Kinh Đại thừa
Phật Thuyết Kinh Xuất Sinh Vô Biên Môn đà La Ni
PHẬT THUYẾT KINH
XUẤT SINH VÔ BIÊN MÔN ĐÀ LA NI
Giảng giải: Ngài Tam Tạng Pháp Sư
Trí Nghiêm, Đời Đường
PHẦN BA
Bồ Tát này biết rõ thể thanh tịnh của Pháp Nhân Như Lai xong, lại biết rõ thể hiển hiện tướng tốt của sắc thân xong thời Bồ Tát liền biết pháp giới giải thoát pháp môn, thấy điều chưa từng thấy, tâm sinh vui vẻ. Đây tức là Bồ Tát được địa vị hoan hỷ thứ nhất.
Vì sao chân như là thắng nghĩa đế?
Vì viên thành thật tính này cũng thông với nghĩa đế Paramārtha: Chân Đế. Tham dục Rāga, giận dữ Dveṣa, si mê Moha ở trong thắng nghĩa Paramārtha xưa nay vốn rỗng lặng không tịch, không có chỗ đoạn trừ.
Pháp thân thanh tịnh ở trong thắng nghĩa Paramārtha xưa nay vốn thường tại, không có chỗ tăng ích. Do dùng chính kiến, tâm không có chỗ được, gom tập tư lương của trí, ngưng dứt các pháp ác, thế nên pháp thân Dharma kāya của Chư Phật hiển hiện. Do dùng chính kiến làm các pháp thiện cho nên sắc thân Rūpa kāya của Chư Phật hiển hiện.
Vì sao y tha khởi tính cũng là thắng nghĩa đế?
Do Tính tự không có tính gom tập dấy lên của nhân Hetu cho nên lìa sự chấp có. Nhưng tồn tại sự vật, cho nên lìa sự chấp không có.
Lại nữa, thế nào là biến kế sở chấp Parikalpita svabhāva?
Vì năm uẩn, mười hai xứ, mười tám giới của tự tính cũng là trụ ở thắng nghĩa đế môn, nên biết nơi đã thấy chủng loại của nhóm uẩn chỉ là phàm phu đời trước gom tập nhân duyên, nghĩ nhớ duyên đeo bám mà thật chẳng phải là có phi hữu. Thế nên Bồ Tát hiểu uẩn, giới, xứ hiện bày pháp thân trong tất cả pháp.
Bồ Tát đã hiểu uẩn giới xứ ấy chỉ là nơi mà phàm phu đã nhìn thấy ngay trong tâm của mình, rồi liền dùng điều này nhiếp các chúng sinh tu Bồ Tát Hạnh Bodhisatva caryā. Thế nên Bố Tát thấy uẩn Skandha Giới Dhātu Xứ Āyatana, tất cả tư lương Sambhāra của thể tướng hiển hiện tướng tốt của sắc thân.
Thế nào là quán hình Tượng Phật cũng trụ thắng nghĩa đế môn?
Nên tác niệm này: Nay ta đã thấy hình tượng của Đức Phật, chẳng phải là hết thảy tướng chủng loại của Phật. Đây chỉ là Ta hiện tại quán sát nhân duyên của Tượng, cho nên thấy hình Tượng Phật được vào trong định, loại biết tất cả các pháp cũng lại như vậy. Do nghĩa này cho nên thấy hình tượng của Phật chẳng ứng với nói chung không có. Nên biết chữ Xa Śa cùng với tất cả pháp, mỗi mỗi không có sai biệt, đều đồng pháp môn… nhập vào nghĩa.
8. Chữ Xoa KṢA: Các Pháp đều trống rỗng Śūnya: Không chẳng sinh chẳng diệt.
Tại sao thế?
Vì ngộ hiểu các pháp xưa nay vốn rỗng lặng không tịch, Niết Bàn của tự tính… nhập vào nghĩa.
