Kinh Đại thừa
Phật Thuyết Kinh Tô Tất địa Yết La
PHẬT THUYẾT
KINH TÔ TẤT ĐỊA YẾT LA
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư
Du Ba Ca La, Đời Đường
PHẨM MƯỜI TÁM
PHẨM PHÁP THỨ LỚP CÚNG DƯỜNG
Lại nữa phụng thỉnh Bổn Tôn xong, thứ lớp y các bộ, hoặc các sự nghiệp. Quán xem lớn nhỏ y nơi pháp tắc mà cúng dường.
Đã nói phụng thỉnh, nói như thế này: Thiện lai Tôn Giả mẫn ngã đẳng cố, giáng lâm Đạo Tràng, phục thùy ai mẫn, đương tự thử tồ, tọa thọ vi hiến cúng.
Lại khởi tâm chí thành liền đứng dậy làm lễ, bạch Bổn Tôn rằng: Đại bi lân mẫn xót thương, vì bổn nguyện giáng lâm đầy đủ, chẳng phải riêng con có thể thỉnh Bổn Tôn. Như thế ba thời đều nên y đây, y trước đã nói.
Nên bày đồ cúng dường. Trước dâng hiến hương hoa, sau hiến hết thảy hoa quả và thiêu hương dâng hiến. Kế dâng cúng đồ ẩm thực cho đến đèn đuốc, y như vậy thứ lớp hiến cúng, dùng chân ngôn Phẫn Nộ Vương.
Tất cả những vật thanh tịnh ở đây do lòng người hay ưa thích đều dùng bổn sắc chân ngôn: Đó là Thần Chú. Dâng hiến đồ hương xong, mỗi thứ đều sắp xếp gọi các tên y như trước đã nói. Hiến phụng Ứ già như là hết thảy hương hoa, đồ ăn thức uống đều cũng định đúng như đây. Đồ hương, thiêu hương, hoa và đồ ẩm thực không có thể hiến cúng, chỉ tác ân và tụng bổn sắc chân ngôn.
Dùng đây dâng hiến, tiêu biểu nói rằng: Không thể cầu được, chỉ thọ nạp chân tâm, sau làm Ứ già, vì chân tâm… chữ không rõ đây ra, khiến mau mãn nguyện.
Có bốn thứ cúng dường biến thông các bộ, tất cả chỗ dùng:
1. Chắp tay.
2. Bưng Ứ già.
3. Dùng chân ngôn và Mộ Nại Ra.
4. Chỉ vận tâm.
Đây là thiện phẩm Trung tùy nơi nào ứng hợp mà làm. Hoặc cúng dường trong thời gian dài, tối hậu không nên quá vận tâm.
Như Đức Thế Tôn đã nói: Thực hành trong các pháp. Tâm vốn làm đầu. Nếu lấy tâm làm cái đích mà cúng dường thì viên mãn tất cả nguyện. Nếu muốn thành tựu tất cả các việc, phải nên phát khiển các chướng ngại. Nếu chưa phát khiển dứt trừ, sau sợ thương tổn.
Sở dĩ trước tụng chân ngôn phẫn nộ là làm pháp khiển trừ, hoặc dùng đượng bộ thành tựu các sự chân ngôn. Tụng khiển trừ này, trước sau nên tụng chân ngôn bổn bộ Tôn mà gia trì trong nước, vẩy sái khắp thỉnh Hộ Ma và làm hết thảy thủ ấn.
Phật Bộ chân ngôn rằng:
Úm đát tha nghiệt đố na bà phạ dã sa ha.
Liên Hoa Bộ Tôn chân ngôn rằng:
Úm bát ná mô na bà phạ dã, sa ha.
Kim Cang Bộ Tôn chân ngôn rằng:
Úm phạ nhật rô na bà phạ dã sa ha.
Hoặc dùng Tâm Bộ chân ngôn.
Phật Bộ Tân chân ngôn rằng:
Nhĩ nẵng nhĩ ca.
Liên Hoa Bộ Tâm chân ngôn rằng:
A lộ lực ca.
Kim Cang Bộ Tâm chân ngôn rằng:
Phạ nhật ra đặc lặc ca.
Hoặc dùng chân ngôn này, hoặc dùng bộ tôn, biến sái hết thảy hoa. Lại dùng ấn và chân ngôn kiết Lợi Chỉ La Phẫn Nộ. Miệng tụng chân ngôn, tay tả kiết ấn, ấn khắp hết thảy đồ hương thiêu hương, bông hoa và đồ ẩm thực mới bắt đầu được thanh tịnh dứt trừ uế trược, tự thân thanh tịnh.
Dùng tay hữu lấy một bát nước hương thơm đầy, mắt nhìn vào nước hương thơm mà tụng tâm chân ngôn, tự mình rửa đảnh, đầu thân thanh tịnh dứt trừ uế trược. Lại dùng tất cả chân ngôn và chân ngôn phẫn nộ. Thanh tịnh tòa ngồi thì dùng nước hương thơm đã gia trì chân ngôn mà vẩy sái. Lại tụng bảy biến vẩy sái khắp nơi đất, hay dứt trừ các uế trược mà được thanh tịnh.
