Kinh Đại thừa

Phật Thuyết Kinh Văn Thù Sư Lợi Hỏi Về Trí Tuệ Siêu Việt Của Bồ Tát

PHẬT THUYẾT

KINH VĂN THÙ SƯ LỢI HỎI VỀ

TRÍ TUỆ SIÊU VIỆT CỦA BỒ TÁT

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư

Chi Lâu Ca Sấm, Đời Hậu Hán
 

PHẦN MỘT
 

Tôn Giả Xá Lợi Phất quỳ gối trước Phật, bạch: Con có vấn đề muốn hỏi, cúi xin Đức Thế Tôn nhận cho con mới dám thưa.

Phật nói: Lành thay! Lành thay! Này Tôn Giả Xá Lợi Phất! Vấn đề ông muốn hỏi sẽ giống như điều Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi đã hỏi là muốn hiểu về trí tuệ của Như Lai, lý do nào có tên pháp ấy mà ông chưa nắm được phải không?

Nay ta sẽ vì ông giảng nói rõ việc ấy.

Ông hãy lắng nghe! Lắng tâm mà nghe!

Tôn Giả Xá Lợi Phất thưa: Con xin lãnh thọ lời Phật dạy.

Vào lúc này, trong chúng hội còn có các Tôn Giả Ma Ha Mụckiền liên, Ma Ha Ca Diếp, Ma Ha Ca Chiên Diên, Ma Ha Câu Hy La, Bân Lợi Văn Đà Phất, Tu Bồ Đề, A Nan Luật, Châu Lợi Cảm, Ma Ha Cảm, Nại Tra Hòa La, A Nan.

Tất cả những vị đều là bậc A La Hán, cùng đứng dậy đảnh lễ Phật và bạch: Chúng con vui mừng xin được muốn nghe để khiến cho hàng Bồ Tát nhờ thế mà đầy đủ bốn hoằng thệ nguyện. Nếu thiện nam, thiện nữ nào muốn nghe thì đều phải dốc cầu. Các hàng Thanh Văn, nhân vào pháp ấy, để cầu bốn hoằng thệ nguyện, muốn cho tất cả đều được giải thoát, đều chứng A La Hán.

Các Tỳ Kheo, mỗi một vị cầm lấy hoa tung lên Đức Phật, cúng dường Tuệ Như Lai. Các Thiên Tử Cõi Dục cũng lấy hoa Trời bay đến cúng dường. Họ dùng âm nhạc Cõi Trời để làm vui nơi đây.

Vì sao?

Vì từ xưa chỗ nhạc Trời này, ở đây, chưa được nghe đến tên, huống chi hôm nay, đầy đủ cả mà không được nghe thứ am nhạc ấy hay sao?

Thích Đề Hoàn Nhân lấy hoa Câu Kỳ ở Cõi Trời rải khắp tinh xá Kỳ Hoàn.

Đức Phật bảo Tôn Giả Xá Lợi Phất: Trí tuệ của Như Lai có bốn việc.

Bốn việc ấy là:

1. Phát tâm.

2. Bất thoái chuyển.

3. Bồ Tát ngoi nơi gốc cây thiền định.

4. Đầy đủ pháp Phật.

Đó là bốn việc.

Tôn Giả Xá Lợi Phất hỏi: Vì lý do nào mà phát tâm thì Bồ Tát có một trí tuệ siêu việt?

Nghĩa là phát tâm việc mình làm, vì tất cả mười phương mà tạo cong đức.

Vì sao?

Vì muốn cho tất cả cũng đều được bốn hoằng thệ nguyện, nên được gọi là một tuệ siêu việt.

Trí tuệ bất thoái chuyển là mọi việc làm đều có chỗ để thực hiện, nhưng không có chỗ để mong cầu. Bồ Tát cầu sao cho đại địa này là đất an ổn, là đất không có chỗ để nhớ, là đất kiên cố của mình, nên đây là nền tảng của pháp Phật và được gọi là tuệ thứ hai siêu việt.