Nghĩa của tám chữ này như vậy thọ trì, tùy theo phương nào, hết thảy Kinh Quyển này cần phải tôn trọng, cung kính, cúng dường. Mỗi một nửa tháng đọc tụng, diễn nói.
Nếu thấy người tụng tập Kinh Điển này thì khen ngợi, khuyên nhủ tinh tiến.
Này Xá Lợi Phất! Nếu có Bồ Tát tu bốn pháp này thời được Đà La Ni này.
Khi ấy, Đức Thế Tôn nói Tụng là:
Tám chữ thường nghĩ nhớ
Viết chép Kinh Điển này
Mỗi một nửa tháng nói
Siêng cảm hóa chúng sinh
Do đây gần Phật vị địa vị của Phật
Trí Tuệ rất rộng khắp
Ở cõi nước mười phương
Gần gũi thấy Như Lai
Liền ở chỗ Chư Phật
Học Pháp, Phật đã hành
Bền chắc hộ trì giáo
Các ác đều đoạn trừ.
Lại nữa, Xá Lợi Phất! Nếu có Bồ Tát tu học Đà Na Ni như vậy, sẽ được pháp lợi của bốn loại căn lành.
Nhóm nào là bốn?
1. Chư Phật ở mười phương nhiếp hộ người này.
2. Rốt ráo không có các ma gây nhiễu loạn.
3. Các nghiệp chướng ác mau được thanh tịnh.
4. Mau được Biện tài vi diệu không có đứt đoạn.
Này Xá Lợi Phất! Nếu có Bồ Tát thọ trì Đà La Ni như vậy sẽ được pháp lợi này.
Khi ấy, Đức Thế Tôn nói Tụng là:
Thọ trì Kinh này nên
Mười phương Phật hộ niệm
Tất cả các quân ma
Khong thể gây nhiễu não
Tội nặng, các nghiệp chướng
Mau hết, không có sót
Nơi Đà La Ni này
Sẽ mau hay mở hiểu
Nghe khen trì Kinh này
Đọc tụng với viết chép
Như thuyết mà tu hành
Mau chứng quả bồ đề.
Đức Phật bảo Xá Lợi Phất: Thời xa xưa cách nay vô lượng A tăng kỳ kiếp. Lúc đó có Đức Phật, hiệu là Bảo Thắng Uy Tú Kiếp Vương Như Lai, Ứng Cúng, Chính Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật Thế Tôn hiện ra ở đời.
Này Xá Lợi Phật! Khi Đức Bảo Thắng Uy Tú Kiếp Vương Như Lai vào Niết Bàn thời có vị Chuyển Luân Thánh Vương tên là Tinh Trì đầy đủ bảy báu, là Vua của bốn Thiên Hạ. Vị Vua ấy có người con tên là Bất Tư Nghị Công Đức Tối Thắng. Lúc đó, vị Vương Tử này mới mười sáu tuổi, ở chỗ của Đức Bảo Thắng Kiếp Vương Phật, bắt đầu được nghe Đà La Ni này rồi siêng năng tu tập.
Sau đó, ở trong bảy vạn năm buông bỏ thân mạng, tiền của cùng với ngôi Vua. Lại ở trong bảy vạn năm một mình ở nơi nhàn tĩnh, ngồi Kiết Già, hông chẳng chạm đất. Ở chỗ của chín mươi chín ức trăm ngà na do tha các Như Lai nghe nói Kinh này thảy đều thọ trì. Khi ấy, vị Vương Tử liền xuất gia, trải qua chín ngàn năm đem Vô Biên Môn Đà La Ni này rộng vì chúng sinh mở diễn nghĩa ấy.
Rồi vị Vương Tử Tỳ Kheo ở trong đời sau giáo hóa tám mươi ức na do tha trăm ngàn chúng sinh thảy đều an trụ Đạo A Nậu Đa La Tam Miểu Tam Bồ Đề Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, hoặc có chứng nơi địa bất thoái chuyển.