Thần Chú Kiết Lợi Chỉ La rằng:
Úm chỉ lí chỉ lí phạ nhật ra phạ nhật lí bộ ra mãn đà phạ hồng phấn tra.
Dùng chân ngôn trên đây hộ trì nơi đất xong, kiết hư không giới, sau nên dùng tô Tất Địa chân ngôn. Tay cầm thiêu hương, miệng tụng chân ngôn, xông thơm giữa hư không ác uế trừ dứt liền được thanh tịnh.
Tô Tất Địa chân ngôn rằng:
Úm tô Tất Địa yết lị nhã phạ lí đa nan mộ ra đa duệ nhã phạ lã nhạ phạ lã mãn đà mãn đà hạ nẵng hạ nẵng hồng phấn tra.
Chân ngôn Thượng Kim Cang bộ Tất Địa này biến thông các việc kiết dụng hư không giới.
Thứ đến nói Phật bộ kiết không hư chân ngôn rằng:
Nhã phạ la hồng.
Thần Chú kiết không giới Phật bộ trên này chỉ thông đượng bộ.
Thứ nói Liên Hoa Bộ kiết không giới chân ngôn rằng:
Úm bát đặc nhị nỉnh bạt già phạ để mồ hạ dã mồ hạ dã nhã nghiệt đát mồ hạ nĩnh sa ha.
Chân ngôn kiết không giới Liên Hoa Bộ trên đây chỉ thông đương bộ. Nên dùng chân ngôn Bộ Tâm, lấy nước hương thơm tán sái các phương. Lại dùng chân ngôn Minh Vương căn bản hoặc tâm chân ngôn, hoặc chủ chân ngôn, hoặc Sứ Giả tâm chân ngôn, tùy ý lấy một mà dùng kiết phương giới.
Lấy các tâm chân ngôn này làm kiết giới, chỗ kiết giới nên thiết trí bức tường vách, thì Thiên Tiên đương bộ phải thường hộ vệ, không có thể làm chướng ngại. Các bộ các sự có chướng ngại nên y pháp Cam Lồ Quân Trà Lợi mà khiển trừ.
Có năm pháp hộ vệ, thường ở Đạo Tràng trong thất cần phải làm đó là:
1. Kim Cang Tường.
2. Kim Cang Lương.
3. Kim Cang Quyết.
4. Phẫn Nộ Kiết Lợi Chỉ La.
5. Phẫn Nộ Cam Lồ Quân Trà Lợi.
Kim Cang Tường chân ngôn rằng:
Úm tát ra tát ra phạ nhật ra bát ra ca lãm hồng phấn tra.
Kim Cang Lương chân ngôn rằng:
Úm vĩ ta phổ ra ra khất sa phạ nhật ra bán nhã ra hồng phấn tra.
Kim Cang Quyết chân ngôn rằng:
Úm chỉ lí chỉ lí phạ nhật ra phạ nhật lị bộ ra mãn đà mãn đà hồng phấn tra.
Phẫn Nộ Kiết Lợi Chỉ La chân ngôn rằng:
Úm chỉ lí chỉ lí cu lộ đà hồng phấn tra.
Phẫn Nộ Cam Lồ Quân Trà Lợi chân ngôn rằng:
Nẵng mồ ra đát nẵng đát ra dạ dã nẵng mãng thất chiến noa phạ nhật ra ki nãnh duệ nẵng mồ phạ nhật ra cu lộ đà dã năng sắc tra lao đắc yết tra bà dã bội ra phạ dã a đồ mẫu tát la bát ra thú ki xả hạ ta đa.
Úm ám một lật đa quân noa lí khư khư khước ế khước ế để sắc trá để sắc tra mãn đà mãn đà hạ nẵng hạ nẵng nghiệt ra nhã vi ta phô tra dã vi ta phô tra dã tát ra phạ vĩ cận nẵng vĩ nẵng diệt kiếm mãn a ngôn nảnh bát để nhị vĩ cán đa ca ra dã hồng phấn tra sa ha.
Hoặc nếu ở trong Bổn Tháp, có hết thảy chân ngôn Kim Cang Tường như thế, đã rõ các việc trọng nên kiết giới kế đến trì tụng.
Lúc trì tụng trước phải tụng Chú Hộ Mẫu:
Phật bộ Mẫu chân ngôn rằng:
Nẵng mồ bạt già phạ đế ô sắc ni sa dã. Úm rô rô ta phổ rô nhã phạ la để sắc trá tất đà lộ dã nĩnh tát ra phạ ra tha ta đạt nĩnh sa ha.
Liên Hoa Bộ chân ngôn rằng:
Nẵng mồ ra đát nẵng đát ra dạ dã nẵng mãn a lị dã phạ lộ chỉ đế thấp phạ ra dã bồ địa tát đát phạ dã mãn ha tát đát phạ dã mãng ha ca rô ni ca na ra xá phạ ta mãng ra nễ nẵng dã tả mãng hàm tát ra phạ tát đát phạ nan tát ra phạ vi dã địa chỉ chỉ tha ca đát nễ dã tha. Úm ca trai vi ca trai ca tra vi ca tra co trống cu trai bà già phạ để vi nhã duệ sa ha.
