Kinh Đại thừa
Phật Thuyết Kinh Xuất Sinh Vô Biên Môn đà La Ni
PHẬT THUYẾT KINH
XUẤT SINH VÔ BIÊN MÔN ĐÀ LA NI
Giảng giải: Ngài Tam Tạng Pháp Sư
Trí Nghiêm, Đời Đường
PHẦN HAI
Không sinh cũng không diệt
Sẽ mau chứng bồ đề
Bồ Tát trì Kinh này
Hiểu sâu vô lượng pháp
Được sinh trong nước Phật
Gần gũi Tối Thắng Tôn
Nếu được Đà La Ni
Quyết định nghĩa thú sâu
Chẳng sinh tâm: Lui, sợ
Thọ trì pháp không tận
Tất cả Phật mười phương
Nói Pháp đều nghe hết
Nghe xong, đều thọ trì
Đội trên đỉnh phụng hành
Nếu thọ trì Kinh này
Nơi văn tự, câu tên
Với diệu nghĩa đã nói
Trọn không có nghi, quên
Như ánh sáng Nhật Nguyệt
Chiếu soi tràn khắp nơi
Biết rõ pháp môn này
Thông đạt vô lượng nghĩa
Tụng trì Kinh này nên
Liền tự hay mở biết
Tất cả Pháp tối thắng
Đà La Ni, Diệu Môn
Giả sử trong một kiếp
Tất cả các chúng sinh
Hết thảy nghi ngờ sâu
Đều hỏi người trì Kinh
Thời Bồ Tát trì Kinh
Đều vì họ mở diễn
Đều trừ bỏ lưới nghi
Trí Bồ Tát không tận
Yêu thích Kinh này nên
Hay mau gần bồ đề
Chân Phật Tử như vậy
Hộ trì Tạng bí mật
Trì Đà La Ni này
Chúng sinh đều kính nhớ
Chư Phật cùng khen ngợi
Danh tiếng vang mười phương
Do trì Kinh này nên
Khi sắp sửa dứt mạng
Thấy tám mươi ức Phật
Duồi bàn tay tiếp dẫn
Đều nói lời như vậy
Ngươi sinh vào nước ta
Do tụng trì Kinh này
Thấy, nhận như phước này
Hoặc trăm ngàn ức kiếp
Gây tội đáng phải chịu
Tụng Đà La Ni này
Một tháng đều thanh tịnh
Bồ Tát trong ức kiếp
Siêng tập các công đức
Một tháng tụng Kinh này
Được phước hơn điều kia
Khéo niệm tuệ tinh tiến
Tam muội Đà La Ni
Kinh thường hiện trước mặt
Cho đến Như Lai Địa Tathāgata bhūmi
Chúng sinh trong ba cõi
Một lúc đều là Ma Māra
Tụng trì Kinh này nên
Đều không có chướng ngại
Trong Kinh này giải thích
Tất cả các pháp môn
Mà nói nhất thiết trí
Nhân đây thành Chính Giác
Ta Đức Phật nhân nghe Kinh này
Nhiên Đăng Dīpaṃkāra thọ ký ta
Nói: Ngươi sẽ thành Phật
Giải thoát các chúng sinh
Khi ấy thấy Chư Phật
Số như cát sông Hằng
Nghe Chư Phật nói pháp
Thảy đều hay hiểu rõ
Nếu muốn được thọ trì
Pháp Chư Phật đã nói
Siêng tu học Kinh này
Mau thành sức như vậy
Cõi trang nghiêm thù thắng
Đại Hội, các chúng Thánh
Tướng ánh sáng, diệu tộc
Đều từ Kinh này được
Nếu người trải bảy ngày
Suy nghĩ kỹ Kinh này
Tám mươi ức Chư Phật
Vì mình nói Pháp này
Cẩn thận đừng nghĩ lệch tà tư
Chẳng nên nghĩ, đừng nghĩ
Dùng trí nghĩ chính đúng
Mau được Kinh Điển này
Siêng tu pháp môn này
Đừng sợ bồ đề xa
Như người đến bãi báu
Tùy ý nhặt mọi báu
Nếu trì Đà La Ni
Đừng nói không thiện báo quả báo tốt lành
Đủ niềm vui Người, Trời
Gần Phật Vị địa vị của Phật chẳng khó
Nếu nguyện mau thành Phật
Nên trì Kinh Điển này
Rốt ráo quyết sẽ được
Vô thượng đại bồ đề.
