Kinh Đại thừa
Phật Thuyết Kinh Tương ưng Bộ - Tập Bốn - Thiên Sáu Sứ - Chương Một - Tương ưng Sáu Xứ - Năm Mươi Kinh Thứ Ba - Phẩm Mới Và Cũ
PHẬT THUYẾT
KINH TƯƠNG ƯNG BỘ
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư
An Thế Cao, Đời Hậu Hán
TẬP BỐN
THIÊN SÁU SỨ
CHƯƠNG MỘT
TƯƠNG ƯNG SÁU XỨ
NĂM MƯƠI KINH THỨ BA
PHẨM MỚI VÀ CŨ
PHẦN BẢY
CÓ PHÁP MÔN NÀO?
Có pháp môn nào, do pháp môn ấy, Tỳ Kheo ngoài lòng tin, ngoài ưa thích, ngoài lắng nghe, ngoài suy tư về phương pháp àkàra paritakkà, ngoài kham nhẫn, thích thú biện luận ditthini shànakhanti, có thể xác chứng chánh trí.
Vị ấy biết rõ: Sanh đã tận, phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa?
Bạch Thế Tôn, đối với chúng con, pháp lấy Thế Tôn làm căn bản. Có một pháp môn, này các Tỳ Kheo, do pháp môn ấy, Tỳ Kheo ngoài lòng tin, ngoài ưa thích, ngoài lắng nghe, ngoài kham nhẫn, thích thú biện luận, có thể xác chứng chánh trí.
Vị ấy biết rõ: Sanh đã tận, trạng thái này nữa.
Pháp Môn ấy là gì, do pháp môn ấy, không còn trở lui trạng thái này nữa?
Ở đây, này các Tỳ Kheo, Tỳ Kheo khi mắt thấy sắc, hoặc nội tâm có tham, sân, si, biết rõ: Nội tâm ta có tham, sân, si.
Hoặc nội tâm không có tham, sân, si, biết rõ: Nội tâm ta không có tham, sân, si.
Này các Tỳ Kheo, Tỳ Kheo khi mắt thấy sắc, hoặc nội tâm có tham, sân, si biết rõ: Nội tâm ta có tham, sân, si.
Hoặc nội tâm không có tham, sân, si biết rõ: Nội tâm ta không có tham, sân, si.
Này các Tỳ Kheo, biết rõ chúng có mặt hay không có mặt trong tâm vị ấy, có phải chúng là những pháp do lòng tin được hiểu biết, hay do ưa thích được hiểu biết, hay do lắng nghe được hiểu biết, hay do suy tư về phương pháp được hiểu biết, hay do kham nhẫn, thích thú biện luận được hiểu biết?
Thưa không, bạch Thế Tôn!
Có phải các pháp này, do thấy chúng với trí tuệ nên được hiểu biết?
Thưa phải, bạch Thế Tôn!
Ðây là pháp môn, này các Tỳ Kheo, do pháp môn này, ngoài lòng tin, ngoài ưa thích, ngoài lắng nghe, ngoài suy tư về phương pháp, ngoài kham nhẫn, thích thú biện luận, có thể xác chứng với chánh trí.
Vị ấy biết rõ: Sanh đã tận, không còn trở lui trạng thái này nữa. Lại nữa, này các Tỳ Kheo, Tỳ Kheo khi tai nghe tiếng, khi mũi ngửi hương, khi lưỡi nếm vị, khi thân cảm xúc.
Lại nữa, này các Tỳ Kheo, khi ý biết pháp, hoặc nội tâm có tham, sân, si, biết rõ: Nội tâm ta có tham, sân, si.
Hoặc nội tâm không có tham, sân, si, biết rõ: Nội tâm ta không có tham, sân, si. Này các Tỳ Kheo, khi ý biết pháp, hoặc biết rõ nội tâm có tham, sân, si.
Nội tâm ta có tham, sân, si, hoặc biết rõ nội tâm không có tham, sân, si: Nội tâm ta không có tham, sân, si.
Này các Tỳ Kheo, sự biết rõ chúng có mặt hay không có mặt trong tâm vị ấy, có phải chúng là những pháp do lòng tin được hiểu biết, hay do ưa thích được hiểu biết, hay do lắng nghe được hiểu biết, hay do suy tư về phương pháp được hiểu biết, hay do kham nhẫn, thích thú biện luận được hiểu biết?
Thưa không, bạch Thế Tôn!
Có phải các pháp này, do thấy chúng với trí tuệ nên được hiểu biết?
Thưa phải, bạch Thế Tôn!
Ðây là pháp môn, này các Tỳ Kheo, do pháp môn ấy, Tỳ Kheo ngoài lòng tin, ngoài ưa thích, ngoài lắng nghe, ngoài suy tư về pháp môn, hay ngoài kham nhẫn, thích thú biện luận, có thể xác chứng với chánh trí.
Vị ấy biết rõ: Sanh đã tận, phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa.
***