Kinh Đại thừa
Bộ Bát Nhã
PHẬT THUYẾT KINH
TINH YẾU ĐẾ THÍCH BÁT NHÃ
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư
Thi Hộ, Đời Tống
Tôi nghe như vậy!
Một thuở nọ Đức Phật ở trong núi Thứu Phong, thuộc thành Vương Xá và có vô số chúng Đại Tỳ Kheo, lại có mười câu chi Đại Bồ Tát tướng đồng tử.
Bấy giờ, Đức Thế Tôn bảo Thiên Chủ Đế Thích: Này Kiều Thi Ca! Bát nhã Ba la mật này nghĩa lý nó rất sâu xa, chẳng phải một, chẳng phải khác, chẳng phải tướng, chẳng phải vô tướng, chẳng nắm bắt, chẳng buông bỏ, chẳng tăng, chẳng giảm, chẳng có phiền não, chẳng phải xả bỏ.
Chẳng phải không xả bỏ, chẳng trụ, chẳng phải không trụ, chẳng tương ưng, chẳng phải không tương ưng, chẳng phiền não, chẳng phải không phiền não, chẳng duyên, chẳng phải không duyên, chẳng thật, chẳng phải không thật.
Chẳng phải pháp, chẳng phải không pháp, chẳng có chỗ quay về, chẳng phải không có chỗ quay về, chẳng thật tế, chẳng phải không thật tế.
Này Kiều Thi Ca! Như vậy:
Tất cả pháp bình đẳng, bát nhã Ba la mật cũng bình đẳng.
Tất cả pháp tịch tịnh, bát nhã Ba la mật cũng tịch tịnh.
Tất cả pháp bất động, bát nhã Ba la mật cũng bất động.
Tất cả pháp phân biệt, bát nhã Ba la mật cũng phân biệt.
Tất cả pháp sợ sệt, bát nhã Ba la mật cũng sợ sệt.
Tất cả pháp biết rõ, bát nhã Ba la mật cũng biết rõ.
Tất cả pháp một vị, bát nhã Ba la mật cũng một vị.
Tất cả pháp bất sanh, bát nhã Ba la mật cũng bất sanh.
Tất cả pháp bất diệt, bát nhã Ba la mật cũng bất diệt.
Tất cả pháp là hư không vọng tưởng, bát nhã Ba la mật cũng hư không vọng tưởng. Sắc vô biên, bát nhã Ba la mật cũng vô biên.
Như vậy thọ tưởng hành thức vô biên, bát nhã Ba la mật cũng vô biên. Địa giới vô biên, bát nhã Ba la mật cũng vô biên.
Như vậy, thủy giới, hỏa giới, phong giới, không giới, thức giới vô biên, bát nhã Ba la mật cũng vô biên. Kim Cang bình đẳng, bát nhã Ba la mật cũng bình đẳng.
Tất cả pháp không hư hoại, bát nhã Ba la mật cũng không hư hoại.
Tất cả pháp tánh không thể đắc, bát nhã Ba la mật cũng không thể đắc.
Tất cả pháp tánh bình đẳng, bát nhã Ba la mật cũng bình đẳng.
Tất cả pháp vô tánh, bát nhã Ba la mật cũng vô tánh.
Tất cả pháp không nghĩ bàn, bát nhã Ba la mật cũng không nghĩ bàn.
Như vậy bố thí Ba la mật, trì giới Ba la mật, nhẫn nhục Ba la mật, tinh tấn Ba la mật, thiền định Ba la mật, phương tiện Ba la mật, nguyện Ba la mật, lực Ba la mật, trí Ba la mật cũng không thể nghĩ bàn. Ba nghiệp thanh tịnh, bát nhã Ba la mật cũng thanh tịnh. Như vậy, bát nhã Ba la mật nghĩa lý nó vô biên.
Lại nữa, này Kiều Thi Ca! Tất cả có mười tám không, mười tám không ấy là gì?
Là nội không, ngoại không, nội ngoại không, không không, đại không, thắng nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, vô tế không, vô biến dị không, vô thỉ không. Bổn tánh không, tự tướng không, vô tướng không, vô tánh không, tự tánh không, vô tánh tự tánh không, tất cả pháp không.
Tụng viết: Như sao, như loa đèn mộng huyễn và bọt sương.
Như điện và như mây
Cần phải quán như vậy
Bát nhã Ba la mật
Ta lược nói như vậy:
Không sanh cũng không diệt
Không đoạn cũng không thường
Nghĩa chẳng một, chẳng nhiều
Chẳng đến cũng chẳng đi
Như vậy mười hai duyên
Diệt trừ để tịch tịnh
Bậc Chánh Đẳng Giác nói
Kính tin bậc vô thượng
Quy y mười phương Phật
Quá, hiện và vị lai
Tam Bảo: Ba la mật
Biển công đức vô lượng
Cúng dường Chư Như Lai
Đại minh chân bí mật.
