Kinh Đại thừa

Phật Thuyết Kinh Xuất Sanh Bồ đề Tâm

PHẬT THUYẾT

KINH XUẤT SANH BỒ ĐỀ TÂM

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư

Xà Na Quật Đa, Đời Tùy
 

PHẦN HAI
 

Khi Ca Diếp Bà La Môn nghe Kệ này xong, lại bạch Phật rằng: Thế Tôn! Người phát tâm bồ đề nên nhiếp bao nhiêu nhóm Phước như thế?

Bấy giờ Đức Thế Tôn liền dùng kệ, hướng về Ca Diếp Bà La Môn nói lời như vậy:

Nếu các chúng sinh Cõi Phật này

Khiến trụ tâm tin với giữ giới

Như nhóm phước lớn tối thượng ấy

Chẳng bằng phần mười sáu tâm đạo

Nếu các chúng sinh Cõi Phật này

Khiến trụ tâm tin nơi pháp hành

Như nhóm phước lớn tối thượng ấy

Chẳng bằng phần mười sáu tâm đạo

Nếu các Cõi Phật hằng hà sa

Thảy đều tạo dựng Chùa cầu phước

Lại tạo các Tháp như Tu Di

Chẳng bằng phần mười sáu tâm đạo

Nếu các Cõi Phật hằng hà sa

Thảy đều cho khắp các bảy báu

Như nhóm phước lớn tối thượng ấy

Chẳng bằng phần mười sáu tâm đạo

Như núi Thiết Vi cao rộng lớn

Tạo Tháp vô lượng, làm các Phật

Nhóm chúng sinh cầu phước như vậy

Chẳng bằng phần mười sáu tâm đạo

Nếu các chúng sinh trọn đủ kiếp

Hoặc đầu, bắp tay thường đội, đeo

Như nhóm phước đức tối thắng ấy

Chẳng bằng phần mười sáu tâm đạo

Nhóm người như vậy được thắng pháp

Nếu cầu bồ đề lợi chúng sinh

Chúng sinh nhóm ấy, bậc Tối Thắng.

Loại khôn sánh, không thể so sánh này, huống có trên!

Vì thế được nghe các pháp này

Bậc trí thường sinh tâm thích pháp

Sẽ được vô biên nhóm phước lớn

Mau được chứng nơi Vô Thượng Đạo.

Khi ấy Ca Diếp Bà La Môn lại bạch Phật rằng: Thế Tôn! Bậc phát tâm bồ đề như vậy có thoái chuyển chẳng?

Thời Đức Phật bảo Ca Diếp Bà La Môn rằng: Bậc phát tâm bồ đề như vậy ở trong giải thoát không có thoái lui. Có điều việc thành tựu có riêng ba loại Bồ Đề.

Nhóm nào là ba?

Ấy là: Thanh Văn Bồ Đề, Bích Chi Phật Bồ Đề, A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề.

Này Đại Bà La Môn! Thế nào là Thanh Văn Bồ Đề?

Nếu kẻ trai lành, người nữ thiện phát A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề nhưng chẳng dạy người khác phát tâm bồ đề, chẳng khiến người khác trụ, cũng chẳng vì họ nói Kinh Điển như vậy, chẳng tự thọ trì, cũng chẳng vì người rộng nói nghĩa ấy, cũng có gần gũi Phú Già La đó nhưng chẳng thừa sự cúng dường vật cần thiết.

Nếu có người đến với người chẳng đến cũng chẳng cung kính, mà đối với chỗ ấy chẳng sinh tùy vui. Dùng nhân duyên này, tâm được giải thoát.

Này Bà La Môn! Đấy tức gọi là Thanh Văn Bồ Đề.

Lại nữa, thế nào là Bích Chi Phật Bồ Đề?

Nếu kẻ trai lành, người nữ thiện tự phát tâm bồ đề nhưng chẳng dạy người khác phát tâm bồ đề, chẳng khiến người khác trụ, cũng chẳng vì họ nói Kinh Điển như vậy, chẳng tự thọ trì, cũng chẳng vì người rộng nói, cũng chẳng gần gũi Phú Già La như vậy rồi chẳng thừa sự cúng dường vật cần thiết.

Nếu có người đến với người chẳng đến cũng chẳng cung kính, cũng chẳng sinh tùy vui. Dùng nhân duyên này, tâm chứng Bích Chi Phật Bồ Đề. Chính vì thế cho nên gọi là Bích Chi Phật Đạo.

Lại nữa, thế nào là A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề?

Nếu kẻ trai lành, người nữ thiện tự phát tâm A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề, cũng lại dạy người khác phát tâm A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề, đã khiến cho kẻ ấy trụ, lại vì người nói Kinh Điển như vậy đều khiến thọ trì, gần gũi nhóm Phú Già La như thừa sự cúng dường.

Nếu có người đến với người chẳng đến cũng đều cung kính, cũng sinh tùy vui. Như giải thoát tự lợi lợi tha này. Do làm lợi ích cho nhiều người, thương xót thế gian, lợi ích an vui cho các hàng Trời người cho nên gọi là A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề.