Thời trong Chú ấy có một vị Trưởng Giả tên là Nguyệt Tràng nghe nói Vô Biên Môn Đà La Ni này xong. Do sức Công Đức của căn lành tùy vui cho nên được gặp chín ức Chư Phật Thế Tôn, cung kính cúng dường, được Pháp Đà La Ni tối thượng này, nơi các ngôn luận rất ư thù thắng, lại được biện tài bậc nhất không có đứt đoạn. Ở trong ba kiếp cúng dường Chư Phật, trải qua ba kiếp xong thời được thành Vô Thượng Chính Đẳng Bồ Đề, hiệu là Nhiên Đăng Dīpaṃkāra.
Này Xá Lợi Phất! Vương Tử Tỳ Kheo Bất Tư Nghị Công Đức Tới Thắng lúc đó, nay là Vô Lượng Thọ Phật Amitāyus buddha vậy.
Này Xá Lợi Phất! Ta cùng với các nhóm Bồ Tát đời hiền kiếp Bhadra kalpa, khi hành Bồ Tát Đạo Bodhisatva mārga thảy đều được nghe Đà La Ni này, thâm tâm tùy vui. Do nhân duyên của căn lành tùy vui này, vượt qua bốn mươi trăm ngàn kiếp sinh tử lưu chuyển trong thế gian, lại ở chỗ của chín ức các Như Lai cúng dường, cung kính. Sau đó được thành A Nậu Đa La Tam Miểu Tam Bồ Đề Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.
Này Xá Lợi Phất! Nếu người muốn mau được Đại Bồ Đề, nên thích ứng thọ trì Đà La Ni này. Nếu lại chẳng thể thọ trì thì chỉ cần sinh tùy vui.
Tại sao thế?
Do căn lành này quyết định sẽ được địa bất thoái chuyển, cho đến A Nậu Đa La Tam Miểu Tam Bồ Đề. Huống chi là thọ trì, đọc tụng, viết chép, rộng vì người khác phân biệt diễn nói thời phước đã được ấy chẳng thể nghĩ bàn, chẳng thể xưng lường, tất cả chúng sinh không ai có thể đo lường được.
Khi ấy, Đức Thế Tôn nói tụng là:
Nếu có nghe Kinh này
Viết chép, sinh tùy vui
Đọc tụng với thọ trì
Rộng vì người khác nói
Công đức đạt được ấy
Chúng sinh chẳng thể lường
Ở trong vô lượng kiếp
Được phước không cùng tận
Nơi Bồ Tát sinh ra
Thường được thấy Chư Phật
Được tin chẳng nghĩ bàn
Khéo hiểu nghĩa Kinh sâu
Nơi Kinh có nghi ngờ
Liền hay tự khai ngộ
Từ đây mau chóng thành
Quả bồ đề vô thượng
Tổng trì, thần thông định
Nhóm này đều không tận
Thấu đạt pháp nhẫn sâu
Thường gần các Như Lai
Ta nhớ đời quá khứ
Nghe nói Kinh như vậy
Cung phụng hằng sa Phật
Được thành đạo vô thượng
Trưởng Giả Nguyệt Tràng kia
Thành Phật, hiệu Nhiên Đăng
Tỳ Kheo Công Đức Thắng
Thành Vô Lượng Thọ Phật
Ta, vô lượng Bồ Tát
Ở trong đời hiền kiếp
Đều được nghe Kinh này
Thân tâm cùng tùy vui
Do công đức tùy vui
Tiêu diệt các bụi dơ
Diệt tội chướng không sót
Mau thành vô thượng gia
Nếu thích gần bồ đề
Giáng ma, trang nghiêm tướng
Siêng tu Tổng Trì này
Nơi muốn chẳng khó được
Nếu cho mọi châu báu
Tràn đầy hằng sa cõi
Bồ Tát trì Kinh này.
