Kinh Đại thừa
Phật Thuyết Kinh Tô Tất địa Yết La
PHẬT THUYẾT
KINH TÔ TẤT ĐỊA YẾT LA
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư
Du Ba Ca La, Đời Đường
PHẨM MƯỜI SÁU
PHẨM PHÂN BIỆT PHÁP THÀNH TỰU
Lại nữa Tất Địa thành tựu thì nương vào hư không mà đi đây là tướng tối thượng. Tàng hình ẩn tích là trung thành tựu. Thông suốt các việc thế gian là hạ Tất Địa.
Thưọng, trung và hạ thành ra có ba món: Thừa không, tàng hình, hết thảy các việc thế gian. Ba món thành tựu tùy thượng, trung hay hạ mà phân biệt ba bộ thành tựu.
Ta nay diễn nói lại: Người Trì Minh Tiên nương hư không mà đi là thành tựu ngũ thông và có nhiều thứ nữa. Hoặc đắc chư lậu tận, hoặc chứng Bích Chi Phật, hoặc chứng địa vị Bồ Tát, hoặc tri giải tất cả việc, hoặc biện tài đa văn, hoặc thành tựu Phệ tri giải tất cả việc, hoặc thành tựu Dược Xoa Ni hoặc được Chơn Đà Ma Ni, hoặc được vô tận phục tàng kho báu.
Đầy đủ những việc hết thảy trên gọi là thượng trung thượng thành tựu. Kế nói pháp thành tựu trong bộ trung. Ẩn hình tàng tích thân đắc đại lực, trước giải đãi sau siêng năng tinh cần, vào cung A Tu La được thuốc trường thọ, khiến thành tựu Bát Lệ Sử Ca Thiên hoặc có thể sai khiến quỷ hoặc có thể thành tựu Ta La Bộn Nhĩ Ca Thọ Thần.
Hoặc thành đa văn, chỗ Kinh chưa nghe khi đã nghe thì thân biết nghĩa lý hoặc hòa chế thuốc vừa thoa từ chân lên đảnh, dẫu đi xa ngàn dặm thân không biết mỏi mệt.
Như trên đã nói Tất Địa gọi là trung thượng thành tựu. Lại nói hạ trung thành tựu. Nhờ sức Thần Chú khiến chúng sinh thấy hoan hỷ hoặc nhiếp phục mọi người, hoặc có thể trừng phạt người ác, và hành phục những kẻ oan gia, còn các việc hạ là thượng trung hạ thành tựu. Nếu muốn thành tựu hết thảy dược cú.
Có ba món thành: Phát sinh ánh lửa là thượng, hơi khí là trung, hơi ấm là hạ. Lại nữa Thánh Giả chân ngôn là thượng thành tựu. Chư Thiên thuyết Thần Chú là trung thành tựu. Thần Chú Thế Thiên là hạ thành tựu.
Lại nữa Phật bộ chân ngôn là thượng Tất Địa. Liên Hoa bộ chân ngôn là trung Tất Địa, Kim Cang bộ là hạ Tất Địa. Nếu muốn lấy chân ngôn thượng mà cầu nguyện hạ thì được hạ thành tựu. Hoặc lấy chân ngôn hạ mà cầu thượng thì được thượng thành tựu. Hoặc dùng trung chân ngôn thành thượng hạ cũng được hết thảy.
Trong chân ngôn đầy đủ tứ đức này, phải biết chân ngôn thượng trung hạ công năng có thể thành tựu đại quả báo.
Nghĩa là:
1. Viên mãn địa vị Bích Chi Phật thì đầy đủ Thập Địa của Bồ Tát, cho đến thành Phật.
2. Được quả báo lớn thành hạnh đại đức nghĩa là nhiều chư quyến thuộc trước sau vây quanh, viên mãn như lời nguyện gọi là hạnh Đại Đức.
3. Lại có thể trụ ở địa vị lâu dài, nghĩa là được chỗ chuyển luân thắng xứ sống lâu như tiên, viên mãn như lời nguyện, là có thể trụ ở địa vị lâu dài vậy.
4. Lại nữa hình nghi quảng đại, nghĩa là oai quang viễn chiếu khắp gọi là hình quảng đại.
Đầy đủ tứ đức này tuy là chân ngôn hạ phẩm vẫn có thể thành tựu thượng phẩm. Ở trong thượng phẩm không đầy đủ đức này, tuy là chân ngôn thượng phẩm mà dùng hạ phẩm vậy. Chư Phật Bồ Tát chỗ nói chân ngôn như là chuyển thứ lớp.
Chư Phật Bồ Tát có chỗ nói: Tuy thuộc hạ phẩm cũng có thể thành tựu hết thảy việc thượng phẩm. Hoặc hết thảy Thế Tôn chỗ nói trong chân ngôn, chỉ đầy đủ một việc. Nghĩa là pháp Phiến Để Ca, pháp Bổ Sắc Trưng Ca, pháp A Tỳ Giá Rô Ca, tuy đầy đủ một việc, nhưng ở trong đều có phẩm thượng trung và hạ.
Ha Thần Chú hạ phẩm có thể thành tựu việc thượng?
Do trong bùn xanh mọc hoa sen vi diệu, bền chắc không có nghi ngờ vậy. Chân Ngôn từ thiện thượng phẩm có thể thành Phẫn nộ hạ phẩm thành tựu.
Như cây bạch đàn mộc, tánh nó thanh lương, nếu lấy tay cọ xát tự nhiên lửa khởi, đều có nhân duyên vậy. Như thế xem như tuy phi thứ lớp nhưng các Tất Địa chớ nên suy nghĩ nghi ngờ.
Phân thân Tất Địa là thành thượng phẩm Tất Địa. Chư dược là thành trung phẩm Tất Địa. Giàu có nhiêu ích là thành hạ phẩm Tất Địa.
Nếu lại có người đã lâu trì tụng chân ngôn hạ phẩm, buông lung tự mình vô lực, thì nên ở bên Bổn Tôn chuyển cầu thượng phẩm mà sinh trí huệ. Nếu đối Thần Chú trung thượng phẩm, do tâm cảm an vui niệm trì cùng dường, lại không tinh thành, tuy là Thần Chú thượng phẩm, do tâm khinh niệm tụng kia mà cảm chiêu thành tựu hạ phẩm.
Cho nên biết trì tụng đều do tâm ý. Vả lại như trong bộ Chư Thiên cũng có người tham, trong bộ chư quỷ cũng có kẻ giàu mạnh, như pháp tự nhiên kia thì chân ngôn cũng vậy. Mỗi mỗi chân ngôn đều đầy đủ ba món Tất Địa, nghĩa là thượng trung hạ. Thành tâm niệm tụng đều được trì mau đến Tất Địa.
***