Do nghĩa nào mà gọi là A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề?

Ở bên trên, trọn không có gì hơn để có thể cầu. Chính vì thế cho nên gọi là A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề.

Khi ấy Đức Thế Tôn muốn tuyên lại nghĩa này một lần nữa, nên dùng kệ tụng là:

Tự phát tâm bồ đề

Chẳng dạy người thọ trì

Nhân sức của tâm mình

Sau cùng Bát Niết Bàn

Vì tự lợi cần cù

Chẳng dạy người thọ trì

Nên gọi là Sa Môn

Phật Tử Tối Thắng Sư

Kẻ phát tâm bồ đề

Giáo hóa sinh vui vẻ

Vì thế tự đắc đạo

Quả báo biết như vậy

Tự thành chẳng thành tha

Ruộng phước trong các Tiên

Được gọi là Duyên Giác

Bà La Môn nên biết

Tự phát tâm bồ đề

Độ thoát nhiều chúng sinh

Vì đời làm lợi ích

Gọi là Phật Đạo Sư

Thành tựu tự lợi ích

Lại khiến người giải thoát

Đây đó không sai biệt

Gọi là bất tư nghị.

Bấy giờ Ca Diếp Bà La Môn bạch Phật rằng: Thế Tôn! Giải thoát, giải thoát có sai biệt chăng?

Đức Phật nói: Này Bà La Môn! Giải thoát đối với giải thoát không có sai biệt. Đạo đối với đạo không có sai biệt. Thừa đối với thừa thì có sai biệt. Ví như con đường của Vua Vương Lộ có xe voi, có xe ngựa, có xe lừa. Nhóm ấy theo thứ tự ở trên con đường ấy đi đến một cái thành.

Này Bà La Môn! Cỗ xe của nhóm như vậy có sai biệt chăng?

Bà La Môn nói: Đại Đức Thế Tôn! Các cỗ xe ấy quả thật có sai biệt.

Đức Phật nói: Như vậy! Như vậy Bà La Môn! Thanh Văn Thừa, Bích Chi Phật Thừa, A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề có sai biệt. Còn đạo và giải thoát không có sai biệt.

Này Bà La Môn! Ví như Sông Hằng có ba loại người từ bờ bên này đi đến bờ bên kia. Người đầu tiên dùng cỏ làm bè, dựa vào đó để vượt qua. Người thứ hai hoặc dùng cái túi bằng da thú, hoặc dùng thuyền bằng da thú rồi dựa vào đó để vượt qua. 

Người thứ ba tạo làm cái thuyền lớn đưa xuống sông, ở trong cái thuyền này chở được trăm ngàn người. Người thứ ba ấy lại sai người con lớn, trưởng tử an trí thủ hộ như cái thuyền phảng. Thuyền bành, hai thuyền áp mạn nhau, hết thảy chúng sinh đi đến theo ông từ bờ bên này vượt qua đến bờ bên kia, vì nhiều nhóm người làm việc lợi ích.

Này Bà La Môn! Ý ông thế nào?

Bờ bên kia có sai biệt chăng?

Bà La Môn nói: Bạch Đức Thế Tôn! Chẳng hề sai biệt.

Đức Phật lại hỏi rằng: Này Bà La Môn! Ý ông thế nào?

Vật dùng để chuyên chở ấy có sai biệt chăng?

Bà La Môn nói: Vật đã dùng để chuyên chở thật có sai biệt.

Đức Phật nói: Như vậy! Như vậy Bà La Môn!

Thanh Văn Thừa, Bích Chi Phật Thừa, A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề quả thật có sai biệt.

Này Bà La Môn! Như người thứ nhất y dựa vào cái bè cỏ từ bờ bên này đi đến bờ bên kia, chỉ có một không có hai. Thanh Văn Thừa nên biết như vậy.

Người thứ hai, hoặc dựa vào cái túi bằng da với dùng cái thuyền bằng da từ bờ bên này vượt qua đến bờ bên kia. Bích Chi Phật Bồ Đề nên biết như vậy.

Này Bà La Môn! Người thứ ba thành tựu con thuyền lớn cùng với nhiều nhóm người từ bờ bên này đi đến bờ bên kia. Như Lai Bồ Đề nên biết như vậy.

Khi ấy Đức Thế Tôn muốn tuyên lại nghĩa này một lần nữa, nên nói kệ là:

Lộ con đường với giải thoát không có trên

Các thừa thảy đều có sai biệt

Bậc trí như vậy nên lường tính

Nên chọn thừa tối thắng tối thượng

Các Pháp Giáo như vậy

Chính Giác nói lời này

Chọn lựa các pháp xong

Bậc thắng, thắng giả cần phải học.

Bấy giờ Ca Diếp Bà La Môn lại bạch Phật rằng: Thế Tôn! Bồ Tát Ma Ha Tát nên hành thế nào?

