Kinh Đại thừa

Phật Thuyết Kinh Tô Tất địa Yết La

PHẬT THUYẾT

KINH TÔ TẤT ĐỊA YẾT LA

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư

Du Ba Ca La, Đời Đường
 

PHẨM BẢY

PHẨM TRÌ GIỚI
 

Lại nữa, ta nay rộng nói pháp tắc chế trì chân ngôn, nếu người y theo giới này thì không bao lâu sẽ đặng thành tựu. Nếu người có trí thọ trì các chân ngôn, trước phải đoạn lòng sân, cho đến tà thần cũng không sanh lòng giận.

Lại nữa đối với loài khác thọ trì chân ngôn này cũng không ôm lòng sân, đối với các chân ngôkhông nên để ý, cho đến công đức và pháp tắc mà phân biệt. Phải đối với pháp tắc các chân ngôđều tâm sanh kính trọng, đối với những người ác lại phải khéo giữ gìn.

Tại sao vậy?

Vì hay chướng ngại đại sự và làm người khác ôm lòng nghi. Nơi chỗ vị A Xà Lê dù có thấy lỗi lầm, đối với ba nghiệp của mình còn không sanh lòng kiêu mạn, miệng không nói những chuyện phải trái của tâm, ý không tưởng phân biệt tội lỗi.

Dù có lỗi lầm còn không bàn nói, huống là y theo pháp ư?

Dù có kẻ ôm lòng ác, thì rốt cuộc trọn không hại mình được. Khi chính mình thọ trì pháp chân ngôn, không được buộc người khác thọ trì Pháp Minh Vương. Nếu mình sinh lòng tổn hại và khổ ngặt trị phạt, cũng không được làm pháp hàng phục.

Nếu chưa từng trải ở nơi vị A Xà Lê mà thọ trì chân ngôn đó, thì chẳng nên trao cho người kia mà thọ trì. Đối với ngôi Tam Bảo không sanh lòng cung kính, lại cho ngoại đạo là phải, thì dù ở chỗ A Xà Lê thọ được pháp chân ngôn, sau rồi thối mất bổn tâm, cũng không nên trao cho họ đến ấn quyết của tay và các chân ngôn với những pháp công năng và pháp Phổ Hạnh, đều không nên trao cho.

Vị đó chưa từng trải qua thời gian thọ trì pháp Mạn Trà La lâu dài thì cũng không truyền trao. Không nên chọc ghẹo tất cả loài hữu tình có hai chân, cho đến loài nhiều chân cũng đều như thế.

Lại nữa, chẳng nên đùa cợt qua các Địa Ấn, nghĩa là:

Chùy luân, bổng, xử, loa, bạt chiết la v.v… cho đến dây quyến sách tạo thành đều không được vứt bỏ. 

Các thứ khác như: Cỏ thuốc, gốc cây nhánh lá, nhẫn đến trái cây có hột cũng không nên vất bỏ nơi chốn bất tịnh.

Nếu người ưa thành tựu pháp chân ngôn, nên y theo pháp chế, chẳng nên cật nạn chánh nghĩa của đại thừa.

Nếu nghe hàng Bồ Tát tu sâu mầu ít có, công hạnh không thể nghĩ bàn, phải sanh lòng tin chắc chắn, không ôm lòng nghi. Người trì tụng chân ngôn chẳng đặng trao cho người khác chỉ riêng người thọ trì đọc tụng mới cùng nhau thí nghiệm.

Nếu duyên lỗi nhỏ, chẳng nên làm pháp hàng phục, người nào ưa thành tựu không nên ca vịnh điều nhịp giỡn mất chữ…

Lại vì cớ trang nghiêm thân, không nên ướp thoa và đeo tràng hoa, không nên vừa nhảy múa mà đi, cũng không đặng trong sông lội giỡn.

Sơ lược mà nói, thân nghiệp các sự cười cợt đều không nên làm, khẩu nghiệp, việc bất thiện không nên nói, nghĩa là những lời nói thêu dệt, dối trá, lời nói tâm nhiễm ô, lời nói ly gián sự hòa hợp, ác khẩu mắng nhiếc. Chỗ làm đối đáp, không mượn nhiều lời luận đàm vô ích, cũng trọn không tập học.