Kim Cang Bộ Mẫu chân ngôn rằng:
Nẵng mồ ra đát nẵng đát ra dạ dã nẵng mãng thất chiến noa phạ nhật ra ki nảnh duệ mãng ha dược khất sa tế nẵng bát đa duệ úm cu lan đạt lị mãn đà mãn đà hồng phấn tra.
Trước tụng bộ mẫu chân ngôn này, có thể hộ vệ Bổn Tôn, lại khiến tội cấu tiêu diệt, có thể dứt trừ các chướng nạn tương ứng cùng môn Tất Địa, chỉ tụng chân ngôn Ma Nê cũng thông hai bộ. Từ ban đầu cho đến về sau trì tụng, được Chư Thiên gia tăng hộ vệ. Nếu đối bổn pháp này mà nói như vậy lúc trì tụng trước niệm Chú này nên tùy bổn pháp mà niệm tụng.
Hoặc ở trong bổn pháp có chân ngôn độc thắng trước nên trì tụng không sinh tâm phân biệt vậy. Như trên đã nói thứ lớp cúng dường cho đến dứt trừ uế trược, hộ tịnh, kiết giới, thảy các việc. Khi mới trì tụng và khi tác pháp, những phép Phiến Để Ca, những việc đáng làm thì nên làm.
Nếu dùng bộ Tôn chủ chân ngôn, hoặc dùng bộ tâm chân ngôn, hoặc dùng tất cả Thần Chú chân ngôn Vương, hoặc lấy Tô Tất Địa pháp Vương chân ngôn, hoặc dùng chân ngôn cho tất cả việc. Năm chân ngôn này là chân ngôn thông khắp trong ba bộ đã có, tùy các việc mà làm. Đối với mỗi bổn bộ nên chọn lấy một mà dùng.
Nghĩa là: Hộ mình và rưới sái triệu thỉnh, tác tịnh, kiết…… phương giới. Lấy pháp tướng mà đối trị, vì dùng chân ngôn không chân chánh lực ấy, sẽ bị Thần Chú trị phạt, đã biết rõ rồi, còn các việc không tiện trình bày.
Trong ngũ bộ chân ngôn tùy ý chọn lấy một mà dùng khiến mau được Tất Địa. Bộ Tâm chân ngôn có thể hộ trì Bổn Tôn và bảo hộ thân mình. Lúc hộ thân nên tụng ba biến hoặc tụng bảy biến.
Kết tóc trên đảnh thành một búi tóc. Nếu là người xuất gia kết áo Cà Sa thành một góc hoặc gút chỉ hộ thân, hoặc Trì Chú trên đầu bảy biến và điểm năm chỗ cũng thành hộ thân.
Nghĩa là:
1. Đỉnh đầu.
2. Hai vai.
3. Bắp tay.
4. Dưới cổ.
5. Ngay tim.
Hoặc dùng ngưu huỳnh hoặc bạch giới tử, hoặc nước Ứ già, tùy ý chọn lựa mà dùng hộ thân. Nếu làm pháp A Tỳ Giá Rô Ca nên dùng bộ Tôn Chủ chân ngôn mà tự hộ thân. Nếu làm pháp Phiến Để Ca nên dùng chân ngôn Kim Cang Phẫn Nộ mà hộ.
Nếu làm pháp Bổ Sắc Trưng Ca nên dùng bộ Tôn Chủ chân ngôn và Kim Cang Phẫn Nộ gồm cả hai chân ngôn mà hộ thân. Người trì tụng chủ chân ngôn mà hãi sợ thì nên dùng bộ Tôn Chủ chân ngôn mà tự hộ thân. Nhưng khi làm các việc thường dùng hai chân ngôn mà tự hộ thân bộ tôn chủ và Phẫn Nộ chân ngôn.
Lúc niệm tụng đã xong, phải nên phát khiển. Khi phát khiển dùng Chủ chân ngôn kia mà hộ, hoặc bộ Tôn chủ chân ngôn hoặc dùng bộ Mẫu hoặc lấy bộ Tâm, tất cả đều cũng tự hộ thân, tùy ý mà làm.
Nếu những chỗ uế trược không thanh tịnh, đợi duyên sự đến. Trước bắt ấn tụng chân ngôn Ô Sa Sáp Na ấn năm chỗ tùy ý mà đi. Nhưng cần phải thường tụng chân ngôn đó không được giãi đãi quên lãng. Lúc tắm rửa tụng Phục Chướng chân ngôn hộ thân cho đến tắm rửa xong không được quên lãng. Phục chướng chân ngôn là Quân Trà Lợi vậy.
Lúc ăn dùng bộ Tôn chủ chân ngôn niệm trì hộ thân. Lúc nằm nghĩ dùng bộ mẫu chân ngôn hộ thân. Nếu khi làm các phép tắc không được quên phép tắc hộ trì, khiến cho ma hưng khởi.
Muốn diệt trừ các ma quỷ, phải mau trì tụng đương bộ Minh Vương chân ngôn sẽ tự hộ thân, tất cả ma chướng không còn rình tìm. Như trên đã nói kiết giới hộ thân và hết thảy các pháp sau đó nhiếp tâm an tường niệm tụng. Người niệm tụng chỗ ngồi phải lấy cỏ tranh xanh làm tòa.