Chân ngôn nói:
Đát nhĩ dã bát nghê bát ra nghê ma hạ bát ra, nghê bát ra, nghê phược bà, tế bát ra, nghê lỗ ca ca rị, a nghê dã vĩ đà ma nhĩ, tất đề tô tất đề tất, bột đổ hàm ngạ phược đế tất rị bột ngạ tốn na rị bạt ngật đế vấn bà khang bát phược, bà rị đa hạ tất đế tam ma bà phược ba ca rị tất bột tất bột một bột một bột kiếm ba kiếm ba tả ra tả ra ra, phược ra phược ra nga sa a nga sa ba nga phược đế ma vĩ ra Sa Bà phược hạ.
Nẳng mồ đạt lý mồ nại nga đa tả mạo địa tát đỏa tả ma hạ tát đỏa tả ma ha ca lỗ ni ca tả nẳng mồ bà na bát ra, lỗ nhĩ đát tả mạo địa tát đỏa tả ma ha tát đỏa tả ma hạ, ca lỗ ni ca tả nẳng mồ bát na, nghê dã ba ra nhĩ đa, duệ đát nhĩ dã, tha mâu nhĩ đạt lí nhĩ, tăng nga ra hạ đạt lí nhĩ a nổ nga ra, hạ đạt lí nhĩ vĩ mục ngật đa đạt lí nhĩ tát đỏa nổ nga ra hạ đạt lí nhĩ phệ thất ra phược noa đạt lý nhĩ, tam mãn đa nộ ba lí phược lý đa, nẳng đạt lí nhĩ ngu noa nga ra hạ tăng nga ra.
Hạ đạt lí, tát lí phược đát ra, nổ nga đa đạt lí nhĩ, tát lý phược, ca la ba lí bát ra ba, noa đạt lý nhĩ sa phược hạ bát la nghê dã, ba ra nhĩ đa, duệ đát nhĩ dã tha a khiếp nhĩ nẳng khiếp, nhĩ a khiếp nẳng nhĩ khiếp nhĩ a phược la vẫn đà nhĩ bán na nhĩ bán na nhĩ bát nại lí sa phược hạ.
Nẳng mồ bát ra nghê dã ba ra nhĩ đa duệ đát nhĩ dã tha ngang nga ngang nga nẳng đế ra ngang nga nẳng đế nẳng phược bà sa ngang nga bà phược hạ.
Nẳng mồ bát ra nghê dã, ba phược nhĩ đa, duệ đát nhĩ dã tha thất lị duệ thất lị duệ mâu nhĩ thất lị duệ mâu nhĩ thất lị dã tế bà phược hạ, bát ra nghê dã ba ra nhĩ đa, duệ đát nhĩ dã tha án phược ra vị khang bà phược hạ.
Nẳng mồ bát ra nghê dã, ba ra nhĩ đa duệ đát nhĩ dã tha án hột lăng thất lăng đặt lăng thất lỗ đế đạt lị đế bà mật nga đế vĩ duệ thứ bà phược hạ.
Nẳng mồ bát ra nghê dã ba ra nhĩ đa duệ tát nhĩ dã tha xoa phược lị xoa phược lị ma hạ xoa phược lí độ lỗ độ lỗ ma hạ độ lỗ bà phược hạ.
Nẳng mồ bát ra nghê dã ba ra nhĩ đa duệ đát nhĩ dã tha hổ đế hổ đế đa thiết nhĩ tát lị phược ca lị ma phược ca nô nhĩ bà phược hạ.
Nẳng mồ bát ra nghê dã ba phược nhĩ đa duệ đát nhĩ dã tha án a lỗ lê ca bà phược hạ. Nẳng mồ bát ra nghê dã ba ra nhĩ đa duệ đát nhĩ dã tha, án tát lị phược vĩ đỗ bà phược hạ.
Nẳng mồ bát ra nghê dã ba ra nhĩ đa duệ đát nhĩ dã tha nga đế nga đế ba lãm nga đế ba đế ra lỗ tăng nga đế mạo địa bà phược hạ.
Sau khi Đức Phật nói Kinh này xong, Đế Thích Thiên Chủ và các Bồ Tát, Trời, Người, Càn Thát Bà, A Tu La v.v… tất cả đại chúng nghe Phật nói vậy đều rất vui mừng và tín thọ phụng hành.
***