Kinh Đại thừa

Phật Thuyết Kinh Xuất Sinh Nhất Thiết Như Lai Pháp Nhãn Biến Chiếu đại Lực Minh Vương

PHẬT THUYẾT KINH

XUẤT SINH NHẤT THIẾT

NHƯ LAI PHÁP NHÃN BIẾN CHIẾU

ĐẠI LỰC MINH VƯƠNG

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư

Trúc Pháp Hộ, Đời Tây Tấn
 

PHẦN BỐN
 

Lúc đó Đức Thích Ca Mâu Ni Như Lai lại bảo Kim Cương Thủ Bồ Tát rằng: Nếu có tâm khinh mạn sinh khởi cao ngạo dẽ bị đọa vào tám địa ngục lớn.

Này Kim Cương Thủ! Nếu có người thọ trì đọc tụng, vì người khác giải nói, cúng dường, cung kính, tôn trọng, khen ngợi liền được vô lượng vô biên phục tàng kho tàng bị chôn dấu. Nếu nghe được một chữ một câu liền được Đạo Bồ Tát cứu cánh bất thoái.

Thời Kim Cương Thủ nói: Pháp của Như Lai rất vi diệu thâm sâu khó lường, chẳng thể tính, chẳng thể nghĩ, chẳng thể bàn. Nên tất cả chúng sinh, tự tâm bị mê hoặc chẳng thể hiểu thấu.

Đức Phật bảo: Kim Cương Thủ! Kinh này vì tất cả chúng sinh mà nói. Vì cần dạy bảo tất cả chúng sinh, vì muốn cho tất cả chúng sinh an vui, vì tăng lợi ích cho tất cả chúng sinh, vì khiến cho tất cả chúng sinh được Quán Đỉnh. Làm cho chúng sinh xa lìa các sự nghèo túng, diệt các nghiệp chướng, được đại cát tường. Vì khiến cho tất cả chúng sinh được A Nậu Đa La Tam Miệu Tam bồ đề.

Khi tám vị Bồ Tát nghe lời ấy xong, nhiễu quanh Đức Phật ba vòng theo bên phải, chắp tay cung kính khen rằng: Lành thay! Lành thay! Đức Thích Ca Mâu Ni Như Lai khéo nói pháp này.

Các vị Bồ Tát ấy vì tên gọi của Đức Thích Ca Mâu Ni Như Lai lại nói rằng: Như thị! Như thị Thế Tôn! Đây là chân thật thuyết.

Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo Kim Cương Thủ rằng: Này Bí Mật Chủ! Ta nói Đại Lực Uy Đức Pháp Môn này nhiếp các Ma Vương, quyến thuộc thảy đều lai tập đến dự hội, tất cả chướng nạn chẳng thể tạo tác, tất cả mong cầu đều được viên mãn cho đến A Nậu Đa La Tam Miệu Tam bồ đề.

Khi đó Đức Thế Tôn lại nói Đà La Ni này.

Liền nói Chú là:

Nẵng mô la đát nẵng đát la dạ dã.

Nẵng mạc thất chiến noa phộc nhật la bá noa duệ, ma hạ dược xoa tế nẵng bạt đá duệ.

Đát nễ dã tha: Án hạ nẵng hạ nẵng, phộc nhật la Na hạ na hạ, phộc nhật la Mạt tha mạt tha, phộc nhật la Nhập phộc la nhập phộc la, phộc nhật la Bát la nhập phộc la bát la nhập phộc la, phộc nhật la Tô lỗ tô lỗ Mẫu lỗ mẫu lỗ Cát đắng cát tai Nhạ duệ, vĩ nhạ duệ, a nhĩ đế, a ba la nhĩ đế, ma la tát ninh dã, bát la ma lật na ninh duệ, sa phộc hạ.

Bà nga phộc, nẵng hạ Phộc nhật la bá ni, ngu hê dã cát địa bát để Tát lật phộc vĩ cận nẵng, vĩ nẵng dã ca nẫm Đát lật nhạ đát lật nhạ, mãn đà mãn đà, vĩ đặc phộc sa nẵng ca la A, tất đà nẫm, tất địa, ca la ca la, tất đà nẫm, a vĩ nẵng xá ca la Tát lật phộc một đà mạo địa tát phộc nẫm, ma vĩ xá ca la Tát lật vị nễ phộc, nẵng nga, át nga tha Ma hạ ma la phộc nhật la cốt lỗ đà la nhạ bát la phạ vi nẵng, ma ma Xưng tên… Tát lật phộc tát đát phộc nẫm tả, lạc khất xoa lạc khất xoa Sa phộc tất đính bà vãn đổ.

NAMO RATNA TRAYĀYA.

NAMAḤ ŚCAṆḌA VAJRA PĀṆĀYE MAHĀ YAKṢA SENAPATĀYE.

TADYATHĀ: OṂ HANA HANA VAJRA DAHA DAHA VAJRA.

MATHA MATHA VAJRA JVALA JVALA VAJRA PRAJVALA PRAJVALA VAJRA TURU TURU MIRU MURU KAṬAṂ KAṬE JAYE VIJAYE AJITE APARAJITE MĀLA SANIYA PRAVARDHANIYE SVĀHĀ.