Lại cũng không cùng ngoại đạo, cho đến những hạng Chiên Đà La hạng người bần tiện, hèn hạ ở Ấn Độ nói chuyện luận đàm và chung ở với họ, chỉ trừ đồng bạn.

Đương khi tụng niệm, dù cho đồng bạn mình cũng không nói chuyện với nhau. Ngồi ra thọ trì đọc tụng khác thời, nếu chẳng phải chỗ cần dùng thì không cùng bạn nói chuyện.

Cũng không dùng dầu xoa thân, không ăn những chất ngũ vị tân như hành, hẹ, tỏi, củ kiệu, dầu Du Ma, dầu gai và rượu và tất cả những vật như rau hôi tanh, bột gạo, bột đậu, bột bánh, cận tất đậu và bánh Du Ma mà làm những món ăn thành cục thành viên, chúng đều không nên ăn.

Tất cả đồ ăn mà loài Tỳ Na Dạ Ca ưa thích, và những món ăn đã cúng dường cũng không nên ăn. Như Du Ma, gạo tẻ, đâu, cháo và loài cháo sửa trọn không được ăn. Lại không được ngồi trên những cỗ xe lớn mà quất ngựa. Những món đã vất bỏ và bị ăn trước đều không đặng ăn.

Lại tất cả đồ trang cụ nghiêm thân như gương soi, hoa đẹp và phấn thuốc, dù lọng v.v… nếu không việc nhân duyên không được lấy tay cầm chân mang.

Khi gần bên vũng nước chỗ đại tiểu tiện hoặc khi đại tiểu tiện thì không được dùng tay cầm lấy món ăn để ăn. Cũng không món để trong chùy đồng. Lá cây không héo thì mới ăn.

Cũng không nằm giường lớn nhỏ, hẹp dài, cũng không cùng đồng bạn ngủ chung. Khi muốn nằm thì phải an tâm vắng lặng thanh tịnh mà nằm, suy nghĩ trí huệ, không nằm úp mặt cũng không nằm ngửa, phải nằm như Sư Tử Vương tức phải nằm hông xoay về bên phải.

Đương khi nằm không được mở mắt mà ngủ. Hằng ngày không được quá ngọ rồi lại ăn, nhịn ăn, ăn nhiều. Đồ ăn có nghi ngại không nên ăn. Tất cả việc chơi giỡn, ở chỗ đông người tụ tập, cho đến người nữ đều không đặng xem ngó. Khi nhận lãnh nhà cửa tốt đẹp, các món ăn uống ngon của thân, khẩu, ý đều không nên tham đắm.

Khi phải thọ lãnh nhà cửa xấu và các món ăn uống dở cũng không nên bỏ. Lại không đặng mặc áo màu mè, áo cũ rách, áo nhơ bẩn. Khi tụng niệm phải mặc áo trong.

Không đăng hạ mình mà nói rằng: Tôi nhiều lỗi lầm, thì không do đâu thành tựu Tất Địa. Lại nữa do nghiệp đời trước, nên nay thân mắc bệnh tật, trọn không trái bỏ công hạnh tu trì. Khi ở bên chỗ vị A Xà Lê niệm tụng chân ngôn, hằng không thôi bỏ.

Hoặc ở trong mộng hoặc ở trong hư không nghe tiếng bảo rằng: Ngươi không nên thọ trì chân ngônày dù thường nghe như vậy, cũng không thối bỏ, lại không giận kia.

Tại sao vậy?

Đó là ma sự xưa cũ của ta, cần phải tinh tấn, không nên lui nghỉ. Tâm không nghĩ các ác cảnh phan duyên, buông thả các căn, tâm luôn giữ gìn thanh tịnh mà niệm tụng vậy.

Khi việc lớn mong cầu đã thành tựu rồi, tự mình đã thọ trì chân ngôn thì không nên nhiếp phục loài quỷ mị vọng lượng, cũng không cần nó ủng hộ mình và người khác, cũng không cứu nạn và cấm các độc hại, vì thật chẳng phải là chỗ thọ trì chân ngôn.

Chỗ ứng dụng của tất cả chân ngôn đều không được đem ra làm thí nghiệm để tranh đua nhau. Nếu muốn cầu Tất Địa cần phải ba thời trì tụng, ba thời tẩy tịnh. Khi tẩy tịnh chẳng phải chỉ cần nước không mà cần phải hòa với nước chân ngôn mà tẩy tịnh đó.

