Kinh Đại thừa
Phật Thuyết Kinh Tô Tất địa Yết La
PHẬT THUYẾT
KINH TÔ TẤT ĐỊA YẾT LA
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư
Du Ba Ca La, Đời Đường
PHẨM HAI
PHẨM TƯỚNG CHÂN NGÔN
Khi đó Ngài Kiết Tường Trang Nghiêm Nhất Thiết Trì Minh Ứng Cúng Dường Thủ Chấp Kim Cang Đại Bi Bồ Tát liền bảo Ngài Kim Cang Đại Tinh Tấn Phẫn Nộ Quân Trà Lợi rằng: Lành thay! lành thay! Này ông Đại Phẫn Nộ, ông có thể ở nơi ta mà phát ra lời hỏi đây, ông phải nhứt tâm lóng nghe phép tắc mầu nhiệm thù thắng tối thượng này.
Pháp Tô Tất Địa Yết ra đây gồm có năm nghĩa trang nghiêm:
Một là nghĩa đại tinh tấn.
Hai là nghĩa Minh Vương.
Ba là nghĩa hay trừ chướng.
Bốn là nghĩa hay thành tựu tất cả việc dũng mãnh.
Năm là nghĩa hay thành tựu được tất cả chân ngôn.
Kinh Tô Tất Địa này, nếu người nào thọ trì pháp chân ngôn khác không thành tựu thì hãy kiên thọ trì bổn Kinh chân ngôn này sẽ mau thành tựu. Trong ba Bộ Phật bộ, Kim Cang bộ và Liên Hoa Bộ Kinh này là Vua, cũng hay thành tựu được tất cả những việc tốt đẹp.
Những việc chỗ làm tốt đẹp như: Triệu thỉnh, kiết giới, hộ thân, cúng dường, tương trợ, quyết phạt và giáo thọ, hay thành tựu được tất cả chân ngôn. Lại nữa hoặc có tâm chân ngôn gồm ba chữ Hồng cũng hay thành tựu tất cả những việc tốt đẹp như trên đã nói.
Ba chữ Hồng tâm chân ngôn là:
Nẵng mồ ra đát nẵng… Đát ra dạ nẵng mãng thất chiến nõa phạ nhựt ra bả nĩnh duệ mãng ha dã khất sa tế nẵng bát đa duệ. Úm tô tất địa dã tất địa dã ta đại dã tô tất địa yết ra hồng hồng hồng phấn tra phấn tra.
Lại nữa pháp thành tựu thượng, trung, hạ ba phẩm như Kinh khác đã nói, người muốn thành tựu thì cần phải hiểu pháp chân ngôn: Thượng, trung, hạ thành tựu. Kinh pháp này chung nhiếp vào ba bộ làm ra pháp Mạn Trà La. pháp chân ngôn về Phật Bộ là Phiến Để Ca Dứt tai họa. Pháp chân ngôn Quán Âm Bộ là Bổ Sắc Trưng Ca Tăng ích. Pháp chân ngôn về Kim Cang Bộ là A Tỳ Giá Rô Ca hàng phục.
Lại nữa, từ nách đến đỉnh đầu là Thượng Phẩm, từ rún đến nách là Trung Phẩm, từ chân đến rún là Hạ Phẩm. Ở trong pháp chân ngôn cũng phải phân biệt ba món thành tựu, đối với ba bộ này mỗi bộ phận làm ba phần, khéo cần hiểu rõ, ở trong ba bộ chân ngôn Pháp Minh Vương Phật bộ là thành tựu trên hết.
Còn các bộ sứ giả là Chế Tra Chế Trưng chân ngôn v.v… là Hạ Phẩm thành tựu. Các Bậc Tôn Giả đều nói pháp chân ngôn chia làm ba món Pháp Sự.
Một là pháp phiến Để Ca.
Hai là pháp Bổ Sắc Trưng Ca.
Ba là pháp A Tỳ Giá Rô Ca.
Kể ba Pháp Sự đây trong ba bộ, mỗi bộ đều có ứng dụng riêng. Cho nên phải khéo phân biệt thứ lớp của nó. Trong Phật bộ dùng Phật Nhãn, hiệu là Phật Mẫu, chân ngôn dùng là Phiến Để Ca.
Chân Ngôn Phật Mẫu rằng:
Nẵng mồ bà già phạ đố sắc nị sa dã. Úm, rô rô ta phổ rô, thập phạ ra, thập phạ ra, để sắc tra, tất đà lộ giả nĩnh, tát phạ ra …ra tha … đà nĩnh, ta phạ ha. Trong Liên Hoa bộ tụng ba biến Quán Âm Mẫu, dùng Quán Âm Mẫu là bán Noa Ra Phược Tất Nĩnh.