Niệm trụ thế nào để được đến Ma Ha Diễn?

Thời Đức Phật bảo Ca Diếp Bà La Môn rằng: Này Bà La Môn! Ông hãy lắng nghe nghĩa đó. Nếu các Bồ Tát Ma Ha Tát như niệm tu hành, đến Ma Ha Diễn.

Này Bà La Môn! Nếu kẻ trai lành, người nữ thiện tự phát tâm bồ đề, cũng dạy người khác phát tâm, tự thích tu hành, khuyên người khác tu hành cũng khiến cho người khác trụ. 

Lại vì họ giải thích nghĩa của Tu Đa La như vậy. Người Phú Già La của nhóm như vậy chẳng đến gần gũi, nương nhận, tiếp việc… nên dùng bốn nhiếp mà nhiếp lấy.

Nhóm nào là bốn?

Ấy là: Bố thí, ái ngữ nói lời yêu thương, lợi ích, đồng sự cùng làm việc chung.

Khi ấy Đức Thế Tôn muốn tuyên lại nghĩa này một lần nữa, nên nói kệ là:

Mọi loại bố thí lớn

Tất cả vật đã có

Muốn nhiếp thọ người khác

Bậc Bồ Tát vô úy

Thị hiện đường tiếp dẫn

Chúng sinh chẳng y đến

Hay dùng lời diệu thiện

Cõi cõi sẽ an úy

Vi ta người tự tha an vui

Chốn lành thiện xứ đã sinh ấy

Ngày đêm thường tùy thuận

Nhóm chúng sinh như vậy

Chẳng tin, dạy khiến tin

Phá giới, khiến trụ giới

Keo kiệt, khiến bố thí

Tất cả khéo lợi ích

Dạy người hành bồ đề

Bền chắc thường tinh tiến

Đồng ở việc lợi ích

Bậc trí như giáo hành

Như bậc trí tuệ này

Đạo Sư của Bồ Tát

Điều trí tuệ đã hành

Thường thích pháp đại thừa

Dũng mãnh, tối thắng đấy

Bậc Trí cần phải học

Dùng thắng pháp ấy nên

Tối thắng đến bờ kia.

Bấy giờ Ca Diếp Bà La Môn lại dùng kệ tụng mà bạch Phật rằng:

Đại Đức bày hạnh ấy

Bồ Tát, các Đạo Sư

Nên học chỗ hành ấy

Được đến Lưỡng Túc Tôn

Vì con nói hạnh ấy

Với hành hạnh sở y

Bồ Đề sâu rộng lớn

Nguyện Từ Mẫn diễn nói.

Lúc đó Đức Thế Tôn bảo Ca Diếp Bà La Môn rằng: Lành thay Bà La Môn! Các Bồ Tát có ba loại hạnh.

Nhóm nào là ba?

Ấy là: Thiên hạnh, phạm hạnh, Thánh hạnh.

Điều gì ở bên trong gọi là thiên hạnh?

Nếu có kẻ trai lành, người nữ thiện dùng từ thân nghiệp, nghiệp của thân hiền lành đem lại niềm vui, dùng từ ý nghiệp, nghiệp của ý hiền lành đem lại niềm vui, dùng từ khẩu nghiệp, nghiệp của miệng hiền lành đem lại niềm vui, tràn khắp vô lượng Thế Giới ở phương Đông, từ hạnh, hạnh hiền lành tràn đầy.

Hành điều này khắp xong, lại hay khéo vào phương Nam Tây Bắc, bốn phương bàng, phương Trên, phương Dưới đều dùng từ thân nghiệp, từ ý nghiệp, từ khẩu nghiệp tràn đầy khắp cả. Đấy gọi là thiên hạnh.

Điều gì ở bên trong gọi là phạm hạnh?

Ấy là bốn vô lượng.

Nhóm nào là bốn?

Từ, bi, hỷ, xả. Đấy gọi là phạm hạnh.

Này Bà La Môn!

Điều gì ở bên trong gọi là Thánh hạnh?

Ấy là ba giải thoát.

Nhóm nào là ba?

Không, vô tướng, vô nguyện. Đấy gọi là Thánh hạnh.

Khi ấy Đức Thế Tôn muốn tuyên lại nghĩa này một lần nữa, nên nói kệ là:

Dũng mãnh hành tinh tiến

Đạo Sư của Bồ Tát

Nếu có đủ thiên hạnh

Người đó thích bồ đề

Thánh hạnh với phạm hạnh

Hạnh đó, Thánh đã nói

Nếu có người tu hành

Người đó được bất động.

Bấy giờ Ca Diếp Bà La Môn lại dùng kệ này mà bạch Phật rằng:

Con thích bồ đề sâu

Nay hỏi đại Đạo Sư

Nhóm này, đời đương lai

Làm sao tập các hạnh

Vì chúng sinh sau này

Nên con hỏi Thế Tôn

Ở trong Phật bồ đề

Ý con không phân biệt

Khiến con phát đạo tâm

Lợi ích cho chúng sinh.

***