Kinh Đại thừa

Phật Thuyết Những Kinh Do Tăng Già La Sát Tập Thành

  

PHẬT THUYẾT NHỮNG KINH

DO TĂNG GIÀ LA SÁT TẬP THÀNH

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư

Tăng Già Bạt Trừng, Đời Phù Tần
 

PHẦN BA
 

Bấy giờ, Thế Tôn, làm sao để phân biệt thành trì của sự sanh?

Đó gọi là chấm dứt sanh, không còn sanh, dứt bỏ hào rãnh vượt qua bờ huyết, và các rào giậu. Ai dục là do sự ngu si nhiễm trước kiên cố. Ngu si là cái thành không hổ không thẹn, bao quanh dấu vết cũ, không có khuyết lậu.

Ngủ cái là cửa ngăn che chúng sanh, các thứ ái dục dẫy đầy sự sân hận lưu chuyển, nhiều vô số các thứ bao quanh, dựng tràng kiêu mạn, thổi loa tối tăm, chạy đông chạy tây, bị các thứ tà kiến quấn quanh thân, tự chịu sự lôi kéo, suy tư một cách chân thiệt như vậy.

Chúng sanh có các viên quán hết sức vi diệu, tâm vui thích trong đó, thích đến chỗ đó, hoặc đến chỗ đói khát, là chỗ sở cầu, việc làm của thương nhân, đã vượt qua cảnh giới, đi đến chỗ ấy, giải thoát lợi dưỡng, đời sau có quả, nóng lạnh, nắng gió mưa dữ dội, gặp sự ách nạn này, sanh lão bệnh tử, có sự khổ não này, thuộc về sanh tử, hướng đến tất cả loài, giống như chiếc thuyền kia mà chạy đông chạy tây.

Những việc đó mà nghĩ như vậy thì sự hồ nghi không thể nhập vào, không hợp tác cũng không tranh đấu. Bấy giờ Đức Thế Tôn dùng tam muội quán, có năng lực như vậy, khó có thể làm trở ngại, đạt đến cảnh giới ấy, thảy đều tiêu diệt cảnh giới chết chóc, tất cả đều lợi lạc tốt đẹp, không có hành động của hữu vi.

Bấy giờ liền nói bài kệ:

Sanh nơi có các tưởng

Trong hào đầy máu huyết

Tiếng vang dội ba đời

Lúc ấy Thế Tôn thấy

Đã vượt qua các nạn

Như biển sâu không đáy

Bị thành ngu vây kín

Dùng quyền trí phá hoại.

Bấy giờ, Thế Tôn, làm sao để hàng phục các ma?

Cái gọi là tắm rửa trong ao bát giải, thiện hành, không nhiễm trước, dần dần đến cửa giải thoát, bật thiện vô thượng, ngôn giáo cùng an trụ chỉ túc, danh tiếng đồn xa, mặc áo hổ thẹn, lấy không, vô nguyện, vô tướng làm não báu, đầy đủ nhẫn lực, nhan sắc thường hòa duyệt, khuôn mặt tròn đầy.

Hiển hiện tám con đường của Hiền Thánh, nhiều thứ hương thơm, huân ướp bao nhiêu y phục, Ngài vốn biết kiết sử là ô uế, cỡi lên xe cấm giới, đẳng kiến dẫn đầu, công đức vây quanh, dùng sức mạnh trí tuệ để chế ngự chiếc xe ấy.

Chuyên niệm không di động, lấy điều thiện để giác ngộ chúng sanh, ba cõi nghe lời dạy của Ngài đều làm theo bổn hạnh, lấy sự đình chỉ ý làm áo giáp, tay cầm tràng pháp, huơ đao trí tuệ, dùng ý tưởng thiện làm phất trần, dùng thập lực, vô sở úy để thổi pháp loa.

Nhờ năng lực thần túc mà đối với ba ngàn đời được tự tại, khéo phân biệt thất tài, tứ biện tài, không thể cùng tận, nếu kiết sử khởi lên thì có thể làm chúng tiêu diệt, huệ thí sự nghiệp của cải gấp trăm ngàn vạn lần không thể kể hết.

