Kinh Đại thừa

Phật Thuyết Kinh Vô Lượng Phá Ma đà La Ni

PHẬT THUYẾT KINH

VÔ LƯỢNG PHÁ MA ĐÀ LA NI

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư

Đức Trực, Ngài Tam Tạng Pháp Sư

Huyền Sướng, Đời Lưu Tống 
 

PHẦN BA
 

Này Xá Lợi Phất! Lúc Đức Bảo Thắng Hỏa Tụ Quang Minh Như Lai vào Bát Niết Bàn thời có vị Chuyển Luân Vương tên là Tinh Trì có đầy đủ bảy báu thống lĩng bốn thiên hạ.

Vị Vua ấy có người con tên là Bất Tư Nghị Công Đức Tối Thắng mà vị Vương Tử đó đến năm được một ngàn sáu trăm tuổi thời ở chỗ của Đức Bảo Thắng Hỏa Tụ Quang Minh Phật mới được nghe Pháp Đà La Ni này, tức liền giải ngộ, chuyên cần tu tập trải qua bảy vạn năm, ngày đêm chẳng lười biếng, chưa từng mệt mỏi, mắt chẳng tạm nhắm.

Vương Tử lại ở trong bảy vạn năm buông bỏ thân mệnh, tiền của cùng với vương vị. Lại bảy vạn năm ở yên một nơi siêng năng kinh hành, hông chẳng dính đất.

Lại ở chỗ của chín ức trăm ngàn na do tha chư Như Lai nghe nói pháp xong thảy đều thọ trì, đọc tụng, thông lợi. Vương Tử tức liền xuất gia tu đạo, trải qua chín vạn năm thọ trì thành tựu vô lượng Đà La Ni Môn như đây.

Khi vị Tỳ Kheo này thành tựu điều đó xong, rộng vì chúng sinh tuyên bày nghĩa này.

Tỳ Kheo Vương Tử liền ở đời này, cảm hóa tám mươi ức na da tha trăm ngàn chúng sinh thảy đều an trụ A Nậu Đa La Tam Miểu Tam bồ đề, cũng lại chứng nơi địa bất thoái chuyển.

Lại Xá Lợi Phất! Bấy giờ trong chúng có vị Trưởng Giả tử tên là Nguyệt Tràng. Vị Trưởng Giả Tử đó ở chỗ của vị Tỳ Kheo ấy, nghe vô lượng môn Đà La Ni như đây. Nghe xong tức liền tùy vui đỉnh thọ.

Nguyệt Tràng do nhân duyên, công đức, căn lành của sự tùy vui này mà được gặp chín mươi ức Chư Phật Thế Tôn, cung kính cúng dường được Pháp Tối Thượng Đà La Ni này. Đối với các ngôn luận rất là thù thắng, lại được Đệ Nhất Bất Đoạn Biện Tài.

Vương Tử Tỳ Kheo ba kiếp cúng dường Chư Phật đó xong thì được Đạo Vô Thượng.

Lại Xá Lợi Phất đừng sinh nghi hoặc! Vương Tử Tỳ Kheo Pháp Sư lúc đó, nay là Vô Lượng Thọ Như Lai. Nguyệt Tràng lúc đó, nay là Định Quang Phật.

Đức Phật bảo Xá Lợi Phất: Ta cùng với các hàng Bồ Tát của đời hiền kiếp đều cùng nghe Pháp Đà La Ni này, liền sinh tùy vui. Do nhân duyên công đức của căn lành này, trải qua trong bốn mươi trăm ngàn kiếp thường siêng năng buông bỏ pháp sinh tử, ở chỗ của chín mươi ức các Như Lai được Đà La Ni tối vi đệ nhất, ngôn luận siêu tuyệt, biện tài thù thắng.

Lại Xá Lợi Phất! Chính vì thế cho nên Hành Giả nếu muốn mau được Đạo Vô Thượng thì nên thọ trì Pháp Đà La Ni này.

Nếu lại có người chẳng thể thọ trì, viết chép, đọc tụng mà chỉ sinh tùy vui.

