Kinh Đại thừa

Phật Thuyết Kinh Vô Lượng Phá Ma đà La Ni

PHẬT THUYẾT KINH

VÔ LƯỢNG PHÁ MA ĐÀ LA NI

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư

Đức Trực, Ngài Tam Tạng Pháp Sư

Huyền Sướng, Đời Lưu Tống 
 

PHẦN MỘT
 

Như vậy tôi nghe!

Một thời Đức Phật trụ ở Đại Lâm Trọng Các Giảng đường Trọng Các trong tinh xá Đại Lâm tại Tỳ Xá Ly Vaiśāli cùng với Chúng Đại Tỳ Kheo gồm một ngàn hai trăm năm mươi người đến dự.

Lúc đó Đức Thế Tôn lặng yên tự nghĩ: Hóa Duyên sắp xong, nên buông xả Thọ Hành tuổi thọ, sau ba tháng nữa sẽ Bát Niết Bàn Parinirvaṇa.

Bấy giờ Đức Như Lai ở chỗ đó liền sắc cho Trưởng Lão Đại Mục Kiền Liên: Ông đi báo khắp các chúng Tỳ Kheo ở trong đại thiên Thế Giới, khiến tập hội cùng một lúc.

Mục Kiền Liên bạch Phật rằng: Thưa vâng! Con xin phụng giáo.

Trong khoảng một niệm, đến đỉnh núi Tu Di, tuyên âm thanh lớn, khắp cõi đại thiên đều nghe. Liền có bốn mươi trăm ngàn Tỳ Kheo đột nhiên đến tập hội tại Đại Lâm Trọng Các. Các Tỳ Kheo đó đã thấy Đức Thế Tôn, đỉnh lễ bàn chân của Đức Phật rồi lui về trụ một bên.

Thời Xá Lợi Phất Śāriputra liền sinh niệm rằng: Nay ta cũng nên dùng sức Thần Thông đi đến nơi cư trú của các Tỳ Kheo Tăng trong ba ngàn đại thiên Thế Giới, báo khắp tất cả bậc hành Thanh Văn Thừa, Bích Chi Phật Thừa, người học Đại Thừa đều nên khiến cho tập hội tại Đại Lâm Trọng Các.

Thời Xá Lợi Phất liền dùng thần lực đến nơi cư trú cả các Tỳ Kheo Tăng trong ba ngàn đại thiên Thế Giới, tuyên báo: Hỡi tất cả bậc hành Thanh Văn Thừa, Bích Chi Phật Thừa, người học Đại Thừa. Nay có thể đều tập hội tại Đại Lâm Trọng Các.

Thời các Đại Chúng liền như lời nói ấy, đến nơi xong, cúi đầu lễ rồi lui ra trụ một bên.

Khi ấy Đức Thế Tôn bảo các Bồ Tát: Các ông đều nên đến tập hội cùng một lúc.

Thời Bất không Kiến Bồ Tát, Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát, Bất Xả Ác Thú Bồ Tát, Đoạn Nhất Thiết Hôn Ám Bồ Tát, Thí Nhất Thiết Bồ Tát, Trừ Nhất Thiết Ngại Bồ Tát, Quán Thế Âm Bồ Tát, Hương Tượng Bồ Tát, Tối Cao Biện Bồ Tát, Di Lặc Bồ Tát Ma Ha Tát… Đồng thời đều đến nơi Đức Như Lai ngự.

Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo rằng: Này các thiện nam tử! Nay ông có thể đến mười phương hằng hà sa các Cõi Phật báo cho chúng Bồ Tát Ma Ha Tát… Kẻ đã được vô sinh pháp nhẫn với các Bồ Tát khác ở Trụ Bất Thoái cho đến các Đại Bồ Tát ở địa vị Nhất Sinh Bổ Xứ đều khiến cho tập hội.

Thời các Bồ Tát liền vâng theo Thánh Chỉ đến khắp mười phương, triệu Bồ Tát.

Các Đại Sĩ ấy nghe lời tuyên cáo đều xưng Lành thay! Nguyện xin kính vâng Thời chín vạn ức trăm ngàn na do tha các Bồ Tát thảy đều đã được vô sinh pháp nhẫn. Lại có ba ức trăm ngàn na do tha Bồ Tát trụ bất thoái chuyển.