Giống như voi lớn trang nghiêm thân mình, Ngài nhiếp thủ chúng sanh, an xử nơi thiện nghiệp, dùng tam muội sư tử phấn tấn, ý không khiếp nhược, để khai mở pháp môn, hoặc hiện tướng sợ hãi, hoặc hiện tướng dõng mãnh, trong lòng không có sân giận, đạt được tài bảo lớn.

Giống như quỷ La Sát nhe nanh múa vuốt, có hình dạng như vậy, không phân biệt quyến thuộc, hoặc hiện Hồ Ly, hoặc hiện chúng ma, hoặc hiện đầu sư tử mình hổ, hoặc thất bộ xà, hoặc đứng thẳng mà muốn giết hại, lửa sân bừng bừng, hoặc cõng núi, phun lửa bao nhiêu là biến hóa, hoặc hiện con chó ôm lòng kiêu mạn.

Hoặc một thân hai đầu, hoặc le lưỡi trợn mắt, hoặc mình dài cổ ngắn, hoặc hình chim Kim Sí Điểu, tay cầm dao gậy, hoặc cầm bánh xe, cầm chày, hoặc Sư Tử Rống muốn giết hại người.

Làm những sự biến quái như vậy, hoặc hiện hình dạng con trâu lông đuôi dài, hình cưu bàn trà, tay cầm ngọn lửa lớn, mình mặc áo giáp, mắt đỏ phóng nguồn ánh sáng phóng vào ngọn lửa lớn, tìm mọi phương tiện để giết hại nhau.

Các La Sát kia đều có hai cánh, đánh các thứ trống, với bao nhiêu âm thanh tràn ngập hư không, có những cái linh đeo ở cổ giống như yếm quỷ, hoặc hình đồng tử tay cầm bánh xe sắt, nhiều hình dạng ác độc, rất nhiều hình dạng lạ, giống như thần biển tay cầm mặt trời, mặt trăng, dùng dao trí tuệ để hành phục các oán địch ấy.

Bấy giờ nói kệ này:

Hết kết, không sợ hãi

Biến các thứ hình sắc

Biến các loại như vậy

Tay cầm dao trí tuệ

Luôn luôn được an lạc

Với màu sắc vô cùng

Cũng do đã tạo nghiệp

Liền hàng phục tất cả.

Bấy giờ bạch Thế Tôn, sao gọi là vượt khỏi sông tro?

Cái gọi là vượt khỏi sông tro là khi trừ khử được hy vọng và sân nhuế, tư duy về sông tro là những cái gì hoàn toàn bất tịnh, tất cả các tưởng đều phải từ bỏ, nhờ đó, tất cả loại vĩnh không còn sót, đều quan sát vi diệu.

Khi không thể vượt qua biển sanh tử, hiệp hội khó độ, đều do hạnh nghiệp đã tạo đời trước. Ý đã ưa thích hai loại cỏ già xá và cứu xá, theo dòng nước mà chảy, đoạn trừ hy vọng, trừ bỏ cây ưu sầu bên bờ cỏ tốt.

Như vậy thân đã tạo nghiệp như cây cối sầm uất, các thứ khóc lóc, trăm ngàn loại hạnh bất thiện đã tạo, tay cầm đá,, cũng là việc làm bất thiện.

Giống như trong biển có trùng, lại đến cầu mong chỗ an vui, bị dục xoay vần, trở lại làm thương hại, cảnh giới sân hận hãy hừng, mắt như đồng đỏ, tâm tu thanh tịnh, dục tưởng dẫy đầy mà thành sông tro và các hầm hố hiểm trở.

Sắc, hương, vị, và vật trơn mịn, đều là gươm kích hữu lậu, dẫy đầy mặt đất, có sự tối tăm lớn mà không sáng sủa, theo dòng nước ấy mà lên xuống nên gọi là sông.

Bấy giờ Đức Thế Tôn nói với các Bồ Tát, ở trong sanh tử vô lượng, đều muốn lìa xa, liền khởi tâm này. Sông tro này hết sức hiểm trở, gai mọc đầy mặt đất, hết sức tối tăm không có ánh sáng. Các ngươi như vậy trôi theo dòng nước.