Thủy chân ngôn rằng:

Úm hồng hạ nẵng phạ nhựt lị phạ nhựt nghi nĩnh hạ.

Khi tắm rửa, phải dùng đất sạch xà phòng thoa rửa khắp thân, gia trì bảy biến chân ngôn sau đây:

Thổ chân ngôn rằng:

Úm phạ nhựt ra hạ ra hồng.

Trong đất và nước có nhiều loài làm chướng ngại như Tỳ Na Dạ Ca, nên trước phải đuổi đi, vậy sau mới dùng chân ngôn này mà xua đuổi.

Chân Ngôn trừ chướng trong nước và đất rằng:

Nẵng mồ phạ nhật ra … dã hồng hạ nẵng độ nẵng,

Mãng ta vĩ đặc mông sa dú thá ra dã phấn tra.

Lại nữa, lấy nước trước dùng tay quậy, sau tụng chân ngôn, xong rồi dùng tắm rửa.

Chân ngôn tắm rửa rằng:

Nẵng mồ ra đát nẵng đát ra dạ dã na mãng thất chiến.

Noa phạ nhật ra bả nỉnh duệ ma ha dược khất sa tế.

Nẵng bát đa duệ na mồ năng.

Khi tắm rửa không được nói chuyện, đang khi tắm rửa chưa xong, thường cần phải tâm niệm những tâm chân ngôn sau đây.

Chân ngôn khi tắm rằng:

Úm ám một đế hồng phấn tra.

Tắm rửa đã xong, phải dùng hai tay bưng một bụm nước dùng tâm chân ngôn trước kia gia trì vào, tụng bảy biến, lấy nước đó rửa trên đỉnh đầu, như thế ba lần. Nên kết tóc trên đỉnh lại, tụng chân ngôn bảy lần rồi thành búi tóc trên đảnh. Nếu là người xuất gia, dùng bàn tay mặt làm thành nắm tay, để trên đảnh, số biến như trước đồng kết đảnh phát.

Đảnh phát chân ngôn rằng:

Úm tô Tất Địa yết lị sa ha.

Kế đến phải rửa tay, lấy nước súc miệng ba lần, vậy sẽ?

Tự tắm Đức Bổn Tôn, dùng Bổn Tôn chân ngôn tụng bảy biến.

Tụng chân ngôn súc miệng, khắp năm chỗ trong thân rằng:

Úm chỉ lý chỉ lỵ phạ nhật ra hồng phấn tra.

Tắm rửa xong rồi, phải tưởng tắm Đức Bổn Tôn. Lại ngay nơi đó, phải trì tụng chân ngôn, tùy tụng nhiều hay ít, song ở chỗ đầu tiên hay qua tới chỗ khác thì cũng thường niệm tụng ở chỗ đó. Cho đến chỗ chưa tới hay là đã tới rồi.

Cũng không ôm lòng tham sân, phải tùy thuận các cảnh, thân tâm thanh tịnh, kính tưởng Đức Bổn Tôn, mà từ từ tiến đến chỗ kiên trì cấm giới như trước đã chế. Phải giữ gìn không quên, dẫu đến chốn khác cũng nên như pháp làm các sự nghiệp.

Khi niệm tụng cần phải tác pháp Mạn Đà La.

Thường khi niệm tụng đã mệt mỏi rồi, phải nên chuyên học Kinh Điển Đại Thừa, hoặc lập ra nhiều việc thiện khác, thường không bỏ quên.

Cần phải ba thời quy y Tam Bảo, ba thời sám hối các nghiệp tội khác, ba thời phát Bồ Đề tâm. Nếu được như thế sẽ đặng thành tựu. Phải ba thời phát nguyện, nguyện thành tựu các việc thù thắng vì trừ tội nghiệp vậy.

Nên phải y giáo pháp làm các việc lành, thường hành huệ thí, đủ tâm đại từ bi, đối với giáo pháp không sanh lòng keo lẫn. 