Ngồi nơi cội cây thiền định là do không khởi không. Khởi ở đây là phải thành đạo mà không rời sức, vô sở úy. Đây là tuệ thứ ba siêu việt.

Tuệ Như Lai: Giống như là chỗ thẩm xét của tuệ, như là nơi trí tuệ của trí tuệ không cùng tận, không thể là số đặc thù, là nơi tôn vinh của trí tuệ siêu việt, là nơi đã trụ vào Như Lai Ứng Cúng Chánh Biến Tri, là nơi đã dùng pháp giáo hóa. Đây là tuệ thứ tư siêu việt.

Đức Phật bảo: Này Tôn Giả Xá Lợi Phất! Bồ Tát còn có hai tuệ nữa.

Hai tuệ ấy là:

1. Thanh Văn chuyển pháp luân.

2. Chuyển pháp luân bất thoái chuyển.

Đây là hai trí tuệ siêu việt.

Trí tuệ của Như Lai gọi là trí tuệ không có cùng tận. Đã ở trong đấy là pháp có giáo hóa. Sắc pháp, pháp Phật. Thọ, tưởng, hành, thức, pháp Phật, những pháp ấy, này Tôn Giả Xá Lợi Phất, là không thể lý giải được.

Ví như việc làm của người ngu, cho pháp ấy có thể được, pháp ấy không thể được. Không thể được thì không nêu bày, loại bỏ cái vốn là không ấy, thì các pháp chỉ bày được, nên gọi đây là trí tuệ của Như Lai không cùng tận.

Tôn Giả Tôn Giả Xá Lợi Phất thưa: Thưa Thế Tôn! Tuệ Như Lai không cùng tận ở chỗ nào?

Phật nói: Không có trí tuệ nào cao hơn nữa thì đấy là trí tuệ không cùng tận.

Phật hỏi Tôn Giả Xá Lợi Phất: Chỗ tuệ nào là trí tuệ siêu việt?

Tôn Giả Xá Lợi Phất thưa: Như Lai, không lấy pháp giữ pháp, pháp ấy không thể nhận được nên gọi đấy là tuệ Như Lai. Bồ Tát này phải học chỗ pháp đó. Người tu học phải học tuệ Như Lai. Không nghĩ đến việc dùng pháp thế tục của quá khứ, để ứng xử đạo pháp. Không đề cập đến các việc xấu ở đời, không nói việc đạo có thể tốt.

Người tu học như vậy là học về tuệ Như Lai. Là không đem sự hiểu biết để học điều phải trái này, không tạo ra việc học ấy là tuệ Như Lai. Không phân biệt cái lớn, cái lớn ở đây gọi là nhãn, sắc, thức. Không có cái nhìn phân biệt, phân biệt tất cả những nhớ nghĩ có thật, vậy là không học được tuệ Như Lai. Người này có thể độ, người này không thể độ.

Học cái học này là không học tuệ Như Lai. Tuệ Như Lai, đó là trí tuệ của mọi người. Thực hiện được điều học này là học tuệ Như Lai. Học Tuệ Như Lai là trí tuệ vô số, không kể xiết. Tất cả các pháp không có chỗ dứt hẳn, vậy là học tuệ Như Lai.

Phật bảo Tôn Giả Xá Lợi Phất: Không nhớ nghĩ các pháp đang hiện hữu là chỗ sinh ra tuệ Như Lai. Đối với tuệ Như Lai là không có chỗ để nghĩ nhớ, đó là học tuệ Như Lai, không nhớ nghĩ đây là cái có được, đây là cái không có được.

Phật bảo Tôn Giả Xá Lợi Phất: Người nào muốn học trí tuệ của Như Lai thì không nên có sự nhớ nghĩ về Như Lai, như vậy là học tuệ Như Lai. Các pháp không có chỗ để cầu thì đây là trí tuệ vô cùng và chính đấy là tuệ Như Lai.

Phật bảo Tôn Giả Xá Lợi Phất: Sắc pháp, pháp Phật. Thọ, tưởng, hành, thức, pháp tuệ Như Lai, các pháp ấy không có chỗ nào vướng mắc, tùy theo trí tuệ chỉ bày tất cả các pháp không vướng mắc đó. Không nghĩ nhớ về có không, thì chính đây là tùy giáo.