Ngay khi ấy ta phải cắt đứt dòng sông, khi phát lời thệ nguyện này xong, rồi cầu phương tiện, dùng pháp nhãn làm phép tắc cho thế gian, cùng tạo thêm phương tiện, đồng thọ cấm giới, nhờ vậy mặt đất đương bình an.

Dùng bốn Hiền Thánh Đế, quan sát bốn phương, phân biệt rõ ràng. Đùng vô lậu đẳng kiến thấy bờ sinh tử trên núi đá, đã ngồi bờ sinh tử rồi, đạt đến thiện nghiệp, đẳng nghiệp, đẳng phương tiện, vui thích tam muội, tám Hiền Thánh Đạo thảy đều phân biệt, đã muốn đến bĩ ngạn, phải nhờ thần túc lực ngũ căn, cũng không sợ hãi, nhờ chỗ Niết Bàn, an trụ nơi đó, giải thoát, thiền tam muội.

Các loài hoa tươi tốt cũng không ra khỏi vô vi, giác tri phân biệt. Bấy giờ Đức Thế Tôn vì nói Khế Kinh, Ngài dùng ấn của Phật Định Quang, Phật Nhất Thiết Hoa Vô Thượng, Phật Tỳ Bà Thi Tùy Diếp Phật, sanh trong chủng tánh các Ngài, trên có thể thuyết pháp.

Bấy giờ Ngài liền nói bài kệ này:

Có năng lực vô lượng

Sông tro sâu không đáy

Bấy giờ Thế Tôn lực

Đã đến chỗ an ổn

Vẫn ôm lòng sợ hãi

Kẻ ngu thích ông ấy

Cứu vớt người chìm đắm

Dạy tinh yếu cho người.

Lúc Bồ Tát là đại thương nhân đã thành tựu thệ nguyện, chí tánh nhu hòa, nương vào các thứ công đức, để tự trang nghiêm thân mình, tùy thời mà thích nghi giáo hóa, vì chúng sanh quan sát kiết sử căn bản, được trí tuệ để hàng phục kiết sử xấu ác ấy, theo thiện tùy thời, trí thành tựu, khéo quán các căn, pháp thường vi diệu, khéo nương tựu bậc trí.

Thành tựu cung kính nhẫn, khéo nói đệ nhất pháp nghĩa, nói pháp nghĩa biện, khéo thành tựu, thành tựu cứu cánh trí Hiền Thánh, thành tựu pháp biện.

Cái gọi là nghĩa biện tức là danh thân, cú thân, vị thân, thảy đều phân biệt, bao nhiêu thứ âm thanh. Sự biện tài, ý nghĩa khéo léo, giống như danh thân, cú thân và vị thân này đều hướng tới điều lành, âm hưởng biện tài, khéo hơn ba thứ biện tài này, cùng tương ưng với tam muội giải thoát, quay về với đạo, khéo.

Biết tâm người, thành tựu trí, nếu truyền trao quyết định điều gì thì cũng không di động, trước hỏi ý nghĩa, nói pháp vô ngại. Làm cho tâm hướng đến đường nhất trí tuệ. Vị ấy đều thành tựu, truyền thọ và quyết định thành tựu, vô xứ trí thành tựu, khéo hướng đến tất cả các pháp.

Bấy giờ liền nói bài kệ này:

Có hiện trí huệ báu

Đạm bạc không bằng Phật

Vốn bỏ tâm khứ lai

Vì cứu nghiệp thế tục

Cũng nói các nghĩa biện

Công đức cũng vô song

Khiến an sử tịnh huệ

Vì đời mở Cam Lồ.

Bấy giờ Đức Thế Tôn thuyết pháp như thế nào?

Đó gọi là theo sự yêu cầu trước, Ngài đều làm cho sung mãn, vì thuyết nghĩa của giải thoát đức, như thật không hư dối, đầy đủ pháp vị, tùy theo thời tiết, dần dần ban cho nghĩa tương ưng.