BHAGAVA DAHA VAJRA PĀṆI GUHYAKĀDHIPATI SARVA.

VIGHNA VINĀYAKĀNĀṂ TARJ TARJ BANDHA BANDHA.

VIDHVAṂSANA KARA ASIDDHĀNĀṂ SIDDHI KARA KARA SIDDHĀNĀṂ AVINAŚA KARA SARVA BUDDHA BODHISATVĀNĀṂ MAVIŚA KARA SARVE DEVA NĀGA AGCCHA MAHĀ BALA VAJRAKRODHA RĀJA PRAVIN MAMA Xưng tên… SARVA SATVĀNĀṂCA.

RAKṢA RAKṢA SVĀ SIDDHIṂ BHAVATU.

Đức Phật bảo Kim Cương Thủ Bồ Tát Ma Ha Tát: Khi tất cả Ma Vương với quyến thuộc nghe pháp đại lực uy đức này thời mỗi mỗi tâm sinh khủng bố, run rẩy, hoảng sợ. Như vậy đem lực uy đức của Đại Lực Phẫn Nộ Minh Vương này thường dùng hộ trì cho tất cả chúng sinh, tạo an vui lớn, chận đứng các tai nạn, xót thương, nhiêu ích, cắt đứt các ác độc, phá hoại cổ mỵ.

Vì phát tâm bồ đề nên diễn nói Diệu Pháp, nơi Phật Pháp Tăng khiến trụ lâu dài.

Bấy giờ Văn Thù Sư Lợi Pháp Vương Tử Mañjuśrī Dharma rāja putra từ chỗ ngồi đứng dậy, trật áo hở vai phải, quỳ gối phải sát đất, chắp tay hướng về Đức Phật rồi bạch Phật rằng: Thế Tôn! Vì sao Đức Phật nói tất cả duyên hành là tướng vô thường?

Đức Phật bảo: Này Văn Thù Sư Lợi! Nay ông hãy lắng nghe! Tất cả duyên hành như thành Càn Thát Bà không có thật tướng, như ánh điện, như mây nổi, như sương mù, như nhà cửa, ngọn nến trong gió, bọt nổi trên mặt nước, như tâm ba tiêu ruột của bẹ chuối, như các tướng vạch vẽ, như hoa trong hư không, như bónh ảnh mộng huyễn, như luân hồi vui khổ, như tất cả dòng sông tuôn chảy, như tất cả sóng biển.

Như thị! Như thị! Tất cả chúng sinh theo duyên sở sinh mà chẳng thể biết chẳng thể thấy, chẳng thể suy tư, chẳng thể giải rõ. Chỉ có Đức Phật mới có thể biết, thấy như thị, suy tư như vậy, hiểu rõ như vậy.

Tại sao thế?

Vì tất cả duyên hành tức là tướng trống rỗng không tướng: Śūnya lakṣaṇa, tức là chân thật không, tất cánh không. Tức ba Không, Không Không. Nên hiểu như vậy.

Tại sao thế?

Tức là Đại Không, tức là Như Lai Không. Như vậy, biết như vậy, thấy như vậy, suy tư như vậy, hiểu rõ như vậy. Bồ Tát Ma Ha Tát được tướng như vậy.

Đức Phật lại bảo Văn Thù Sư Lợi Pháp Vương Tử rằng:

Nếu Bồ Tát hành đàn Ba La Mật Dāna pāramitā.

Bố thí độ, trì giới Ba la mật đa Śīla pāramitā.

Trì giới độ, thục đề Ba la mật đa Kṣānti pāramitā.

Nhẫn nhục độ, tinh tiến Ba la mật đa Vīrya pāramitā.

Tinh tiến độ, thiền Ba la mật đa Dhyāna pāramitā.

Thiền định độ, bát nhã Ba la mật đa Prajña pāramitā: Tuệ Độ cũng nên hiểu rõ tướng như vậy.

Bấy giờ Quán Tự Tại Bồ Tát Ma Ha Tát Avalokiteśvara Bodhi satvāya mahā satvāya bạch Phật rằng: Thế Tôn! Vì sao Kinh này có tên là Xuất Sinh Như Lai Tướng?

Đức Phật bảo: Này Quán Tự Tại! Kinh này, nếu sau khi Như Lai diệt sẽ rộng làm Phật Sự. Vì thế Kinh này có tên gọi là Sinh Như Lai Tướng. Nếu sau khi Kinh này diệt thì Phật Pháp tùy diệt nên có tên là Sinh Như Lai Tướng. Nếu Kinh này trụ thì Phật Pháp cũng trụ, vì thế gọi là Sinh Như Lai Tướng.

Tại sao thế?

Vì tất cả Bồ Tát luôn luôn phụng sự cúng dường Kinh này. Do nghĩa đó nên có tên là Sinh Như Lai Tướng.

Khi đó Quán Tự Tại Bồ Tát Ma Ha Tát lại bạch Phật rằng: Thế Tôn! Kinh này, nếu có người thọ trì đọc tụng, vì kẻ khác giải nói thì con liền vì người ấy mà hộ trì kỹ lưỡng.

