Kinh Đại thừa
Phật Thuyết Kinh Tương ưng Bộ - Tập Bốn - Thiên Sáu Sứ - Chương Một - Tương ưng Sáu Xứ - Năm Mươi Kinh Thứ Bốn - Phẩm Rắn độc
PHẬT THUYẾT
KINH TƯƠNG ƯNG BỘ
Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư
An Thế Cao, Đời Hậu Hán
TẬP BỐN
THIÊN SÁU SỨ
CHƯƠNG MỘT
TƯƠNG ƯNG SÁU XỨ
NĂM MƯƠI KINH THỨ BỐN
PHẨM RẮN ĐỘC
PHẦN MƯỜI MỘT
BÓ LÚA
Ví như, này các Tỳ Kheo, một bó lúa quăng tại ngã tư đường, rồi sáu người đến, tay cầm cái đập và họ đập bó lúa ấy với sáu cái đập vyàkggì. Như vậy, này các Tỳ Kheo, bó lúa ấy được khéo đập với sáu cái đập ấy.
Rồi một người thứ bảy đến, tay cầm cái đập, và người ấy đập bó lúa ấy với cái đập thứ bảy. Như vậy, này các Tỳ Kheo, bó lúa ấy lại càng được khéo đập với cái đập thứ bảy.
Cũng vậy, này các Tỳ Kheo, kẻ vô văn phàm phu bị đập trong con mắt bởi những sắc khả ái và không khả ái, bị đập trong lưỡi bởi những vị khả ái và không khả ái, bị đập trong ý bởi những pháp khả ái và không khả ái.
Này các Tỳ Kheo, nếu kẻ vô văn phàm phu ấy lại nghĩ đến tái sanh trong tương lai, như vậy, này các Tỳ Kheo, kẻ ngu si ấy lại càng bị khéo đập hơn nữa. Ví như, này các Tỳ Kheo, bó lúa ấy lại được đập với cái đập thứ bảy nữa.
Này các Tỳ Kheo, thuở xưa, cuộc chiến xảy ra giữa Chư Thiên và các A tu la rất là khốc liệt.
Này các Tỳ Kheo, Vepacitti, Vua A tu la gọi các A tu la: Này Thân hữu, trong cuộc chiến đang khởi lên giữa Chư Thiên và loài A tu la rất là khốc liệt, nếu các A tu la thắng và Chư Thiên bại, hãy trói Thiên Chủ Sakka hai tay, hai chân và thứ năm là cổ, và dắt Vua ấy đến trước mặt ta, trong thành của các A tu la.
Còn Thiên Chủ Sakka gọi Chư Thiên ở Cõi Trời Ba Mươi Ba: Này Thân hữu, trong trận chiến giữa Chư Thiên và các loài A tu la, trận chiến rất là khốc liệt, nếu Chư Thiên thắng và các loài A tu la bại, hãy trói Vua A tu la Vepacitti, hai tay, hai chân và thứ năm là cổ, và dắt Vua ấy đến trước mặt ta, trong giảng đường Sudhamma Thiện Pháp.
Nhưng trận chiến ấy, Chư Thiên thắng và các loài A tu la bại. Rồi, này các Tỳ Kheo, Chư Thiên ở Cõi Trời Ba Mươi Ba trói Vua A tu la Vepacitti, trói hai tay, hai chân và thứ năm là cổ, rồi dẫn đến trước mặt Thiên Chủ Sakka trong giảng đường Sudhamma.
Tại đây, này các Tỳ Kheo, Vua A tu la Vepacitti bị trói hai tay, hai chân và thứ năm là cổ.
Này các Tỳ Kheo, khi ấy Vua A tu la Vepacitti suy nghĩ như sau: Chư Thiên theo chánh pháp, còn A tu la theo phi pháp.
Nay ta đi đến thành của Chư Thiên, thời khi ấy Vua A tu la tự thấy mình được cởi trói hai chân, hai tay và thứ năm là cổ, và được hưởng thọ, được thưởng thức đầy đủ năm dục công đức Cõi Trời.
Và này các Tỳ Kheo, khi Vua A tu la suy nghĩ như sau: Các A tu la theo chánh pháp, Chư Thiên theo phi pháp. Ở đây, ta sẽ đi đến thành của các A tu la, thời khi ấy Vua A tu la tự thấy mình bị trói hai tay, hai chân và thứ năm là cổ, và bị tước bỏ năm dục công đức Cõi Trời. Như vậy, này các Tỳ Kheo, thật tế nhị là sự trói buộc của Vepacitti, và còn tế nhị hơn là sự trói buộc của Màra.