Khoảng giữa thảy đều phân biệt, trước và sau cùng tương ưng, bao nhiêu chứng loại, giới, như ý mà thuyết, phù hợp với người trước mặt.

Có ý dũng mãnh đối với các pháp nghĩa, có các trí biến hóa, có quả thật, phân biệt pháp giới không có hạn lượng, nhất thiết trí khởi lên pháp như vậy, cũng không ỷ lại, trừ khử hy vọng.

Giác pháp hạnh nghiệp cũng không tự khen mình, thuyết pháp cho chúng sanh, giải trừ các bệnh gốc và ngọn, ba ý chí thành tựu, không ôm lòng hy vọng, nhiếp thủ mọi người, khen là chưa từng có. Trời, người cúng dường cung kính, đứng một cách an lành.

Khi ấy nói bài kệ này:

Như Ngài diệt hẳn pháp

Khéo thuyết hạnh kiên cố

Kia là vị cam lồ

Dũ sạch các bụi dơ

Miệng tuyên lời tối thắng

Trí huê thảy vô lượng

Ngài không dính trần cấu

Cũng không các ác hoạn.

Ngài không có uế dơ, trừ khử ngu si, ý tánh thanh tịnh, nhờ xả bỏ việc bên ngoài nên thành Phật nhãn, ý không đắm trước cũng không có ghẻ lở, vì tâm ý ngu si, không tái phạm lỗi cũ, chúng đã chấm dứt, tất cả đều bình đẳng, tâm không di động, được đệ nhất nghĩa, một thân khổ hạnh, với bao nhiêu thân cũng không có các tưởng, ở trong thanh văn hoặc dùng thiên nhĩ nghe tiếng.

Ngài không nắm giữ, ở trong thế tục, biết được tâm trí người khác, không cho là mệt mỏi đối với các hạnh hữu vi. Vì chúng sanh nên tự biết sự việc vô số đời trước, như nay vui thích với tất cả cảnh sắc. Hoặc dùng Thiên Nhãn để xem sắc, các tưởng cũng không di động.

Các kiết sử đã diệt đã hiện rõ nó là phi nghĩa. Nhờ thệ nguyện tha thiết cũng không hy vọng, chấm dứt, thanh tịnh. Trí ấy không kiên trụ, thức xứ, dục đã hết. Vị ấy đã dùng nghĩa Bát Niết Bàn, lưu số thế gian, bên trong tự tín.

Bấy giờ liền nói bài kệ này:

Ý không có ngu si

Phật đã ngộ ý nghiệp

Thuyết pháp cho người nghe

Dạo chơi nơi viên quán

Vắng lặng không các hành

Cho nên con quy mạng

Thanh tịnh không ô uế

Và các chỗ ẩn học.

Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo: Đây là phước điền dựa vào phước điền này nên có hy vọng. Giống như căn cứ vào lúa mạch mà có ruộng lúa mạch, ruộng lúa tẻ.

Đức Phật Thế Tôn cũng lại như vậy, dựa vào ruộng phước cho nên gọi là phước điền. Vì vậy mới gọi là phước điền. Bao nhiêu là trăm ngàn hạnh thành tựu, Phước điền này.

Gốc trí tuệ đã sanh, tư duy các nghiệp, đã đến bờ bên kia. Căn cứ theo đó mà thuyết pháp, không khỏi diệt tưởng, cũng không có tâm bỉ thử, trừ khử đoạn diệt đẳng kiến, đẳng chí, không có tương về đẳng kiến, đẳng chí, nói lời vi diệu, thân … làm thiện không ác, âm vang cũng không có ô nhiễm… thành tựu, thân, cũng không có tật hoạn.

Đẳng kiến sanh, đẳng ngữ thành tựu, mạng thành tựu. Nhờ hoan hỷ giới cho nên đối với tất cả thời, hoàn toàn vi diệu, không có gì hơn, hết sức cao cả trong chúng hội.

Bấy giờ liền nói bài kệ này:

Phước là ruộng số một

Người ngu không quán sát

Các vị khéo tôn ưa

Nay được sống an ổn

Vô số kiếp thanh tịnh

Phải sống chỗ mù lòa

Thọ thí hay tiêu diệt

Về sau cũng an ổn.