Đức Phật bảo Xá Lợi Phất: Nếu Bồ Tát thành tựu bốn pháp thì quyết định sẽ được Đà La Ni này.
Nhóm nào là bốn?
1. Chẳng ưa thích ái dục.
2. Chẳng sinh ganh ghét đố kỵ.
3. Đối với các chúng sinh hay buông bỏ tất cả, không có bựu bội tức giận.
4. Ngày đêm vui sướng, rất ưa thích cầu pháp.
Này Xá Lợi Phất! Bồ Tát thành tựu bốn Pháp như vậy thời được Đà La Ni này Khi ấy, Đức Thế Tôn nói tụng là:
Ái dục rất sâu dầy
Hay làm nhân địa ngục
Ma Vương, đường chướng này
Cần phải mau xa lìa
Lười biếng gây các tội.
Nghiệp ác đọa Nê Lê Niraya hay Niraka: Địa ngục
Triển chuyển ngay trong ấy
Nhiều kiếp không ngưng nghỉ
Chẳng nên sinh ganh ghét
Chặt lợi với danh tiếng
Mắt Từ Maitri citta nhìn nghèo túng
Được địa vị như vậy
Tất cả hưng tranh tụng
Tâm tham ái, keo kiệt
Nếu hay đoạn trừ hết
Sẽ được như pháp này
Ngày đêm siêng cầu pháp
Nơi chúng sinh, không giận
Lại chuyên thích Kinh này
Mau hay được Kinh này.
Lại nữa, Xá Lợi Phất! Nếu Bồ Tát thành tựu bốn pháp thì được Đà La NI này.
Nhóm nào là bốn?
1. Trụ Hạnh A Lan Nhã thanh tịnh.
2. Ngộ nhập pháp nhẫn thâm sâu.
3. Chẳng ưa thích danh tiếng, lợi dưỡng.
4. Hay buông bỏ vật đã yêu thích, cho đến thân mạng Bồ Tát thành tựu bốn pháp như vậy thời được Đà La Ni này.
Khi ấy, Đức Thế Tôn nói tụng là:
Thường tập A Lan Nhã Araṇya
Nơi Chư Phật khen ngợi
Siêng hành pháp nhẫn sâu
Như cứu đầu bị cháy
Ngộ nhập nghĩa pháp sâu
Không chỉ trích người khác
Chẳng nên luyến dính nhà
Nơi danh tiếng, lợi dưỡng
Đừng đối với tài bảo
Mà sinh tâm tham ái
Ưa ít dục, biết đủ
Như chim không tích trữ
Đã có được thân người
Thường nên tu hạnh lành
Xuất gia, vứt gốc khổ
Lành thay! Được Phật Pháp
Nhóm kiêu mạn, phiền não
Đều khiến được thanh tịnh
Cần phải siêng cung kính
Tôn trọng Phật Pháp Tăng
Tham lợi, mất niệm trí
Cũng mất hạnh tín thí
Các nhóm người như vậy
Cách bồ đề rất xa
Vì thế nên vứt bỏ
Danh tiếng với lợi dưỡng
Tu trì giới thanh tịnh
Chính kiến, hạnh từ bi.
Lại nữa, Xá Lợi Phất! Nếu Bồ Tát thành tựu bốn pháp thời được Đà La Ni này.
Nhóm nào là bốn?
Ấy là nhập vào nghĩa của tám chữ.
Thế nào là tám chữ?
1. Chữ Bả PA là đệ nhất nghĩa, tất cả các pháp vô ngã nhập vào nghĩa.
2. Chữ La LA nhập vào Pháp Thân không có sinh của Như Lai. Dùng phi minh chiếu gom tập tướng không có chỗ nhập vào của tư lương trí, dùng tướng không có sinh để làm sắc thân, dùng tướng không có cùng tận để làm sắc uẩn… nhập vào nghĩa.