Tại sao thế?

Do duyên với căn lành này sẽ khiến cho Hành Giả đó đều sẽ đắc được địa bất thoái chuyển đến Đạo Vô Thượng, huống chi là người thọ trì, viết chép, đọc tụng, rộng vì người khác diễn bày thời công đức đã được chỉ trừ Đức Như Lai ra, còn tất cả chúng sinh chẳng thể đo lường được… huống chi suy tư rộng vì ngươi nói.

Khi ấy Đức Thế Tôn liền nói Kệ rằng:

Được Đà La Ni này

Tên là Vô Lượng Môn

Chư Phật thường hộ niệm

Ma chẳng được dịp hại

Nghiệp chướng, mọi trần lao

Đều mau được thanh tịnh

Nghe Diệu Điển này xong

Tùy vui liền viết chép

Thọ trì, luôn đọc tụng

Rộng vì người diễn nói

Tất cả các chúng sinh

Chẳng tính nổi công đức

Nơi Hành Giả sinh ra

Thường được thấy Chư Phật

Được niềm tin khó bàn bất tư nghị tín

Khéo giải sâu nghĩa Kinh

Hành Giả đó mau được

Đạo bồ đề tối thượng

Tam muội thông không tận

Đà La Ni cũng thế

Hình sắc luôn đầy đủ

Phước báo thường nối tiếp

Thấy Phật với nghe pháp

Không thời nào tạm thiếu

Lúc chưa được bồ đề

Giữ mãi công đức này

Ta nhớ đời quá khứ

Đã nghe tổng trì này

Thấy nơi hằng sa Phật

Được vô thượng bồ đề

Ví như Nguyệt Tràng xưa

Được thành Định Quang Phật

Quá khứ Công Đức Thắng

Pháp Sư Tỳ Kheo ấy

Nay thấy Vô Lượng Quang

Là Phật A Di Đà

Ta cùng với hiền kiếp

Vô lượng các Bồ Tát

Cùng nghe Kinh Điển này

Thâm tâm cùng tùy vui

Nếu thích mau gần sát

Đạo bồ đề Vô Thượng

Lai thích mau giáng Ma

Lại thích trăm phước nghiêm

Nên chuyên tâm tổng trì

Được đây, chẳng gì khó

Nếu người đem trân bảo

Đầy hằng sa Thế Giới

Bố thí cho tất cả

Đều khiến được sung túc

Chỉ hay viết Kinh này

Phước ấy hơn việc kia

Vì thế nên lặng nghe

Một lòng chẳng tán loạn

Viết chép và thọ trì

Cùng với khéo suy tư

Điển thâm diệu như đây

Đấy là Trí Bồ Tát Jñāna bodhi satva

Mau được nơi bồ đề

Chẳng đủ, dùng rất khó.

Lại nữa Xá Lợi Phất! Nếu có Hành Giả chuyên tâm, nối tiếp niệm Đà La Ni này thời có tám vị Dạ Xoa trụ tại núi Tuyết, ngày đêm ủng hộ Hành Giả như vậy trừ các suy hoạn, lợi ích cho thế lực.

Thế nào là tám?

Vị thứ nhất tên là Thủ La Śura: Đời Tống nói là: Dũng Kiện.

Vị thứ hai tên là Trí Lật Đà Dṛḍha:Kiên Cố.

Vị thứ ba tên là Bá Lạp Phục Đa Chúng Đa.

Vị thứ tư tên là Na La Diên Bà La Nārāyaṇa bala: Đại Lực Sĩ.

Vị thứ năm tên là Na Lệ Nhân Đà La Nārendra: Nhân Chủ.

Vị thứ sáu tên là Đột Đà Lợi sa Ngũ Năng Phỉ Báng.

Vị thứ bảy tên là Ca La La Nhai Sài.

Vị thứ tám tên là Tu Bà Hầu Subāhu: Hảo Tý, Diệu Tý.