Bảo rằng: Ngài xuất hiện thế gian hết sức hy hữu!

Giống như hoa Ưu Đàm Bát, hết sức kỳ đặc, gánh vác tất cả khổ đau cho chúng sanh nên được khen là chưa từng có. Ngài xuất hiện giữa thế gian, có sự cần lao như vậy. Ngài xuất hiện giữa thế gian có sự hy hữu này, hết sức kỳ dặc, không ai bằng Ngài, có Đại đạo sanh ra, cũng không nương vào Bích Chi Phật.

Ngài sanh ra như vậy nhưng cũng không đồng xứ. Giống như mặt trời xuất hiện, không chọn ao hồ, đâu đâu cũng chiếu hiện. Nhờ có đãi trí tuệ như vậy chiếu soi, nên phước điền cực tịnh, Ngài sanh ra sự tăng ích cho chúng Chư Thiên như vậy.

Bậc Thiện Hành đã đạt được như vậy. Ngài xuất thế làm lợi ích chúng sanh, bố hiện sự giáo giới. Sự vô minh tăm tối nhăn che đã trừ hết không còn sót. Ngài muốn hiển hiện đạo, giải thoát sanh tử, tất cả đều nương tựa nhau. Giống như chúng sanh kia có hình loại, thảy đều trang nghiêm. 

Bấy giờ chúng sanh ấy hết sức thấm nhuần. Chúng thứ nhất được thành, tương ưng với giải thoát, nhờ dấu vết đạo các điều ác đã chấm dứt. Ngài nghĩ về chúng sanh loại mà thuyết pháp vị cho họ. Ngài làm các cây cầu để cứu độ chúng sanh.

Bấy giờ Ngài nói bài kệ này:

Nếu có chúng sanh nào

Đều phát tâm hoan hỷ

Phước đệ nhất vi diệu

Thẳng tới đạo Niết Bàn

Quán sát Đức Như Lai

Liền lìa khỏi thế gian

Vui thích cùng quyến thuộc

Tịch nhiên được giải thoát.

Bấy giờ Đức Thế Tôn có sự giải thoát này, đối với sự ái dục các thứ ngăn che tâm, vì không tương ứng với các thứ ấy nên gọi là giải thoát, đối với sự tinh tấn cũng không giãi đãi, sanh nơi căn bản, luôn luôn tu tập thanh tịnh không tỳ vết, công đức vô lượng, không đoạn mất cảnh giới giải thoát, nhân duyên phân biệt cũng không khởi pháp tưởng.

Sự mong ước được sung mãn, cũng không có tâm ganh ghét, vĩnh viễn đoạn tận các cấu uế, độ thoát các trần kết, nhờ trí nên không ở trong sanh tử, cũng không xả bỏ sanh tử, trí huệ giải thoát phân biệt.

Giống như Trăng mùa thu chiếu sáng nơi tăm tối, làm cho tất cả hiển lộ, giống như dòng nước thắm nhuần các cây cối, tùy lúc mà nở hoa, giống như dòng nước chạy nhanh. Bọt nổi trên mặt nước, tùy theo dòng nước xoay chuyển mà sanh ra, cho đến cuối dòng đều có đầy bọt nước.

Đức Thế Tôn cũng lại như vậy, đã chứng Vô Dư Niết Bàn, giải thoát dòng nước xoáy.

Bấy giờ liền nói bài kệ này:

Phật hay diệt các ác

Trừ tối, hiện ánh sáng

Ngày với đêm không khác

Đã được pháp giải thoát

Giải thoát rất mầu nhiệm

Như trăng sáng giữa sao

Thường trụ không lay động

Trí tuệ chiếu thế gian.

Bấy giờ Đức Thế Tôn có tận trí này: Phân biệt tận trí, ta đã biết, khổ tập đã trừ, đã chứng đắc hoàn toàn mà tu hành đạo, như lời khen ngợi, những hàng động đã tạo ra là để trị lành bệnh tật, dâm, nộ, kiêu mạn xét tìm tận nguồn gốc, dùng tận trí để diệt trừ dâm dục.