Thường ôm lòng nhẫn nhục, tinh tấn không lui, tín tâm bền chắc, quy hướng Tam Bảo, trong tâm luôn nghĩ sáu niệm, Kinh Điển được nghe thì suy tư chắc chắn nghĩa lý, thường cần chuyên đọc tụng công đức chân ngôn và cúng dường Kinh Pháp chân ngôn, khéo y vẽ họa các Mạn Trà La mầu nhiệm.

Cần phải nhập Mạn Trà La và phát nguyện. Ban đầu muốn dắt dẫn những vị Tỳ Kheo nhập Mạn Trà La thì cần phải có lòng tin bền chắc.

Các Tỳ Kheo Ni, Ưu Bà Tắc, Ưu Bà Di cũng tùy theo thứ lớp đó mà vào Mạn Trà La. Hết thảy cần phải có tâm Bồ Đề kiên cố quyết định, tâm chính kiến.

Vào Mạn Trà La rồi thì mới trao cho tay kiết ấn pháp với chân ngôn Pháp Tắc. Cũng nên nói rộng ra tất cả những chân ngôn Pháp Tắc hoặc mười bốn ngày hoặc một tháng tám ngày, nhẫn đến trọn tháng.

Hoặc mười một ngày hoặc mười năm ngày, những ngày như thế càng thêm cúng dường hoặc thọ trì đọc tụng và làm pháp Hộ Ma, gia trì cấm giới, thường phải nhớ nghĩ, các việc làm thêm gấp bội, pháp chân ngôn mới mau thành tựu.

Khi làm pháp Hộ Ma, thường cần phải lấy tay cầm Bạt Chiết La, tụng chân ngôn đó trải qua một ngàn biến hoặc một trăm biến.

Khi những việc bày biện xong rồi, tụng Kim Cang chân ngôsau:

Kim Cang chân ngôn rằng:

Úm độ nẵng phạ nhật ra hạ.

Các việc Kim Cang ứng dụng nên dùng các cây đã thiêu cúng Thiên Hỏa thần, hoặc cây khổ luyện, hoặc lấy khúc cây Thiêu Tử thi còn dư, hoặc dùng Bạch Đàn, hoặc cây Tử Đàn, tùy ý lấy một cây làm Bạt Chiết La, khi làm phải có ba đầu nhọn.

Khi Hộ Ma, khi niệm tụng phải dùng tay trái mà cầm nắm, thì hay thành tựu các việc, cho nên gọi là Bạt Chiết La. Nếu là người trì Kim Cang này, tất cả loài quỷ Tỳ Na Dạ Ca và những kẻ làm chướng khác thảy đều run sợ chạy trốn tản mác rồi bỏ đi.

Dùng hương Tử Chiên Đàn mà thoa Kim Cang Bạt Chiết La đó để trước Đức Bổn Tôn, lại dùng chân ngôn như trước đã nói trì tụng, hoa hương cúng dường đó, các sự nghiệp kia, thì sự vi tế của Kim Cang bí mật hay thành tựu các việc khác nữa. Khi làm các việc, tay mặt phải cầm xâu chuỗi, lấy hương xoa vào, tụng chân ngôn một trăm biến hoặc một ngàn biến.

Châu sách xâu chuỗi chân ngôn rằng:

Úm cú lan đạt lị mãn đà mãn đà hồng phấn tra.

Minh Vương đại ấn này gọi là Nan Mãn Kê, hay thành tựu mọi Minh Vương chân ngôn, cũng hay tăng ích và đầy đủ mọi chữ mọi câu chân ngôn, cũng thành tựu các pháp khác, cho đến các pháp Hộ Thân.

Minh Vương trên chẳng những là mẹ các Minh Vương mà còn là mẹ của Kim Cang. Nếu như Kim Cang bộ châu sách xâu chuỗi Kim Cang bộ thì xâu lại thành một xâu, dùng hạt Ô Rô Nại Ra Noa, xâu các hạt đó lại, sau cùng làm một gút. Trong Kim Cang bộ đã như thế còn hai bộ kia phải khá biết.

Xâu chuỗi thuộc Phật bộ dùng Phật mẫu chân ngôn. Xâu chuỗi thuộc Liên Hoa bộ dùng Bán Noa Ra Phạ Tư Nê chân ngôn. Xâu chuỗi thuộc Kim Cang bộ dùng Man Mãn Kê chân ngôn.