Này Xá Lợi Phất! Hành Giả cần phải dùng lụa trắng tốt, tô vẽ tượng của tám vị quỷ thần như vậy xong, trước tiên dùng màu sắc khiến rất thanh tịnh, chẳng được tạp dùng keo nấu bằng da của chúng sinh.

Hành Giả nếu muốn đọc tụng Kinh này. Trước tiên nên tắm gội, mặc quần áo sạch, chuyên tâm cầu thỉnh tám quỷ thần này, đặt bày mọi loại hương, thức ăn uống tinh khiết, mọi tạp hương màu nhiệm, rải hoa, vòng hoa với đèn dầu sạch … dùng cúng dường.

Hành Giả lại nên dùng màu vẽ ở mặt đất như tòa Viên Luân tự tại trên đó, quỳ gối phải sát đất, tay cầm lò hương, một lòng từ nhớ vô lượng chúng sinh, bảy lần hơi tụng Đà La Ni Chú thì tám vị quỷ thần đó liền hiện thân ấy.

Trong Trời Dục Giới có tám vị Bồ Tát. Tám Đại Sĩ đó thấy Hành Giả này kính tụng Đà La Ni như vậy thời cũng thường hộ niệm, tăng ích cho thế lực ấy.

Thế nào là tám?

Chúng Quang Bồ Tát, Trí Quang Bồ Tát, Nhật Quang Bồ Tát, Vấn Nạn Bồ Tát, Nhất Thiết Nguyện Mãn Bồ Tát, Đại Lực Bồ Tát, Tinh Vương Bồ Tát, Diệu Ý Bồ Tát. Tám Bồ Tát đó với tám vị quỷ thần khiến cho Hành Giả này một lòng chuyên tu, được Pháp Đà La Ni, lợi cho thế lực, khiến các chúng sinh đều yêu nhớ. Tất cả vật cần thiết thì tùy ý chẳng thiếu, bên trong một trăm do tuần không có các suy hoạn.

Như vậy Hành Giả cần phải tu Đà La Ni, phát nguyện chân thật, ghi nhớ siêng năng, yêu thích tất cả pháp lành, chia bày nhóm bố thí, giới… tâm, quảng tuệ, tùy theo điều ấy nhiều ít, không có sự keo kiệt.

Hành Giả thọ trì Đà La Ni này. Lại nên tôn trọng Phật với Pháp, Tăng. Đối với nơi Tam Bảo luôn sinh kính sợ, một lòng chuyên tu pháp nhẫn thâm sâu.

Đức Thế Tôn nói Đà La Ni này thời ba ngàn hằng hà sa trăm ngàn ức na do tha các hàng Bồ Tát đều được Đà La Ni Môn này, tên là Thuyết Vô Lượng. Lại chứng nơi địa bất thoái chuyển, sẽ được A Nậu Đa La Tam Miểu Tam bồ đề. Sáu mươi tần bà la Chư Thiên, kẻ chưa phát tâm vô thượng bồ đề thì nay thảy đều phát ý vô thượng đạo.

Thời Xá Lợi Phất bạch Phật rằng: Thế Tôn! Kinh này tên là gì?

Phụng trì như thế nào?

Đức Phật bảo Xá Lợi Phất: Kinh này tên là Vô Lượng Môn Tổng Trì Đà La Ni, như vậy thọ trì. Cũng có tên là Phá Nhất Thiết Chúng Ma Tổng Trì Đà La Ni, như vậy thọ trì. Cũng có tên là Bồ Tát Nhất Phần Siêu ÝTổng Trì Đà La Ni, như vậy thọ trì. Cũng có tên là Nhất Phần Đắc Nhất Thiết Tổng Trì Đà La Ni, như vậy thọ trì.

Bấy giờ Đức Thế Tôn nói Kinh này xong thời các Đại Thanh Văn của nhóm Xá Lợi Phất, Bồ Tát, Người, Trời, Tu La, Ca Lâu La, Càn Thát Bà, Khẩn Na La, Ma Hầu La Già, tất cả thế gian nghe điều Phật đã nói đều hớn hở vui vẻ, đội trên đỉnh đầu thọ trì, làm lễ rồi lui ra.

***