3. Chữ Ma BA pháp trí tuệ, ngu si làm đồng loại… nhập vào nghĩa.
4. Chữ Khả KA phân biệt nghiệp báo cũng không có nghiệp báo nhập vào nghĩa.
5. Chữ Xà JA ngộ sinh già bệnh chết chẳng sin h chẳng diệt… nhập vào nghĩa.
6. Chữ Đà DHA Ngộ Pháp Thể của Đà La Ni: Trống rỗng Śūnya: Không, không có tướng, không có nguyện, vắng lặng như Niết Bàn mở hiểu… nhập vào nghĩa.
7. Chữ Xa ŚA: Xa Ma Tha Śamatha: Thiền Chỉ trụ tướng tịch định Samādhi: Cảnh của Thiền Định, ấy là nơi các Pháp chẳng khởi vọng tưởng vọng niệm, Tỳ Bát Xá Na Vipaśyana: Thiền Quán thấy chính đúng tướng của các pháp.
Như thế nào mà được trụ ở Tịch Định Samādhi?
Thích hợp nên siêng năng ngày đêm không có gián đoạn, quán hình tượng của Phật chẳng nên chọn lấy tướng, nên niệm Tỳ Bát Xá Na Vipaśyana dùng Tuệ thấy chính đúng.
Nếu Hành Giả thấy Phật mà hiện tướng làm Phật chân thật chân Phật thì nên tác niệm này: Đức Phật đã được nhìn thấy này từ phương nào đi đến?
Từ phương: Đông, Tây, Nam, Bắc, bốn góc, trên, dưới… đi đến ư?
Nếu nhận Đức Phật này là do con người tạo ra thì nên tác niệm này: Đức Phật này là bùn gỗ này tạo ra ư?
Lại là thứ do vàng, đồng tạo ra…
Như vậy quán xong thời biết Đức Phật được nhìn thấy chỉ do ta ở trong Tinh Xá quán hình tượng của Phật, ngày đêm nghĩ nhớ. Thế nên, Đức Phật này thường hiện trước mắt. Do đó, nên biết ta thường thấy nghe tất cả các pháp. Nhận là giả, thật đều từ tâm của mình nghĩ nhớ mà dấy lên. Tức là định ôn tập chẳng trụ thứ nhất của Bồ Tát vậy.
Nếu Bồ Tát ở trong phần ban đầu sơ phần, nơi đã tác quán, tâm hơi được sáng tỏ xong, nên liền nhiếp niệm khởi nơi gia hành Prayoga: Gia công nỗ lực mà hành cho đến hay biết hết thảy các pháp của tất cả thế gian thảy đều chẳng lìa tâm của mình mà dấy lên. Đây là định dức tướng chẳng trụ thứ hai của Bồ Tát.
Bồ Tát lại nên quán sát như vậy: Nay thể của niệm này là ai vậy?
Nên biết chỉ là tâm y tha khởi Para tantra svabhāva: Tất cả sự vật đều do nhân duyên hòa hợp.
Tâm thức biến hiện mà có, nơi mà biến kế sở chấp Parikalpita svabhāva: Phàm phu do tính hư vọng, chấp y tha khởi mà sinh ra chấp trước cho là thật có ta, thật có pháp đã nương dựa. Nên biết tâm này không có một, hết thảy như đầu sợi lông. Đây là định nhẫn chẳng trụ thứ ba của Bồ Tát.
Từ đây lại dấy lên định tự tại. Khởi định này xong, tức là định thế đế vô thượng pháp chẳng trụ thứ tư của Bồ Tát vậy.
Trong pháp thế đế Saṃvṛti satya: Đạo lý của thế tục thì tâm Bồ Đề Bodhi citta là không có gì cao hơn.
Đây tức là tâm của y tha khởi tính Para tantra svabhāva vòng khắp nhập vào viên thành thật tính Pariniṣpanna svabhāva: Chỉ chân như có đủ ba loại tính chất: Viên mãn, thành tựu, chân thật.
Viên thành thật tính này là tính tịnh chân như Bhūta tathatā, mà chân như này là nghĩa tâm chân thật.
Tại sao thế?
Do thắng nghĩa đế Paramārtha hay Kulanātha: Nghĩa lý chân thật chẳng hư vọng có hai tướng.
Thế nào là hai tướng?
Ấy là: Do tướng không có sinh, cho nên pháp thân của Như Lai có thể thanh tịnh nối tiếp nhau. Lại do tướng không có cùng tận cho nên hiện bày sắc thân của Như Lai có thể tướng tốt nối tiếp nhau.
***