Đây là trí Niết Bàn, như thật không hư dối. Thí như có người bị các khổ não không thể thoát được, người ấy cũng không thể trị liệu nguồn gốc của căn bệnh hiện tại, liền nghĩ sự vi diệu của cảnh giới này, thì những đời sống như vậy thảy đều phải tu hành trừ khử ấm ngăn che, đoạn hết kiết sử.

Giống như người có sức lực, bị các thứ bệnh căn không thể chịu được, khi chưa khởi ra ý phương tiện, người ấy cũng không thể trị liệu.

Có tai hoạn của dâm, nộ, si như vậy, phải dùng tận trí, khiến cho người ấy liền được hoan hỷ. Giống như có người thường sợ chỗ hiểm nạn, nơi ấy các thứ tật bệnh khổ não, người ấy thấy được một ao nước để tắm thanh tịnh không có trần cấu, hai bên bờ ao có gió mát thổi lên, cá, rồng vui chơi, nhìn xuống nước thấy tận đáy ao, bầu Trời thanh tịnh trong vắt cũng không có một bợn mây, nhưng lại có gió.

Hoa Ưu Bát câu văn đà thảy đều rợ nở trong ao, cành lá hoa quả thảy đều sanh trong nước, có các thứ cây vi diệu này sanh trong đó.

Nếu ai thấy được thảy đều sanh tâm hoan hỷ, song người ấy ở trong ao tắm rửa trừ khử các khổ não, cũng không đói khát, được sự hoan lạc, việc làm đã thành tựu, trong ao tắm đó có gió nhẹ phảng phất, trong lúc quan sát, kẻ ấy hoặc ngồi hoặc năm trong ao ấy.

Đức Thế Tôn cũng lại như vậy, những dâm, nộ, si đã tạo ra thì đã trừ hết, trong cội nguồn sanh tử, hiện ra cái ao tắm như vậy, làm sao đối với chúng sanh đã sanh trong ba cõi, mà bạt trừ hết khổ não, làm chiếc cầu để đưa người, đề họ đều thành tựu.

Ngài lại dùng đẳng kiến cái thấy bình đẳng giống như cái ao tắm mát mẻ ấy… tam muội thanh tịnh, chưa từng có sự di động đẳng chí, giống như các con cá, rồng… được giải thoát, nhan sắc không có gì so sánh bằng, giống như hoa Ưu Bát Câu Văn Đà, cứ xem mãi vẩn không chán.

Trí huệ Ngài giống như đám mây dày, tam muội của thế tục, không để trong tâm, đại chúng vây quanh Ngài. Nếu ai được tắm trong ao tắm ấy thì được vô cùng hoan hỷ, yêu mến, người đó tắm rửa trong ao tắm pháp, hoặc uống nước trong đó, thì các thứ dâm, nộ, si trừ sạch không còn, cũng không có các tai hoạn, cũng không có đói khát.

Thành tựu pháp như vậy. Lại dùng pháp này, huệ thí cho chúng sanh đến chỗ Niết Bàn, việc làm đã thành tựu, cũng không có sợ hãi, đến chỗ giải thoát an ổn, tâm niệm vui thích, đưa đến cảnh giới Vô Dư Niết Bàn. Lại dùng thiện pháp bảo chúng sanh cùng làm.

Bấy giờ Đức Phật Thế Tôn, an tọa không di động.

Khi ấy liền nói bài kệ:

Việc làm của ngày đêm

Cứu cánh được hoan hỷ

Huống ở mãi thế gian

Tận trí không còn khổ

Muốn chúng sanh an ổn

Chẳng có các thứ khổ

Tai hoạn thường bức bách

Lìa dục đến với đạo.

Bấy giờ Đức Thế Tôn có trí vô sanh.

Cái gọi là Trí vô sanh ấy là: Ta đã biết khổ không cùng tận, khổ đã hết tập không thể trừ, tập đã hết, đã chứng, không còn tác chứng nữa, đã tu hành đạo thì không còn tu đạo nữa. Do vậy nên gọi là trí vô sanh. Cho nên trí vô sanh có đại công đức, đại sự khởi lên hay diệt trừ tận gốc đến ngọn. Giống như gieo giống tùy thời tưới nước, nhờ đầy đủ nước cây mạ lớn dần tùy thời tươi tốt, cỏ dại không sanh. 