Đã không vướng mắc vào có, không, thì tùy vào lời dạy không căn cứ như vậy mà học, đó là học tuệ Như Lai. Chỗ dùng ấy, cũng không quá khứ, đương lai, hiện tại… trí tuệ như vậy là thấy tất cả mà cũng không thấy tất cả.

Tôn Giả Xá Lợi Phất bạch Phật: Thưa Thế Tôn! Sao thì gọi là thấy?

Không chỗ lấp, không chỗ che chắn, đều là thấy. Đây là tuệ Như Lai.

Thưa Thế Tôn! Thế nào gọi là không thấy tất cả?

Được gọi là không thấy tức là không thấy cửa để vào chỗ Như Lai. Không có nơi vào cho nên không thấy. Đấy là tuệ Như Lai. Đối với tuệ, cũng không hợp cùng với không, gồm cả nghĩ nhớ cũng không, nguyện cũng không, cũng không thể thấy, cũng không thể thọ nhận, hoàn toàn giống như vắng lặng, thì tuệ đó trong sạch.

Tuệ Như Lai không thể thọ nhận dài, ngắn. Tuệ Như Lai cũng không có sự trợ giúp. Tuệ Như Lai không thể được trợ giúp. Tuệ Như Lai cũng không có khác, vậy mới là trí tuệ Như Lai. Không từ nơi nào sinh ra tuệ Như Lai, nên gọi đó là tuệ Như Lai.

Không và cũng không thể tính toán chấp đầy đủ, cũng không thể là tính toán của gót chân, cũng không thể là tính toán của đầu gối, cũng không thể là tính toán xương bánh chè, cũng không thể là tính toán của bụng, cũng không thể là tính toán của cánh tay, cũng không thể là tính toán của bàn tay, cũng không thể là tính toán của má.

Cũng không thể là tính toán của đầu, cũng không thể là tính toán chấp bên trong, cũng không thể là tính toán bên ngoài, cũng không thể là tính toán trung gian, cũng chẳng phải tính toán không cực, cũng không phải tính toán có cực, cũng không phải tính toán ở trên, dưới, bốn hướng Đông Tây, Nam, Bắc, cũng không phải là tính toán của người.

Cũng không phải là tính toán của Tu Đà Hoàn, cũng không phải la tính toán của A La Hán, cũng không phải là tính toán của Bích Chi Phật, cũng không phải là tính toán của Như Lai, cũng không thể là tính toán hữu dư, vô dư, cũng không phải là tính toán thoát, hữu thoát, cũng không phải là tính toán pháp sở tại, cũng không thể tính toán với tuệ Như Lai. Không có tên tuệ Như Lai, đó mới chính là tuệ Như Lai.

Phật bảo Tôn Giả Xá Lợi Phất: Hiện dự hội, Tỳ Kheo chiếm đa số song không nghe đúng vấn đề chỉ nghe cái ngọn, so lại thì không biết cái nào đúng, không đúng. Như bản thân ta, các pháp đều là thế. Nói lên lời này thì liền tùy thuộc vào lời kia, hành động tạo ra không thể tính toán mà phải tính toán.

Vì pháp xứ nen nhân của nó có thủ, có cho mà có mạng, mạng giữ lấy tư tưởng sống lâu, muốn thọ, thọ mãi, muốn được thọ mạng, muốn mạng được thọ, sống lâu mãi. Đã muốn mạng sống lâu thì mạng nối tiếp nhau, thọ mạng, thọ mạng.

Phật bảo Tôn Giả Xá Lợi Phất: Tuệ Như Lai cũng không xuất phát từ pháp, cũng không xuất phát từ phi pháp, cũng không xuất phát từ cái có, cũng không xuất phát từ cái không, phải tạo ra từ đâu thì điều này không the nói lên được.