Tòa cao bốn lóng tay rộng một khủy tay, dài mười sáu lóng, tòa này làm như thế. Lúc ban đầu niệm tụng và khi trì tụng đều nên thọ dùng, hoặc dùng ca thế thảo, hoặc dùng hết thảy thanh thảo. Hoặc tùy bộ pháp mà lấy nhủ thọ.
Nếu dùng cây kia là thiết yếu vi diệu hơn hết. Làm tòa ngồi kích thước như trước đã nói mà thanh tịnh vót sửa, hoặc dùng các lá cây hoặc dùng cỏ chi. Như trên tùy pháp xem việc mà chế, lấy cành lá làm tòa. Trên tòa kia ngồi kiết già phu tọa, làm pháp Phiến Để Ca là Thượng thành tựu.
Ngồi bán già phu tọa làm pháp Bổ Sắc Trưng Ca là Trung thành tựu. Duỗi hai chân mà ngồi làm pháp A Tỳ Giá Rô Ca là Hạ thành tựu. Cúng dường đã xong, nên khởi tâm thành kính khen ngơi trước Phật. Thứ đến khen ngợi pháp và Tăng.
Kế tán thán Quán Tự Tại và Minh Vương Đại Oai Kim Cang, cũng như thế khen ngợi:
Đai bi cứu chúng sinh
Phước... công đức hải
Hay tịnh tham sân độc
Một hướng lý chân như
Được môn giải thốt ấy
Thắng thượng đức phước điền
Chư Phật đồng khen ngơi
Hiệu là Quán Tự Tại
Đại lực thân phẫn nộ
Hàng phục kẻ khó hàng
Đường lành tất cả trí
Ta nay đảnh lễ Phật
Khéo trừ các ác thú
Ta nay lễ pháp kia
Khéo trụ các học xứ
Ta nay lễ Tăng kia
Hay sinh các món phước
Ta nay cúi đầu lễ
Lành thay trì Minh Chủ
Ta nay cúi đầu lễ.
Như chí thành tán thán Phật và Bồ Tát, lại chắp tay khời tâm ân trọng tán thán công đức Chư Phật và hết thảy Bồ Tát. Lời văn tán thán nên dùng lời văn đã tán thán hết thảy chúng Bồ Tát và Chư Phật, không nên tự mình làm. Tán thán xong khời tâm chí thành sám hối các tội lỗi.
Con nay quy mạng mười phương Thế Giới Chư Phật Thế Tôn La Hán Thánh Chúng. Cúi xin hết thảy chứng biết cho con từ quá khứ cho đến ngày nay, phiền não che mất chân tâm, đã trôi lăn trong sinh tử, cùng với hết thảy chúng sinh bị than sân si ngăn che, tạo các ác nghiệp.
Hoặc đối với Phật pháp và Thánh Tăng hoặc đối với La Hán Thánh Chúng Bồ Tát. Hoặc đối với cha mẹ, nơi chỗ Thế Tôn và hết thảy chúng sanh có phước cũng như không có phước. Đối với những chỗ như trên, tạo các ác nghiệp.
Tự làm, bảo người khác làm, thấy người khác làm thỉ tùy hỷ. Nghiệp thân khẩu ý rộng chứa các tội lỗi. Đối trước Chư Phật Bồ Tát chắp tay thành tâm đảnh lễ, như thế mà lạy sám.
Vì nghiệp bất thiện cho tạo các chúng tội như pháp Phật đều đã biết hết thảy đều xin sám hối, khởi tâm chí thành, dốc lòng thân tướng quy mạng Tam Bảo: Phật, Pháp, Tăng, con đường Niết Bàn chân chính. Liền trừ khổ sinh tử của chúng sinh. Khởi tâm trân trọng quy mạng Tam Bảo như thế, gọi là quy y.
Đầu mặt đảnh lễ, thứ đến khởi tâm chí thành, nguyện cầu cho con được quả Cam Lồ giải thốt tối thắng. Nên vui mừng hớn hở phát tâm bồ đề mà cầu quả vị Tất Địa.
Thế Giới chúng sinh pháp khổ vô lượng ta sẽ trừ dứt, lại độ cho tất cả xa lìa con đường ác nghiệp. Đối với các phiền não khiến được giải thốt. Nơi chúng sinh bị các món khổ bức thiết mà khởi đại bi phát tâm bồ đề, chúng sinh trong khổ não vì đó làm lễ quy y. Chúng sinh vô chủ thì ta sẽ làm chủ. Chúng sinh mất đường thì ta sẽ là thầy dẫn đường.
Chúng sinh khủng hoảng sợ sệt thì ta sẽ làm hạnh vô úy. Chúng sinh khổ não khiến được an lạc. Chúng sinh bị các phiền não bức bách ta sẽ dứt trừ.
Ta nay làm hết thảy thiện nghiệp, phát tâm tối thắng sinh ra các công đức, hồi hướng bố thí cho tất cả chúng sinh, trở về con đường chân chính. Chỗ tạo sáu món Ba la mật và hết thảy các phước lành cũng đều hồi hướng cho chúng sinh, đồng về thắng quả.