Đức Thế Tôn cũng lại như vậy, hạt giống của thức làm lửa trí tuệ thiêu đốt, mỗi mỗi đều tương ưng, trừ nguồn sanh tử, thức xứ vô dục cũng không thường trụ, các hành đã hết. Ở trong khoảng giữa khởi ra tâm ô uế, là điều không thể có, tâm đã tạo rồi không còn tạo nữa.

Bấy giờ liền nói bài kệ:

Ai khởi vô sanh trí

Biết rõ nguồn gốc khổ

Trí ấy không khiếp nhược

Ngồi ngay nơi Đạo Tràng

Chư Phật đều ủng hộ

Vượt khổ não, tai hoạn

Thanh tịnh không tỳ vết

Ý không khởi không diệt.

Bấy giờ Đức Thế Tôn phổ biến sự giữ giới, nhân dân các thành quách tụ lạc, Ngài đều dạy họ phụng trì cấm giới đầy đủ, nếu ai vi phạm thì không tương ưng với cấm giới, ai tiêu diệt tâm ác thì cùng tương ưng với giới luật, cùng tương ưng với thập thiện hạnh, khiến cho chúng sanh thanh tịnh, đều có công đức như nhau.

Thành tựu chúng đức như vậy, ở trong chúng có công đức này, không có các thứ loạn tưởng, trong đó có người siêng năng nổ lực tu hành, với thệ nguyện trước, điều khiến cho họ đạt được kết quả, với người không hoan hỷ thì làm cho họ hoan hỷ.

Ở trước Chư Phật tạo các công đức, người được hoan hỷ lại bảo tu hành thêm. Bậc vị tăng hữu xuất thế là để hàng phục ngoại đạo công đức giải thoát, vì người biết xấu hổ thì làm cho họ được an ổn.

Nhờ oai nghi lễ tiết nên ở trong pháp hiện tại mà hết các hữu lậu, đoạn tận gốc rễ, lại tận trừ các lậu khác, không còn sanh ra nữa, cùng tương ưng với đạo.

Ngài thuyết pháp như vậy xong, khiến cho phạm hạnh được tồn tại lâu dài, Trời người được an ổn, lời giáo giới ấy đều phải thọ trì đọc tụng.

Các Tỳ Kheo tùy theo chỗ phạm đều phải tránh xa, Ngài nói lời giáo giới ấy xong phải hết sức gìn giữ. Giống như chim Khổng Tước gìn giữ bộ lông, như loài trâu bảo vệ cái đuôi.

Bấy giờ liền nói bài kệ:

Như Lai kết cấm giới

Phụng hành vui đệ nhất

Nếu ai sống trong giới

Đừng nên phạm giới này

Vì pháp mà truyền dạy

Giống như đội mão Trời

Được ý tam muội này

Như biển không vượt bờ.

Bấy giờ Đức Thế Tôn có sự vi diệu bậc nhất như vậy, kiên cố, không khuyết lậu, ngắm nhìn Ngài, không thể ngăn cản phá hoại Ngài được.

Giống như cái lọng tròn, xem tướng nhục kế của Ngài, không có gì so sánh bằng không ai có thể thấy được trên đảnh của Ngài, không ai có thể có được tướng này. Ngài có lông mày, đầu tóc vi diệu, khéo sanh khéo phân biệt, tóc mịn, sắc sanh hết sức vi diệu.

Bấy giờ liền nói bài kệ này:

Thích Phạm và người đời

Ngài ở trên tất cả

Ngài vốn không khinh mạn

Bởi do quả báu này

Đều đến xem Ngài sanh

Không ai thấy đảnh Ngài

Được làm Thích sư tử

Nên được tướng Đảnh Thượng.

Bấy giờ Đức Thế Tôn có đầu tóc vi diệu, trên đảnh khéo sanh các sợi tóc, mỗi sợi mềm mại vi tế, không có so le và cũng không rối loạn, bằng nhau xoắn như trôn ốc qua phía hữu.