Đức Phật bảo: Kinh này có uy đức hay khiến cho tất cả Bồ Tát Ma Ha Tát với các Trời, người đều lai tập đi đến tập hội.

Các vị Bồ Tát ấy đồng thời khen ngợi rằng: Lành thay! Lành thay Thế Tôn! Chúng con sẽ vì kẻ khác diễn nói.

Đức Phật bảo: Kim Cương Thủ Đại Lực Bí Mật Tâm này hay ban cho tất cả chúng sinh được sự an vui.

Bấy giờ Kim Cương Bí Mật Chủ bạch Phật rằng: Thế Tôn! Vì sao Kinh này có tên gọi là Tối Sơ Pháp Giới Tướng?

Đức Phật bảo: Thiện Nam Tử! Hãy lắng nghe! Kinh này. Tất cả Như Lai sinh ra xong, trải qua ba mươi hai ngày ở núi Đại Mục Chân Lân Đà nhập vào Đại Lực Tam Ma Địa mà nói nên Kinh này có tên gọi là Tối Sơ Pháp Giới Tướng.

Kinh này, tất cả chúng sinh mới phát tâm bồ đề liền trụ Đạo bồ đề nên có tên là Tối Sơ Pháp Giới Tướng. Kinh này có uy đức hay khiến cho vô lượng vô biên Bồ Tát Ma Ha Tát được tất cả Tam Ma Địa hiện tiền nên có tên là Tối Sơ Pháp Giới Tướng. Lại nữa Kinh này có uy đức hay khiến cho vô lượng vô biên chúng sinh được đạo Thanh Văn nên có tên là Tối Sơ Pháp Giới Tướng.

Này Kim Cương Thủ! Nếu có người thọ trì, đọc tụng, vì kẻ khác diễn nói sẽ đều như con một của tất cả Như Lai, mau lìa Luân Hồi, sau khi mệnh chung được đến Đạo Niết Bàn.

Kim Cương Thủ nói: Chư Phật đại từ bi thường cứu độ tất cả chúng sinh khiến lìa luân hồi, thoát các nạn khổ, thường nói pháp mâu ni đại trí tuệ rửa sạch hạt giống dơ bẩn phiền não của chúng sinh.

Đức Phật bảo: Lành thay! Lành thay Bí Mật Chủ! Nếu có người thọ trì, đọc tụng, vì kẻ khác diễn nói, cúng dường, cung kính, tự viết hoặc nhờ người viết, chân thật quán, suy tư, luôn luôn ghi nhớ thời người ấy liền được Câu Chi Tam Ma Địa. Lại thấy Câu Chi Như Lai với tất cả các Bồ Tát quyến thuộc. Nên làm cúng dường rộng lớn, tôn trọng, cung kính.

Tất cả vật dụng như: Quần áo, giường phản, thức ăn uống, thuốc thang… thảy đều phụng thí được an vui lớn. Thiện Nam Tử ấy đã gieo trồng căn lành, được A Nậu Đa La Tam Miệu Tam bồ đề, đều được nghe các Như Lai Ứng Chính Đẳng Giác ấy diễn nói diệu pháp, ghi nhớ chẳng quên.

Lại được lực uy đức của Kim Cương Thủ Bồ Tát. Đại Lực Uy Đức Phẫn Nộ Vương Mahā bala Teja krodha rāja thường tác Hộ Trì, thành tựu an vui cho tất cả chúng sinh.

Khi Đức Thế Tôn nói Kinh này xong thời hàng Kim Cương Thủ Bồ Tát, Quán Tự Tại Bồ Tát, Văn Thù Sư Lợi, Kim Cương Tạng… tất cả Bi Trí Bồ Tát Ma Ha Tát, Tôn Giả Tu Bồ Đề, các Đại Thanh Văn với các chúng sinh, tất cả Thế Gian, Trời, Người, Long Vương, A Tu La, Càn Đạt Bà… từ mười phương đến dự hội, nghe lời Đức Phật dạy thảy đều vui vẻ rồi lui ra.

Phật Thuyết Xuất Sinh Nhất Thiết Như Lai Pháp Nhãn Biến Chiếu Đại Lực Minh Vương Kinh.
 

ĐẠI LỰC MINH VƯƠNG TÂM CHÂN NGÔN
 

Đát nễ dã tha: Án. Phộc nhật la cốt lỗ đà, ma hạ ba la, hạ nẵng, na hạ, bát tả, mạt tha, vỉ chỉ la, vĩ đặc phộc sa dã, nhạ vi la mạo na la. Ổ thô sáp ma cốt lỗ đà, hồng, phán tra. Át, A, Ương, Ác, Hàm, Hê, sa phộc hạ.

TADYATHĀ: OṂ VAJRA KRODHA MAHĀ BALA HANA DAHA.

PACA, MATHA, VIKIRA VIDHVAṂSAYA, JĀṬHARA RAMODARA UCCHUṢMA KRODHA HŪṂ PHAT A Ā AṂ AḤ HŪṂ HI SVĀHĀ.

***