Lại có ức ngàn các Đại Bồ Tát, mỗi một vị đều là Nhất sinh bổ xứ. Tất cả hàng Bồ Tát như vậy dùng sức thần thông ở trong một niệm thảy đều đến tập hội tại Đại Lâm Trọng Các. Khi ấy đại chúng nhìn thấy Đức Thế Tôn xong, đỉnh lễ bàn chân của Đức Phật rồi lui ra trụ một bên.

Thời Xá Lợi Phất đã thấy mười phương các hàng Đại Bồ Tát thảy đều đến tập hội, liền sinh niệm rằng: Lúc này, ta nên thỉnh Đức Như Lai Ứng Chính Đẳng Giác, hỏi tướng như vậy. Dùng điều ta đã hỏi để chặt đứt sự nghi ngờ của tất cả các Bồ Tát, được trí biện sâu xa, ở hằng sa chỗ của Phật được nghe diệu pháp, chưa từng sinh một niệm bỏ mất, cho đến các hàng Bồ Tát chưa được Vô Thượng Bồ Đề đều nên tu bốn hạnh tịnh diệu đó.

Thế nào là bốn?

Một là chúng sinh tịnh, hai là pháp tịnh, ba là biện tịnh, bốn là Cõi Phật tịnh.

Lại khiến cho Bồ Tát sinh bốn chính niệm.

Thế nào là bốn?

Một là chính niệm nơi thân, hai là chính niệm nơi miệng, ba là chính niệm nơi tâm, bốn là chính niệm nơi sinh.

Lại có bốn Pháp dần dần được vào sâu trong Đà La Ni Môn.

Thế nào là bốn?

Một là được tuyên nói không tận khéo vào Đà La Ni Môn.

Hai là biết các căn của chúng sinh, khéo liền chờ được vào nơi Đà La Ni Môn.

Ba là biết nghiệp báo hữu vi, khéo liền cũng được vào nơi Đà La Ni Môn.

Bốn là được vô sinh pháp nhẫn thâm sâu, mau được khéo vào Đà La Ni Môn.

Thời Xá Lợi Phất như điều đã niệm ấy, liền bạch Phật rằng: Các Bồ Tát này muốn tu tịnh hạnh. Nguyện xin Đức Thế Tôn thương xót, vì họ tuyên nói khiến được tu hành.

Bấy giờ Đức Phật bảo Xá Lợi Phất rằng: Các Hành Giả này phát tâm rộng lớn.

Nếu người muốn tu hành pháp của Bồ Tát, lại muốn đối với pháp, tâm không có chỗ nhiễm dính, không lấy không bỏ thì các Hành Giả đó cần phải thọ trì, tụng niệm Đà La Ni Chú Thần Diệu Chương Cú như vậy:

1. A nỉ.

2. A xí.

3. Ma xí.

4. Tam mạn đá mục xí.

5. Dục đế.

6. Ni lục đế.

7. Ni lục để.

8. Tư tỳ.

9. Hỷ lệ.

10. Kiếp tý.

11. Kiếp ba tý.

12. Sa lệ.

13. Bà la bạt đế.

14. Hỷ la lệ.

15. Hỷ lệ, hỷ lê lệ.

16. Hỷ la hỷ lệ.

17. Già đế.

18. Già bàn nỉ.

19. Già la già la nỉ.

20. Át hằng đế.

21. A lan nỉ.

22. Niết vị đề.

23. Niết bạt đa nỉ.

24. Nặc xà đế.

25. Nỉ ha.

26. Tỳ ma lệ.

27. Du đàn nỉ.

28. Bả ca cật đế đề bát nỉ.

29. Bà bì Tỳ Bà bạt nỉ.

30. A tăng kỳ.

31. Đà mê.

32. Tỳ phú la tư tỳ.

33. Tam ca ly sa nỉ.

34. Đề lệ đề lệ.

35. Ma Ha đề đề lệ.

36. Gia kỳ bạt đế.

37. Già lệ.

38. A già lệ.

39. Ma đà lệ.

40. Tam ma già lệ.

41. Trí đà san địa.

42. Át thất đế.

43. A Tăng Già tỳ ha lệ.

44. A Tăng Già ni ha lệ.

45. Tỳ ha la, tỳ ma lệ.

46. Nị ha la, du đàn nị.

47. Trí cầm tô mỵ.

48. Tha di.

49. Tha ma bà đế.

50. Ma Ha tư tỳ.

51. Tam mạn đá tư tỳ.

52. Tỳ phú la tư tỳ.

53. Tỳ phú la lạt di.

54. Tam mạn đa mục xí.

55. Tát bà đá nọa kiệt đế.

56. A na si thị.

57. Đà la ni, đà la ni.