Ai có tư tưởng Mannamàna, người ấy bị Màra trói buộc.
Ai không có tư tưởng, người ấy được giải thoát khỏi Ác Ma.
Tôi là, này các Tỳ Kheo, là một tư tưởng.
Cái này là tôi, này các Tỳ Kheo, là một tư tưởng.
Tôi sẽ là, này các Tỳ Kheo, là một tư tưởng.
Tôi sẽ không là, là một tư tưởng.
Tôi sẽ có sắc, là một tư tưởng.
Tôi sẽ không có sắc, là một tư tưởng.
Tôi sẽ có tưởng, là một tư tưởng.
Tôi sẽ không có tưởng, là một tư tưởng.
Tôi sẽ không có tưởng và không không có tưởng, là một tư tưởng.
Có tư tưởng, này các Tỳ Kheo, là tham.
Có tư tưởng là mụt nhọt.
Có tư tưởng là mũi tên.
Do vậy, này các Tỳ Kheo, các ông cần phải học tập: Tôi sẽ sống với tâm không có tư tưởng.
Như vậy, này các Tỳ Kheo, các ông cần phải hiểu: Tôi là, này các Tỳ Kheo, là một động chuyển injitam.
Cái này là tôi, là một động chuyển. Tôi sẽ là, là một động chuyển.
Tôi sẽ không là, là một động chuyển.
Tôi sẽ có sắc, là một động chuyển.
Tôi sẽ có tưởng, là một động chuyển.
Tôi sẽ không có tưởng, là một động chuyển.
Tôi sẽ không có tưởng và không không có tưởng, là một động chuyển.
Ðộng chuyển, này các Tỳ Kheo, là tham. Ðộng chuyển là mụt nhọt. Ðộng chuyển là mũi tên.
Do vậy, này các Tỳ Kheo, các ông cần phải học tập: Tôi sẽ sống với tâm không có động chuyển.
Như vậy, này các Tỳ Kheo, các ông cần phải hiểu: Tôi là, này các Tỳ Kheo, là một chấn động phanditam.
Cái này là tôi, là một chấn động. Tôi sẽ là, là một chấn động.
Tôi sẽ không là, là một chấn động.
Tôi sẽ có sắc, là một chấn động.
Tôi sẽ không có sắc, là một chấn động.
Tôi sẽ có tưởng, là một chấn động.
Tôi sẽ không có tưởng, là một chấn động.
Tôi sẽ không có tưởng và không không có tưởng, là một chấn động.
Chấn động, này các Tỳ Kheo, là tham. Chấn động là mụt nhọt. Chấn động là mũi tên.
Do vậy, này các Tỳ Kheo, các ông cần phải học tập: Tôi sẽ sống với tâm không chấn động.
Như vậy, này các Tỳ Kheo, các ông cần phải hiểu: Tôi là, này các Tỳ Kheo, là một hý luận papancitam.
Cái này là tôi, là một hý luận.
Tôi sẽ là, là một hý luận.
Tôi sẽ không là, là một hý luận.
Tôi sẽ có sắc, là một hý luận.
Tôi sẽ không có sắc, là một hý luận.
Tôi sẽ có tưởng, là một hý luận.
Tôi sẽ không có tưởng, là một hý luận.
Tôi sẽ không có tưởng và không không có tưởng, là một hý luận.
Hý luận, này các Tỳ Kheo, là tham. Hý luận là mụt nhọt. Hý luận là mũi tên.
Do vậy, này các Tỳ Kheo, các ông cần phải học tập: Tôi sẽ sống với tâm không có hý luận.
Như vậy, này các Tỳ Kheo, các ông cần phải hiểu: Tôi là, này các Tỳ Kheo, là một ngã mạn.
Cái này là tôi, là một ngã mạn.
Tôi sẽ là, là một ngã mạn.
Tôi sẽ không là, là một ngã mạn.
Tôi sẽ có sắc, là một ngã mạn.
Tôi sẽ không có sắc, là một ngã mạn.
Tôi sẽ có tưởng, là một ngã mạn.
Tôi sẽ không có tưởng, là một ngã mạn.
Tôi sẽ không có tưởng và không không có tưởng, là một ngã mạn.
Ngã mạn, này các Tỳ Kheo, là tham. Ngã mạn là mụt nhọt. Ngã mạn là mũi tên.
Do vậy, này các Tỳ Kheo, các ông cần phải học tập: Tôi sẽ sống với tâm trừ bỏ ngã mạn. Như vậy, này các Tỳ Kheo, các ông cần phải học tập.
***