.

Bồ Tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi bát nhã môn nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi bát nhã môn nên phát khởi tâm an ổn. Bát nhã môn nghĩa là tên của bốn pháp, đó là: tín, bất phóng dật, trực tâm và tăng thượng tâm.

Các Bồ Tát được thành tựu pháp minh môn bát nhã và nương vào pháp minh môn bát nhã nên các Đại Bồ Tát xa lìa những con đường ác.

Bồ Tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi trí minh môn bát nhã nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi trí minh môn bát nhã nên phát khởi tâm an ổn.

Trí minh môn bát nhã là tên của bốn pháp, đó là: Công đức, tín không, giải thoát, làm cho chúng sanh trụ nơi tâm bồ đề.

Các Bồ Tát… được thành tựu trí minh môn bát nhã, nương vào trí minh môn đó, các Đại Bồ Tát đoạn trừ các nghiệp ma.

Bồ Tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi tâm bố thí không cùng tận, tu hành bát nhã nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi tâm bố thí không cùng tận tu hành bát nhã nên phát khởi tâm an ổn.

Tâm bố thí không cùng tận tu hành bát nhã nghĩa là có thể giáo hóa chúng sanh thành tựu không còn tâm lý tham lam ganh ghét.

Bồ Tát phát tâm thế này: Ta đã trụ nơi tâm giới không cùng tận tu hành bát nhã nên sanh tâm an ổn, làm cho người khác trụ nơi tâm giới không cùng tận tu hành bát nhã nên phát khởi tâm an ổn.

Tâm giới không cùng tận tu hành bát nhã nghĩa là giáo hóa chúng sanh phá giới, làm cho họ được thanh tịnh.

Văn Thù Sư Lợi! Đây là năm pháp. Các Đại Bồ Tát nào được năm pháp này có thể thanh tịnh hoan hỷ địa, được vô lượng công đức.

***