Tuệ Như Lai, từ đâu, cũng không từ đâu. Tuệ Như Lai đó, cũng không hoại, hủy, cũng không tưởng, giác, vậy là Như Lai sáng suốt hiểu thấu mà không thể nghe hiểu. Cho nên xét sâu sự nghe hiểu như vậy mà nói thì chính là tuệ Như Lai. Xét sâu các chỗ nói để nói, là nói lên cái như hư không được nói rõ về nó.

Phật bảo Tôn Giả Xá Lợi Phất: Không từ đâu đến thì đấy là tuệ Như Lai. Đến chỗ không có nơi chốn thì đấy là tuệ Như Lai. Nơi chốn không chỗ nương tựa, thì đấy là tuệ Như Lai. Nương tựa không chỗ cong, không chỗ thẳng cũng như tuệ Như Lai thì không thể nắm bắt.

Các pháp cũng không thể nắm bắt. Tâm không chỗ sinh, không chỗ an trụ, mọi điều tạo ra công đức đều không có chỗ cầu, như chỗ chỉ dạy mà không có chỗ để làm thì đây là làm. Loại này không chỗ sinh ra, công đức này cũng không gốc rễ, cũng không thật là lời hoằng nguyện thì chúng không chỗ buộc, không chỗ mở, không chỗ tạo ra, đấy mới là sáng suốt tiến tới.

Không chỗ để xem, cũng không tạo ra là khởi sự nhìn thấy. Chỗ thấy ấy, không tác động hai tâm. Trí không chỗ có được, thì trí đó không chỗ hành động, cũng không chỗ để khởi lên, không lấy sự chứng ngộ làm việc cầu xin.

Thực hiện sự cầu này, thực hiện sự nhớ nghĩ này, không có tên tuổi, thì lời cầu chính đáng kia là không thể nhận được sao?

Lòng thương cảm kia sánh bằng với đạo và cái được của nó cũng bằng ấy. Không ai là không nghĩ đến con người, bảo hộ con người đừng để sự thương tưởng kia chập chờn trong đầu óc.

Phật bảo Tôn Giả Xá Lợi Phất: Không tuệ chính là tuệ, mười hai nhân duyên không chỗ sinh. Sự hòa hợp kia là không có hòa hợp. Không thể đắc đạo là có thể được không chỗ niệm. Tỳ Kheo này nhớ nghĩ đến chỗ không có nắm giữ mà giữ bát quấn y, không chỗ cạo tóc đấy mới là cạo đầu, không chỗ thọ giới mà trì giới.

Nhưng không được như vậy, thì Tỳ Kheo yêu mến đạo là yêu mến chỗ nào?

Tỳ Kheo này, chỗ tốt của mình, là biết vận dụng định tâm mà không có tâm nào khác. Tâm kia đã định thì thân, tâm, niệm, không còn nữa.

Không nghĩ đến tuệ là Tỳ Kheo này trí tuệ. Cái gì bảo đã đầy đủ thì đó là cái không hoàn toàn, nếu Tỳ Kheo đầy đủ, thì có nghĩa là kém cỏi. Không thể lường tính pháp, mà bảo có thể biết pháp. Điều biết đã không có, đã không xuất phát từ pháp ấy, thì sự biết như chỗ chỉ bày, không có ranh giới.

Cho nên cảnh giới Phật không có pháp, vì thế pháp của tuệ Như Lai là pháp không tạo tác, vì pháp không chỗ tạo ra nên mới nói là không có pháp. Các pháp chỗ chứng nhập đều dứt thì đấy là tuệ Như Lai. Không chỗ chứng nhập là đã tương ưng với tuệ Như Lai.

Phật bảo Tôn Giả Xá Lợi Phất: Nếu có muốn học về tuệ Như Lai thì sự học kia phải dũng mãnh như sư tử. Nếu có người nam, người nữ đang gìn giữ giới thanh tịnh, không có ý nào khác ngoài tâm trong sạch, đó là nơi tác khởi của tuệ thanh tịnh, là nơi tạo ra không chỗ niệm.