Từ trong quá khứ hiện tại và vị lai đều lược mà nói đó. Chỗ làm các phước lành tối thắng thảy đều hồi hướng bố thí cho tất cả chúng sinh, khiến mau thành Phật đạo. Cho đến bồ đề không sinh giải đãi, mà khởi tâm bồ đề bi niệm các chúng sinh.
Khởi đại từ tâm, chúng sinh khổ nạn kia, lúc nào mới trừ dứt?
Chỉ có tâm thanh tịnh, thường trì lục niệm. Nhớ nghĩ lục niệm Ba la mật niệm trì chuyên chú vào một cảnh mà không tán loạn. Không nên chấp ngã. Lại như quá khứ Chư Phật phát nguyện nên như vậy mà phát nguyện, đã sinh ra các nghiệp thanh tịnh, hồi hướng bố thí cho tất cả chúng sinh thành tựu các công đức.
Lại nguyện Ta đã sinh ra các công đức, xin tất cả chúng sinh được vô tận tài bảo, lại hay xả thí, tăng ích trí tuệ, thành đại nhẫn nhục. Thường tu thiện phẩm, thường được túc mạng trí, thường ôm lòng đại bi, chỗ các loại chúng sinh đã sinh ra, đầy đủ những việc như trên.
Kế chắp tay đảnh lễ bộ Tôn chủ, nhớ niệm Minh Vương, sau y các pháp tắc làm các sự nghiệp. Trước lấy tay hữu cầm xâu chuỗi để giữa tay tả, chắp tay lại mà bưng lên. Suy nghĩ Minh Vương và dùng xâu chuỗi mà tụng Thần Chú.
Kim Cang Bộ chân ngôn rằng:
Nẵng mồ ra đát nẵng đát ra dạ dã nẵng mãng thất chiến noa phạ nhật ra kì nĩnh duệ mãn ha dược khất sa tế nẵng bát đa duệ. Úm chỉ lí chỉ lí lao nại lị ni sa ha.
Phật Bộ chân ngôn rằng:
Nẵng mồ ra đát nẵng đát ra dạ dã úm ứ na bộ đế vi nhã duệ tất đà ra thế sa ha.
Liên Hoa Bộ chân ngôn rằng:
Úm am một lật đam già dương thất lị duệ thất lí mang lí ninh sa ha.
Hai tay đầu ngón vô danh nắm lại. Tay bên hữu nắm xâu chuỗi thông dụng tất cả. Pháp A Tỳ Giá Rô Ca lấy ngón cái đứng thẳng bấm ấn hạt châu. Dùng hạt chuỗi bồ đề thì Phật bộ niệm tụng.
Hạt chuỗi Liên Hoa thì dùng Quán Âm Bộ. Hạt chuỗi Rô Na Ra Xoa thì dùng Kim Cang Bộ. Ba bộ biến dùng đều như trước nói. Hết thảy xâu chuỗi ở đây là tối thắng hơn hết.
Tất cả niệm tụng phải nên chấp trì, hoặc dùng cây làm hoặc hạt đa la thọ, hoặc lấy đất làm, hoặc ốc xà cừ làm thành ngọc châu, hoặc thủy tinh, hoặc chân châu, hoặc lấy ngà voi làm châu, hoặc dùng ngọc châu đỏ, hoặc hết thảy các ma ni, hoặc hạt ý dĩ bo bo làm châu và tất cả hạt của cây cỏ.
Đều tùy mỗi bộ quán xem loại sắc, nên giữ niệm trì. Nếu làm pháp A Tỳ Giá Rô Ca nên lấy các loại xương mà làm sổ châu khiến mau được thành tựu vì hộ trì pháp thanh tịnh tăng ích và chứng nghiệm cho nên thay đổi mà tụng.
Phật Bộ chân ngôn rằng:
Úm nẵng mồ bạt già phạ để tất đệ ta đại dã tất đà ra thế sa ha.
Liên Hoa Bộ Tăng Nghiệm chân ngôn rằng:
Úm phạ tô mãng đế thất lị duệ sa ha.
Kim Cang Bộ Tăng Nghiệm chân ngôn rằng:
Úm phạ nhật lan nhĩ đam nhã duệ sa ha.
Dùng chuỗi ấn ở trước mà niệm tụng. Lúc niệm tụng xâu chuỗi để ngay tim, không được cao thấp. Khi cầm chuỗi hơi cuối đầu thành kính chí tâm mà lễ Tam Bảo. Thứ lễ tám vị Bồ Tát và quyến thuộc Minh Vương.
Sau nên khởi đầu trì tụng chân ngôn, tưởng chủ chân ngôn như đối trước mặt. Như thế chí thành không nên tán loạn để tâm duyên cảnh khác.
Các chân ngôn ban đầu có chữ Úm và Nẵng Ma Tắc Ca Lam… hết thảy chữ. Nên tĩnh tâm trong đó mà niệm tụng. Khi tụng Phiến để Ca, Bổ Sắc Trưng Ca, đều phải thong thả trì tụng hoặc lần niệm tụng. Hoặc sau chân ngôn có chữ Hồng và chữ Phấn Tra. Phải biết nên niệm tụng thành tiếng rõ ràng.