Dùng chân ngôn này làm Phiến Để Ca, chân ngôn Quán Âm Mẫu rằng:
Na ra xá nẵng bà phạ ra xá nẵng … tệ phạ thất ra phạ ta mãng ra nĩ nẵng giả tả mãng hàm tát ra phạ tát đát phạ … Nan tát ra phạ vi dã địa chỉ chỉ đát ta ca đát điệt tha. Úm ca lai vi ca lai ca tra vi ca tra ca trinh ca lai bà già phạ để vi nhã duệ ta phạ ha.
Trong Kim Cang bộ dùng Chấp Kim Cang Mẫu hiệu là Nang Mãng Kê, dùng chân ngôn này làm Phiến Để Ca.
Kim Cang Mẫu chân ngôn rằng:
Nẵng mồ… Ra đát nẵng đát ra dạ nẵng mãng thất chiến nõa phạ nhựt ra bả nĩnh duệ ma ha dược khất sa tế nẵng bát đa duệ úm câu lan đạt lị mãn đà mãn đà hồng phấn tra.
Lại trong Phật bộ dùng Pháp Minh Vương để tụng Minh Vương chân ngôn, hiệu rằng Tối Thắng Phật Đảnh. Dùng chân ngôn này làm Bổ Sắc Trưng Ca.
Minh Vương chân ngôn rằng:
Nẵng mãng tam mạn đa một đà nan úm bột luân… nẵng mãng.
Trong Liên Hoa bộ cũng dùng Minh Vương hiệu là:
Ha Dã Khất Lị Phạ.
Dùng chân ngôn này làm Bổ Sắc Trưng Ca, Minh Vương chân ngôn rằng:
Úm ám một lật đố da bà phạ nẵng mãng sa ha.
Trong Kim Cang bộ cũng dùng Minh Vương hiệu là Tô Phạ.
Dùng chân ngôn này làm Bổ Sắc Trưng Ca, chân ngôn rằng:
Nẵng mồ ra đát nẵng đát ra dạ dã nẵng mãng.
Thất chiến nõa phạ nhựt ra bả nĩnh duệ mãng.
Ha dược khất sa tế nan bát đa duệ úm tố úm.
Bà nĩnh tố úm bà hồng ngật lật hận nỉnh.
Ngật lật hận nỉnh hồng ha nẵng dã hồng bạc.
Già phạm vĩ nhĩ dạ ra… nhã hồng phấn tra.
Nẵng mãng.
Lại trong Phật bộ dùng Đại Phẫn Nộ hiệu là A Bát Ra Để Đa.
Chân Ngôn rằng:
Hồng phấn tra phược ca phược ca chỉ nẵng tất chỉ ca hồng phấn tra.
Trong Liên Hoa bộ dùng Đại Phẫn Nộ hiệu là Thi Phạ Phạ Ha.
Dùng chân ngôn này làm A Tỳ Giá Rô Ca, chân ngôn rằng:
Hồng phấn tra hí lị hồng phấn tra.
Trong Kim Cang bộ dùng Đại Phẫn Nộ hiệu là Quân Trà Lợi dùng chân ngôn này làm A Tỳ Giá Rô Ca.
Chân Ngôn rằng:
Nẵng mồ ra đát nẵng đát ra dạ dã nẵng mãng thất chiến nõa phạ nhựt ra bả nĩnh duệ mãng ha dược khất sa tế nẵng bát đa duệ úm ám một lật đa quân trà lý khư khư khư khư …
Hê khước hê để sắt trá để sắt trá mãng đà mãng đà hạ nẵng hạ nẵng ngật ra nhã tri ngật ra nhã tri ta bổ tra dã ta bổ tra dã tát ra phạ vĩ cận nẵng vi nẵng dã ca… mãn ha nĩnh bát để nhị vĩ đán đa yết ra …dã hồng phấn tra.
Lại nữa có chân ngôn chẳng thuộc ba bộ trên, tùy theo văn tự của chân ngôn đó mà bày biện ra ba Pháp Sự của phép Phiến Để Ca. Trong phép Phiến Để Ca dứt tai họa, chân ngôn có chữ Câu Rô là nghĩa an lành.
Chữ Súc Mãn là nghĩa cực tịnh, nghĩa trừ chướng. Chữ Ô Ba Súc Mãn là nghĩa liền trừ. Chữ Ta Ha, phải biết đó tức là Phiến Để Ca chân ngôn.
Nếu có chữ Bổ Sắc Trưng ca là nghĩa tăng ích, chữ Lạc Khất Sáp Dân là nghĩa đầy đủ tướng, chữ Na Na là nghĩa ban cho, chữ Ô Nhủ là nghĩa oai đức, chữ Ma La là nghĩa sức mạnh, chữ Phạ Lật Địa là nghĩa tăng ích, chữ Lộ Ba Mế là nghĩa thông minh, chữ Đát Nẵng là nghĩa tài bảo.