Việc ăn uống kia chỉ nhận vừa đủ mà thôi, nếu các nơi xin cho mà tư tưởng đã trong sạch thì không có tâm nào khác, đối với mọi người không có nhớ tưởng, đối với các pháp không có chỗ mong cầu, cũng không nhớ nghĩ đến việc ở trên, ở giữa hay ở dưới. Chỗ tác khởi luôn bình đẳng. Tỳ Kheo thực hiện được việc học này, là đã tu học.

Phật bảo Tôn Giả Xá Lợi Phất: Tu học cái không có chỗ để cầu ấy, là học được tuệ Như Lai.

Tôn Giả Ma Ha Ca Diếp bạch Phật: Tỳ Kheo chỉ dùng một việc tu học bốn hoằng thệ nguyện rồi là học tuệ Như Lai.

Vậy việc nào gọi là một việc?

Các pháp không có chỗ vướng mắc, thì đấy là học tuệ Như Lai.

Tôn Giả Tu Bồ Đề bạch Phật: Tỳ Kheo sử dụng hai việc học.

Gọi hai việc ấy là việc nào?

Đối với các pháp không chỗ mong cầu là tâm hiện bày bình đẳng cho tất cả mọi người, nhưng không nghĩ là đem bình đẳng đến tất cả. Đây là hai việc Tỳ Kheo học tuệ Như Lai.

Tôn Giả Ma Ha Mục Kiền Liên bạch Phật: Tỳ Kheo sử dụng ba việc học.

Sao gọi là ba việc?

Chỉ học nội dung chính của pháp mà không học hình thức, cũng không nghĩ đến cái ta để gần, cũng không nghĩ đến cái ta để xa. Đây là ba việc.

Tôn Giả Văn đà phất bạch Phật: Thưa Thế Tôn! Tỳ Kheo dùng bốn việc học.

Nhưng gì gọi là bốn việc?

Không nghĩ có chỗ để từ đó có được, cũng không nhớ nghĩ nơi đâu phải được, tất cả đều bình đẳng trong sạch. Chỗ nắm giữ ví như hư không. Đây là bốn việc. Học như vậy là học về tuệ Như Lai.

Tôn Giả Ma Ha Ca Chiên Diên bạch Phật: Tỳ Kheo dùng năm việc học.

Những gì gọi là năm việc?

Không có chỗ để tham tiếc muốn đem pháp để thờ cúng, làm cho tất cả có tâm từ mà không nghĩ tất cả có tâm từ, không nghĩ đến tất cả. Đối với các pháp làm mà không có chỗ để cầu. Đấy là năm việc, là học tuệ Như Lai.

Tôn Giả Nại Tra Hòa La bạch Phật: Tỳ Kheo dùng sáu việc học.

Những gì gọi là sáu việc?

Không phát một tâm cũng không cầu không, cũng không tu học từ đầu cho đến cuối.

Vì sao?

Vì không nhân duyên với hai việc. Đã hướng đến Phật, điều mình nói lên không phát khởi từ suy nghĩ nhớ tưởng thì chỗ nào là Phật chứng. Đấy là sáu việc Tỳ Kheo học tuệ Như Lai.

Phật nói: Tất cả pháp, tất cả người, đều từ tuệ Như Lai mà nhìn thấy, cũng không nhìn thấy cái khác, cũng lại không tự nhiên mà thấy, cũng không thấy pháp. Thực hiện việc học này là học về tuệ Như Lai.

Này Nại Tra Hòa La! Lắng nghe điều học của Tỳ Kheo là học về tuệ vô cực, thế là ông ứng cảm được với tuệ Như Lai, giống như mình đang vui mà không thấy niềm vui kia. Như vậy, việc tu hành của Tỳ Kheo chính là học về tuệ Như Lai. Học tuệ Như Lai, đó là học pháp Phật, mà không thể luận bàn về pháp, lại vận dụng tất cả pháp.

Tôn Giả Nại Tra Hòa La bạch Phật: Nếu Tỳ Kheo học tuệ Như Lai thì như thế nào mới tự mình nắm giữ?

Phật nói: Tâm Tỳ Kheo không nhớ nghĩ có mọi người, không nhớ nghĩ có tất cả pháp, cũng không an cũng không nguy. Đấy là Tỳ Kheo tự mình nắm giữ được.

***