Lúc làm A Tỳ Giá Rô Ca và hết thảy phẫn nộ, nhìn xem Thần Chú số chữ nhiều hay ít. Có chữ nên tụng mười năm lạc xoa, một lạc xoa bằng mười vạn, bằng một trăm ngàn biến, thành ba mươi ba chữ thì tụng ba lạc xoa.
Quá số này thì tụng mười ngàn biến như trên. Khi ban đầu tụng mãn số, xem trong các bộ loại hoặc thượng, trung, ha, ba món, hoặc xem thánh giả nói vì Thiên nói hay vì Địa Cư Thiên nói. Quán xem tinh tế các bộ, tụng trì cho đến thành tựu như lúc ban đầu.
Nếu không như trước tụng mà biến nghiệm trì. Chỗ cầu hạ pháp ngõ hầu không được lâu dài huống nữa sự mong cầu thành tựu Thượng Trung Tất Địa. Lấy nghĩa này là tâm tối thắng mà niệm tụng như trước. Các chân ngôn lúc ban đầu tụng trì như trước đã nói tụng trì số biến phân làm mười phần.
Sau niệm tụng đã mãn. Tức đủ nhân duyên mà thờ thỉnh chủ chân ngôn Tất Địa. Ban đầu không hiện tướng mạo, như vậy lại từ đầu, tụng lần thứ hai, lần thứ ba để thờ thỉnh. Nếu có hiện tướng mạo, phải y pháp mà niệm tụng chân ngôn. Nếu không có cảnh giới hiện ra thì xả bỏ không nên niệm tụng. Pháp tắc thờ thỉnh cũng đồng pháp triệu thỉnh.
Lúc thờ thỉnh ở trong mộng thấy chủ chân ngôn quay mặt mà đi, hoặc không cùng nói chuyện, thì phải nên khởi thủ niệm tụng. Như vậy ba lần.
Nếu ở trong mộng thấy chủ chân ngôn cùng nói chuyện phải biết chẳng bao lâu người này sẽ thành tựu. Nếu không thấy cảnh giới thì không nên niệm tụng. Nếu cưỡng niệm tụng, người ấy sẽ bị tai họa.
Lúc ban đầu trì tụng ở chỗ mật thất thanh tịnh, khởi đầu tụng trì. Từ ngày đầu tụng trì cho đến thật mõi mệt, số biến nhiều ít, y như đã định không được thêm bớt.
Trước nơi ba thời niệm tụng ấy. Trọn ngày, nữa ngày cho đến cuối ngày, hai thời này nên phải trì tụng, thời giữa tăng thêm phần tắm rửa và tạo những nghiệp lành.
Ban đêm cũng có ba thời đồng như ở trên. Nữa đêm những việc ngủ nghỉ v.v… trong giữa đêm trì tụng, hiến cúng làm pháp A Tỳ Giá Rô Ca, An đát đà nẵng pháp và khởi thân pháp.
Đối với phần đêm này nói là tối thắng hơn hết. Nếu ban ngày niệm tụng thì ban đêm Hộ Ma. Nếu giữa đêm trì tụng và ban ngày làm Hộ Ma, nếu hay làm như vậy là tối thắng. Như trước đã nói đồn thực nên làm Hộ Ma. Chẳng hỏi trước sau, chỉ y pháp này niệm tụng Hộ Ma. Hoặc ở trong pháp chỉ làm Hộ Ma mà được thành tựu.
Phải biết cũng cần niệm tụng chân ngôn nếu làm như thế thì các Minh Vương hoan hỷ, các pháp linh nghiệm dễ thành. Người trì tụng không sinh tâm giận dữ, không mong cầu dục lạc, không nên tự mình cho là thấp hèn, không cần lao nhọc, cần khổ, không sinh tâm sợ hãi, không quá khẩn cầu, không sinh lòng khinh mạng.
Lúc niệm tụng không nói lời gì khác, thân tuy mõi mệt nhưng chẳng buông lung, giữ gìn các hơi hôi thối, bàn bạc chuyện thế gian, đều không nên nghĩ nhớ.
Hành giả chẳng rời Bổn Tôn. Dẫu thấy những tướng kỳ lạ không nên ngờ hãi. Khi niệm tụng cũng không phân biệt các món tướng. Lúc trì tụng nên tụng bộ chủ chân ngôn, hoặc tụng bộ Mẫu chân ngôn. Tụng chân ngôn này sẽ được bảo vệ hộ trì không bị chướng ngại. Y nơi bổn pháp niệm tụng xong, hoặc quá bổn số cũng không sợ hãi.
Nên khởi tâm chí thành làm lễ thờ thỉnh Ngài rằng: Con y bổn pháp niệm tụng số biến đã mãn. Cúi mong Đức Tôn Giả lãnh nhận mà chứng minh cho con. Ở trong mộng được Ngài truyền thọ và dạy bảo.
Khi chánh niệm tụng bỗng nhiên nhảy mũi và ngáp thành hơi, từ trên hoặc dưới, hoặc quên chữ chân ngôn v.v… liền đứng dậy lấy nước, dùng pháp sái tịnh, tay buông sổ châu lại tiếp đi một vòng nếu có những bệnh đến. Sái tịnh đã xong trở lại từ đầu niệm.