Chữ Đát Nĩnh Dã là nghĩa kho báu, chữ Hê Lý Nĩnh Dã là nghĩa vàng ròng, chữ Nghiệt Ra Mãng là nghĩa thôn xóm, chữ Nẵng Nghiệt Ra là nghĩa Thành Phố.
Chữ Ra Sắc Tra là nghĩa bảo hộ cõi nước, chữ Ra Nhỉ Diệm là nghĩa Quốc Chủ, chữ Na Na là nghĩa ban cho. Phải biết đó là Bổ Sắc Trưng Ca chân ngôn.
Nếu có chữ Hồng Phạ Nẵng là nghĩa đánh, Phấn Tra là nghĩa phá vở, Nãn Tha là nghĩa xô đập nát, chữ Bàn Nhã là nghĩa đánh phá, chữ Ô Chá Tra Dã là nghĩa đánh đuổi, chữ Ô Ta Phì Dã là nghĩa dùng sức chớ buông lung phóng xả, chữ Thú Sa Dã là nghĩa tiêu khô.
Chữ Man Ra dã là nghĩa giết, chữ Khước Na Dã là nghĩa ăn, chữ Chỉ Lã Dã là nghĩa nêm chốt, đóng đinh, chữ Xỉ Duệ Na Dã là nghĩa đoạn hoại, chặt đứt từng mãnh, chữ Bà Tất Mế là nghĩa bình bát hay cái bát vậy.
Chữ Câu Rô ấy, phải biết tức là A Tỳ Giá Rô Ca chân ngôn. Lại có chân ngôn câu nghĩa từ thiện, phải biết tức là dùng vào Phiến Để ca.
Nếu có chân ngôn câu nghĩa mãnh nộ giận dữ phải biết tức là dùng vào A Tỳ Giá Rô Ca hàng phục. Nếu có chân ngôn chẳng phải từ, chẳng phải mãnh, phải biết tức là dùng vào Bổ sắc Trưng Ca tăng ích.
Lại nữa nếu muốn mau thành tựu Phiến Để Ca tức tai phải dùng Phật bộ chân ngôn. Nếu muốn mau thành tựu Bổ Sắc Trưng Ca thì phải dùng Liên Hoa bộ chân ngôn. Nếu muốn mau thành tựu A Tỳ Giá Rô Ca thì phải dùng Kim Cang bộ chân ngôn.
Lại nữa Kinh này rất sâu mầu, như bậc Thiên Vương trong Thiên Vương, cũng có chân ngôn là thượng trong thượng. Nếu y pháp này tất cả các việc không gì là không thành tựu.
Kinh này tuy thuộc về Kim Cang hạ phần, nhưng nhờ phụng giáo sắc của Phật hứa cho nên thông dụng thành tựu cả ba bộ, cũng hay thành tựu hai bộ pháp tối thượng.
Thí dụ như vị Quốc Vương ban sắc lệnh cứ nương vào đó mà thi hành. Pháp này cũng thế, chuẩn theo nghĩa mà nên biết. Nếu có chân ngôn chữ số tuy ít, ban đầu thì có chữ Úm, sau thì có chữ Ta Ha, phải biết chân ngôn đó mau thành tựu Pháp Phiến Để Ca.
Hoặc có chân ngôn ban đầu có chữ Hùm sau có chữ Phấn Tra, hoặc có chữ Dư Phổ đó là tiếng ha thanh. Có chữ chân ngôn như trên, mau được thành tựu pháp A Tỳ Giá Rô Ca.
Hoặc có chân ngôn ban đầu bằng chữ Úm lại không có chữ Sa Ha, lại không có chữ Hùm cũng không có chữ Phấn Tra và không có chữ Dư Phổ v.v… Phải biết những chân ngôn đó mau hay thành tựu Pháp Bổ Sắc Trưng Ca.
Nếu lại có người muốn cầu nhiếp phục các loại quỷ mị và A Tỳ Xá, phải dùng sứ giả và Chế Tra Ca đã nói chân ngôn v.v… thì may được thành tựu.
Nếu còn các bộ chân ngôn khác nói rằng hay thành tựu các việc, thì chỉ hay thành tựu bổn bộ đã nói Chú, không thông các bộ khác.
Cũng có Kinh Điển nói có chân ngôn kia, là trừ độc bệnh cho nên nói ra, cũng hay trừ các khổ, phải biết đó là thông dụng tất cả, nên khéo léo mà biết bộ đó, khéo hiểu biết chân ngôn chỗ ứng dụng của nó. Cũng cần phải biết công lực của chân ngôn kia.
Lại cần phải hiểu biết khéo léo chỗ tu pháp chân ngôn, tùy chỗ mong cầu, tùy chỗ xứng hợp với chân ngôn pháp kia, chân ngôn, pháp tướng, trì tụng, chân ngôn đó tức được thành tựu.
***