58. Ni đà na cù đê, toa ba ha.

Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo Xá Lợi Phất: Ta hướng dẫn Đà La Ni Chú đã nói. Các Bồ Tát này cùng với hành giả đều nên thọ trì, đọc tụng thông lợi. Nhưng chẳng nên chọn lấy hữu vi vô vi, đối với tất cả pháp không có nhiễm không có đính, cũng đừng phỉ báng, sinh tâm lìa chán. Cũng chẳng nhiếp thọ siêng cầu tu tập.

Nếu chọn lấy các pháp của hữu vi vô vi sẽ mau xa lìa, chẳng nên chấp dính, chẳng thấy pháp hợp, chẳng thấy pháp tan, chẳng thấy pháp sinh, chẳng thấy pháp diệt, cũng thấy pháp có đi lại. Nay chẳng thấy pháp tăng, chẳng thấy pháp giảm, chẳng thấy pháp của mười hai nhân duyên khởi, chẳng thấy pháp của mười hai nhân duyên diệt, chẳng tuyên nói pháp cũng chẳng phải chẳng tuyên nói.

Bồ Tát thường nên chính niệm. Chư Phật chẳng phải sắc chẳng phải không có sắc, chẳng phải tướng chẳng phải không có tướng, chẳng phải nghĩa chẳng phải chẳng có nghĩa, chẳng phải giới chẳng phải chẳng có giới, chẳng phải định chẳng phải chẳng có định, chẳng phải tuệ chẳng phải chẳng có tuệ, chẳng phải giải thoát chẳng phải chẳng có giải thoát.

Chẳng phải giải thoát tri kiến chẳng phải chẳng có giải thoát tri kiến, chẳng phải tộc tính chẳng phải chẳng có tộc tính, chẳng phải quyến thuộc chẳng phải chẳng có quyến thuộc, chẳng phải hành chẳng phải chẳng có hành, chẳng phải đến chẳng phải chẳng có đến, chẳng phải thời chẳng phải chẳng có thời, chẳng phải uẩn nhập giới chẳng phải chẳng có uẩn nhập giới.

Chẳng phải trí chẳng phải chẳng có trí, chẳng phải nói pháp chẳng phải chẳng có nói pháp, chẳng phải ngã tịnh chẳng phải tha tịnh, chẳng phải chúng sinh tịnh cũng chẳng phải chẳng có tịnh, chẳng phải tự nghĩa chẳng phải tha nghĩa, chẳng phải pháp chẳng phải luật, chẳng phải thân khẩu tịnh cũng chẳng phải ý tịnh, lại chẳng phải quá khứ đi đến ngày nay hành tịnh, chẳng vì mình tự chẳng vì người tha.

Này Xá Lợi Phất! Nói điều như vậy, đây tức gọi là Bồ Tát Niệm Phật thảy đều nhiếp vào tất cả các pháp có tên gọi là Vĩnh Đáo Chư Pháp Đẳng Tập Vi Diệu Tổng Trì.

Lại có tên là Đệ Nhất Nghĩa Biện Tối Thắng Vô Ngại Đà La Ni Môn, cũng có tên là Mãn Túc Nhất Thiết Chư Nguyện Đà La Ni Môn. Lại có tên là Tất Đắc Bồ Đề Nhất Phần Chư Thâm Tam Muội Đà La Ni Môn. Lại có tên là Biện Nhiếp Chư Dư Thiện Căn Đà La Ni Môn. Cũng có tên là Pháp Tạng Tính Tướng Diệu Nghĩa Chân Thật Chi Hạnh Đà La Ni Môn. Cũng có tên là Hữu Vi Phương Tiện Siêu Quá Giáng Phục Chư Ma Đà La Ni Môn.

Lại Xá Lợi Phất! Đà La Ni này có tên là Thuyết Vô Lượng Pháp Môn. Các Hành Giả đó đều cần đạy được nghĩa lợi thâm sâu này, mau được đạo của vô thượng bồ đề.

Tại sao thế?

Vì Đà La Ni này có tên là Chư Phật Quyết Định Đại Thừa Nhất Thiết Công Đức Thậm Thâm Pháp Tạng.

***