Như trên chỗ nói các chướng đạo ấy mỗi mỗi từ ban đầu mà niệm bấm số châu. Lúc sắp hết, thân lễ một lạy, cuối cùng trở lại từ đầu lễ một lạy nữa. Ở trước dung tượng, hoặc ở trước tượng hoặc ở trước tháp, hoặc ở chỗ ngồi, tùy chỗ mà niệm tụng.
Niệm chuỗi một vòng, quán tôn nhan mà lạy một lạy, như trước nói niệm tụng xong, an tâm ở chỗ thanh tịnh, hoặc tưởng chân ngôn và tôn chủ kia. Ba thời niệm tụng lúc đầu hôm cho đến về sau, thành tâm tác ý, số biến nhiều ít đều cùng một loại, không thêm không bớt.
Ba thời tắm rửa, thoa đất dâng hoa, và loại bỏ các hoa héo cúng dường hết thảy các việc. Ba thời đều phải đầy đủ ba y. Lại nữa y trong ba thời giặt thay, thân thể sạch sẽ, lấy mùi hương cỏ xông và sái tịnh. Trong mỗi mỗi thời, tùy thuận làm một pháp. Ngồi ra riêng để y ngũ và y để tắm. Ở hai thời này phải thay đổi nội y. Mỗi ngày một lần giặt sạch.
Nếu y đó khó giặt thì cho phép dùng nước hương thơm huân sái. Cúng Bổn Tôn bình bát ba thời phải rửa sạch. Vất bỏ những hoa héo liền thay vào đó những loại mới.
Ba thời thượng đọc Đại Thừa, Bát Nhã và hết thảy Kinh. Kế tạo nhiều đồ thoa lên Mạn Trà La. Trước tụng thừa sự chân ngôn đã xong, thỉnh thờ chưa được, ở trong không được bỏ qua từ một thời, hai thời cho đến một lần phải nên niệm tụng không được gián đoạn.
Nếu bị ma chướng nhập, nghiệp bệnh đến thân, tâm không tinh thành, chỉ thường phóng dật, thân tâm mõi mệt, trái thời tiết không y pháp tắc, hoặc lúc không tắm làm như thế niệm tụng và Hộ Ma, chẳng nên niệm số, chỉ nên nhiếp tâm mà tu hành. Phải y pháp niệm trì đầy đủ tất cả mới nên ký số.
Lúc Hộ Ma, lúc niệm tụng và triệu thỉnh. Ở trong ba việc này, số biến Thần Chú đã có đều không thành tựu. Mỗi mỗi phải đợi y pháp mãn số. Dẫu muốn mãn số, cũng chưa được đủ, mà có chướng khởi thì phải thay đổi từ số đầu, nếu y pháp làm Mạn Trà La, hoặc ở ngày nguyệt thực.
Ở hai thời này niệm tụng đủ số kia thì phước lực tăng cao, chẳng bao lâu sẽ thành tựu không có nghi ngờ vậy. Hoặc ở tám tháp đại linh thời quá khứ Chư Phật hành Bồ Tát hạnh thì tối thắng hơn hết.
Hoặc ở ngày mười năm tháng giêng cũng lại tối thắng. Hoặc ở chỗ chủ sư, thọ được chân ngôn, trước Kinh thừa sự, liền niệm tụng, chẳng bao lâu khiến mau thành tựu.
Hoặc ở trong mộng thấy chủ chân ngôn dùng ngón tay truyền thọ. Y pháp tắc kia cũng khiến mau thành tựu. Người niệm tụng kia cúng dường chỗ Tăng Già, tôn thắng hoặc đương thời phận liền gia công tinh thành, kỳ số chưa mãn, đặc biệt chỗ tôn thắng này vì chủ chân ngôn vui vẻ mà ban cho thành tựu.
Phải biết pháp Tất Địa này này không bao lâu sẽ bị hoại. Vì nghĩa đó cho nên trước phải thừa sự cho xong thì người được mới gọi là kiên cố. Trước lúc thừa sự nên rộng cúng dường. Khi nhật nguyệt thực, ngày tám, ngày mười bốn, ngày mười năm, gia thêm đồ hiến cúng Chư Thần, Tiên Chúng. Như các bộ nói, những ngày ở trước, hết thảy giữ giới, tăng làm các việc thiện, Trai giới v.v…
Lại thêm dâng cúng bổn chủ chân ngôn. Ở trong ngày ấy dùng bình chứa đầy nước hương thơm, lấy cành hoa rưới sái. Hoặc lấy đồ ứ già, hoặc dùng Cam Lồ Quân Trà Lợi chân ngôn, tụng chân ngôn đó tự mình có thể làm lễ hốn đảnh, có thể trừ hết ma chướng.
Hoặc ở trong ngày ấy dâng hiến các đồ ăn thức uống, thoa Mạn Trà La, làm Hộ Ma và cúng dường hết thảy đèn đuốc, chỉ gia thêm những phần đó hoặc trong pháp nói trì tụng tự nhiên nghiệm thấy trước bức dung tượng chỗ tháp Xá Lợi v.v… tự nhiên rung động hoặc ánh sáng chiếu ra, phải biết chẳng bao lâu khiến được thành tựu.