Phước ấy hơn Phước trước Đức Phật bảo Xá Lợi Phất: Nếu Bồ Tát chuyên tâm niệm Đà La Ni này thời có tám vị Dạ Xoa thường sẽ ủng hộ.
Nhóm nào là tám?
Vị thứ nhất tên là Thú Lợi, vị thứ hai tên là Điệt Trà, vị thứ ba tên là Bát Bộ Đê, vị thứ tư tên là Na La Diên Bạt, vị thứ năm tên là Già Lợi Đát, vị thứ sáu tên là Đột Đạt Sản, vị thứ bảy tên là Câu Mạt, vị thứ tám tên là Tô Bác Hô. Tám vị Dược Xoa này trụ tại nút Tuyết, hộ niệm người này, hỗ trợ đạo nghiệp, giúp cho trừ suy hoạn, lợi ích cho tinh khí của người ấy.
Người trì Kinh này cần phải tắm gội, mặc quần áo sạch, kinh hành tụng tập Đà La Ni này. Đối với các chúng sinh dùng tâm bình đẳng, quán sát nghĩa của Kinh, như pháp cúng dường.
Lại có tám vị Đại Bồ Tát tại Cõi Trời Dục Giới Kāma dhātu cũng thường ủng hộ người trì Kinh này.
Nhóm nào là tám?
Vị thứ nhất tên là Lỗ Già, vị thứ hai tên là Tỳ Lao Chiến, vị thứ ba tên là Bát Nương Bát Tỳ, vị thứ tư tên là Tốt Da Yết Tỳ, vị thứ năm tên là Tát Đê, vị thứ sáu tên là A Tỳ Bát Da Bát Bản, vị thứ bảy tên là Nặc Xoa Đát La Xà, vị thứ tám tên là Già Lợi Đát Ma. Tám Bồ Tát này cũng sẽ hộ vệ, hỗ trợ đạo nghiệp khiến được pháp này.
Người trì Đà La Ni này cần phải tôn trọng, tin nhận phụng hành, thương yêu lo lắng chúng sinh, buông bỏ lỗi lầm, điều ác ấy. Tuy nhận chút ơn, nhưng tâm thường nghĩ đền sự báo đáp. Đối với pháp thâm sâu, chuyên cầu mở hiểu, dùng phương tiện khéo luôn làm lợi cho chúng sinh, đối với người đến xin thì ban cho không có tiếc.
Khi Đức Như Lai nói pháp thời có ba mươi hai hằng ha sa đẳng Bồ Tát được Đà La Ni này, nơi vô thượng bồ đề đều chẳng chuyển lùi. Lại có sáu mươi tần bạt la Bồ Tát được vô sinh nhẫn. Lại có Ba mươi hai ngàn Trời, người đều phát tâm A Nậu Đa La Tam Miểu Tam Bồ Đề Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.
Lúc đó, ba ngàn Đại Thiên Thế Giới này chấn động theo sáu cách, Chư Thiên tuôn mưa hoa, trăm ngàn nhạc khí chẳng đánh tự kêu vang.
Thời Trưởng Lão Xá Lợi Phất bạch Phật rằng: Thế Tôn! Kinh này có tên gọi gì?
Phụng trì như thế nào?
Đức Phật bảo Xá Lợi Phất: Kinh này có tên là Xuất Sinh Vô Biên Môn Đà La Ni, cũng có tên là Năng Đạt Bồ Đề Đà La Ni, cũng có tên là Nhất Thiết Trí Giáng Phục Chúng Ma Đà La Ni. Nên thọ trì như vậy.
Bấy giờ, Đức Phật nói Kinh này xong thời Trưởng Lão Xá Lợi Phất cùng với các Bồ Tát đến từ cõi nước khác, tám Bộ Trời Rồng, Người, Phi Nhân… nghe điều Đức Phật đã nói, đều vui vẻ phụng hành.
***