Ba bộ mẫu chân ngôn căn cứ như trước đã nói. Người đeo giữ hạt châu này thì loài quỷ Tỳ Na Dạ Ca không thể làm chướng ngại, thân đặng thanh tịnh, sẽ mau thành tựu, sở cầu mãn nguyện.

Lại nữa khi tác pháp, phải dùng cỏ tranh thắt làm vòng xuyến tròn, để nơi tay mặt trên ngón vô danh, tụng ba chữ bán tâm chân ngôn của ba bộ đó, trãi qua một trăm biến, hoặc một ngàn biến, sau rồi để trên ngón tay.

Phật bộ tâm chân ngôn rằng:

Nhỉ nẵng nhỉ ca.

Liên Hoa bộ tâm chân ngôn rằng:

A lỗ lực ca.

Kim Cang bộ tâm chân ngôrằng:

Phạ nhựt ra địa lặc ca

Khi cúng dường, khi trì tụng, khi Hộ Ma v.v… phải đeo vòng cỏ này thì tội chướng trừ diệt, tay đặng thanh tịnh, ra làm việc gì cũng hay thành tựu.

Lại nữa, lấy lụa bạch điệp, lấy dây chỉ trong lụa, khiến kẻ đồng nữ nhuộm thành màu hồng hoặc màu uất kim, kết thắt thành dây chân ngôn. Cột một gút tụng bảy biến chân ngôn, cột bảy gút phải để trước Bổn Tôn, dùng chân ngôn gia trì một ngàn biến.

Phàm khi niệm tụng, khi Hộ Ma, khi nằm và khi buổi chiều nằm, nên dùng dây chân ngôn buộc vào lưng, để phòng ngừa khi ban đêm nằm ngủ khỏi bị di tinh dơ uế. Thường phải làm pháp gia trì.

Dây chân ngôn rằng:

Úm hạ ra hạ ra nãn đà nĩnh thúc ngật ra đà ra ny.

Tất đà ra thế sá ha.

Khi niệm tụng, khi Hộ Ma cần phải y phục trên dưới trịch bày vai bên mặt. Khi nằm hoặc tẩy tịnh và khi tắm, không phải theo chỗ ngăn cấm này mà mặc thượng y, nên tụng chân ngôn. Khi đại tiểu tiện phải mang giày dép.

Không nên mặc áo trước Đức Bổn Tôn, trước những vị Hòa Thượng, A Xà Lê và các bậc Tôn Túc. Đối với chỗ các bậc Tôn Túc mình phải dùng thân, khẩu, ý mà cúng dường.

Nếu muốn Tất Địa mau thành tựu, hoặc thấy Chế đa ngôi Tháp và các vị Tỳ Kheo thì phải thường nên lễ kính. Nếu gặp hình tượng để ngồi Trời chỉ nên chắp tay hoặc tụng Già Đà. Hoặc thấy bậc Tôn Giả, cũng phải đi đến lễ bái.

Hoặc nghe pháp nhiệm màu phải sanh lòng kính tin. Hoặc nghe hàng Bồ Tát hình tướng bất khả tư nghị, hoặc nghe chân ngôn đã thành các việc, đều phải sanh tâm hoan hỷ vui vẻ hớn hở.

Nếu kẻ muốn mau thành tựu thì thường phải dũng mãnh tinh tấn không sanh lòng biếng nhác, như trước đã dạy, thường cần suy nghĩ nhớ đó. Nếu người không thật hành như vậy là trái sự chế giới, mắc đại trọng tội, Tất Địa không thành tựu.

thân khẩu ý các căn thường luôn nhớ nghĩ, không nên tham đắm các dục lạc. Lại thường hành pháp chế như trước chẳng nên quên lãng. Khi sớm chiều rủi tạo ác nghiệp, đến tối phải liền sám hối. Hoặc nữa đêm dẫu tạo nghiệp buông lung thì sớm mai mau thành tâm sám hối.

Lại phải niệm tụng cho thanh tịnh và dùng pháp Hộ Ma để cúng dường theo bổn giới, cần y như thế hằng ngày hằng giờ hằng khắc không sót. Phải ở trong Pháp Minh Vương mà tác ý, thì người đó không bao lâu sẽ an trụ Tất Địa.

***