Lúc được thành tựu có tướng mạo gì?
Nghĩa là: Thân hay khinh an lợi lạc, bệnh khổ trừ dứt, tăng ích thắng huệ, tâm không sợ hãi, thân có ánh oai quang hiện, dũng mãnh tăng ích, ban đêm thường mộng thấy những việc thực thanh tịnh, tâm hằng an thái trong lúc niệm tụng và làm các sự nghiệp không sinh mỏi mệt.
Nơi thân xuất ra mùi thơm kỳ diệu, hoặc dũng mãnh làm những việc bố thí, thâm kính bậc tôn đức, đối với chủ chân ngôn tâm sinh kính ngưỡng. Lúc thành tự hiện những việc như trên. Phải biết đó là thành tựu tướng mạo.
Trước rõ việc rồi, y theo phép tắc mà cúng dường Bổn Tôn nên tăng thêm đồ hiến cúng và Hộ Ma. Trước y pháp thừa sự số biến đã xong, kế nên cần phải làm pháp niệm tụng Tất Địa.
Lại nữa trước cầu nguyện ở trong mộng có những cảnh giới hi hữu. Lúc làm pháp thừa sự chỗ đã niệm tụng nên niệm tụng Tất Địa. Không nên dời chỗ vì có nạn sự, khi muốn di chuyển đến chỗ khác thì trước hết cũng phải làm pháp tắc thừa sự, nhiên hậu mới niệm tụng Tất Địa.
Nếu không y trước niệm tụng nên làm trị phạt. Khiến lấy bộ tôn chủ chân ngôn tụng một ngàn biến. Trong Kinh dạy niệm trì bổn chân ngôn phải mười vạn biến. Nếu lìa ở đây, trở lại như trước nói, khi chánh niệm tụng, trước làm thừa sự, bổng nhiên lầm lẫn tụng sai lộn các chân ngôn khác, đã biết lầm lỗi thành tâm sám hối.
Do buông lung nên tâm trí lầm lẫn. Nguyện cầu Bổn Tôn xá tội cho con. Thân liền đảnh lễ trở lại từ đầu mà niệm tụng. Thoạt nhiên tâm buông lung ở chỗ uế trược, nên tụng bổn chân ngôn tự mình liền biết mà làm trị phạt. Cho đến chỗ trì tụng tụng bộ Tôn Vương chân ngôn bảy biến, cứ mỗi nữa tháng một ngày không ăn.
Mặc áo ngũ tịnh tụng Ngũ tịnh chân ngôn, trải qua tụng tám trăm biến nhiên hậu mới mặc áo vào. Mặc áo ngũ tịnh này, trong nữa tháng ăn nhũng đồ uế ác khiến được thanh tịnh, chân ngôn tăng lực.
Phật Bộ Ngũ Tịnh chân ngôn rằng:
Nẵng mồ bạt già phạ để ô sắc ni sa dạ vi thú đệ vi ra thệ thỉ phệ phiến đế yết lị sa ha.
Liên Hoa Bộ Ngũ Tịnh chân ngôn rằng:
Úm dã thâu thệ sa ha.
Kim Cang Bộ Ngũ Tịnh chân ngôn rằng:
Nẵng mồ ra đát nẵng đát ra dạ dã nẵng mãn thất chiến noa phạ nhật ra ki nĩnh duệ mãng ha dược khất sa tế nẵng bát đa duệ. Úm thi khí thi khí ninh ra mãng lệ bát ra bệ bát ra bà ta phạ lệ đế thệ đế nhã phạ đế bát ra phạ để sa ha.
Lấy ngưu huỳnh, sữa tươi, bơ, phẫn, nước tiểu. Mỗi một Thần Chú tụng tám trăm biến, thiết trí ở một chỗ. Lại dùng ba la xả để đầy trong đó tụng tám trăm biến, hoặc lá nhủ thọ, hoặc bình Ứ già dùng cỏ tranh mà khuấy. Tụng chân ngôn một trăm biến, sau mặt quay về hướng đông, ngồi chồm hổm, như vậy ba lần. Trải qua ba lần như thế, giống như hòa thuốc với nước.
Đương lúc uống không nên nghĩ nói. Lúc niệm tụng, thấy tượng có tiếng nói trước nên luyện tụng bộ tôn chủ chân ngôn và kiết ấn. Nếu có ma quỷ tự nhiên thối lui. Hoặc có tiếng nói cùng với bổn pháp không khác, phải biết đó là ma quỷ làm.
Hoặc có tiếng nói ra khuyên làm các việc ác, cũng biết là ma quỷ. Nếu thấy ác mộng liền như trước y Kinh tụng bộ mẫu chân ngôn một trăm biến. Nếu trước không tụng bộ mẫu chân ngôn thì không nên niệm tụng vậy.
Lúc niệm tụng biến số ít, chưa đủ không nên dừng lại. Nếu tăng thêm mà không đủ như trước đã nói, thì niệm tụng đều thứ lớp y pháp vậy. Nếu khác pháp này, muốn cầu Tất Địa không có thể được.
***