Các tướng thiện trụ đầy đủ. Sắc tướng như vậy, hết sức mềm diệu, phát ra ánh sáng vi diệu, ánh sáng ấy chiếu suốt không đâu sánh bằng, giống như ngó sen, cành tơ hết sức mềm mại, không thể đi trên đó được, cũng không thể ngăn hoại được.

Nếu ai có mắt xem xét đều được phước, an ổn, bậc nhất, các thứ hương lành huân ướp, đều là đầy đủ các hạnh. Có tướng như vậy do Ngài thực hành đầy đủ các hạnh, thành tựu Vô Thượng Đẳng Chánh Giác.

Bấy giờ liền nói bài kệ:

Mềm mại không dài ngắn

Dung nhan Ngài thanh tịnh

Các hương thơm bay xa

Gió nhè nhẹ thoảng hương

Tóc có sắc xanh biếc

Như trăng sáng đêm thanh

Nghe hương liền phân biệt

Như La Chiên Đàn vậy.

Bấy giờ Đức Thế Tôn có vầng trán như vậy, kiên cố như kim cương, hết sức ngay thẳng, cũng không có vết nhăn, vuông vức, nếu ai nhìn thấy thảy đều hoan hỷ, không bao giờ chán, vầng trán ấy cũng không có một vết dơ, cũng không trắng không đen, nơi ấy đầy đặn là do hành nghiệp của Ngài không có khuyết lậu, ai thấy cũng hoan hỷ.

Không có ý làm hại, con mắt Ngài thanh tịnh, không có tỳ vết, mọi người trông thấy đều được tốt đẹp, vì số trăm ngàn việc làm của Ngài thảy đều thành tựu, về sau được vầng trán của Đức Như Lai.

Bấy giờ liền nói bài kệ này:

Rất vi diệu thanh tịnh

Trán Phật khó nghĩ lường

Ngôn giáo Ngài nói ra

Thanh tịnh như hư không

Giải thoát các ác hạnh

Như răng voi trong sáng

Trán Như Lai tuyệt đẹp

Ai thấy cũng hoan hỷ.

Bấy giờ Đức Như Lai có tướng giữa chân mày sáng ngời giữa khuôn mặt, giống như màu sữa trâu rất mềm mại vi tế. Giống như lụa the trắng nõn, như màu tuyết trắng, như mặt trời mới ló dạng, như hoa Câu Văn Đà, sắc rất trắng không có gì sánh bằng, như Trăng mùa thu hết sức trong sáng, sợi lông ấy xoắn qua phía hữu, không quá cao cũng không quá thấp, tất cả đều không chướng ngại.

Nếu ai thấy tướng ấy, thì không có các bệnh, nó dài bằng khuỷu tay… màu sắc rất vi diệu, không thể nghĩ lường, khi phóng ra ánh sáng xong, ánh sáng lại trở về nơi phát xuất. Điều ấy là do bổn hạnh Ngài tạo ra giống như sự vi diệu của khuôn mặt, Ngài ở trong đại chúng mà nói pháp giáo.

Bấy giờ liền nói bài kệ:

Trăm hạnh tạo các thứ

Đó là ruộng phước tốt

Không thô cũng không tế

Bề dài bằng khuỷu tay

Tướng giữa mày Như Lai

Giống như núi An Minh,

Tự tại trong các pháp

Tướng mặt tròn như vậy

Sắc ấy do hánh tạo

Đã diệt ý cấu uế

Tướng giữa mày Như Lai.

Là quả báo bổn hạnh

Xoay bên hữu rất đẹp

Ba đời đều thấy rõ

Thanh tịnh không tỳ vết

Là bậc nhất các núi

Làm chúng sanh thanh tịnh,

Tướng giữa mày đẹp hơn

Giải thoát không gì hơn

Chúng sanh đồng thanh tịnh.

Bấy giờ Đức Thế Tôn có con mắt thanh tịnh như vậy, giống như sắc hoa trăm cánh, mỗi cánh đều tách rời, không chỗ u tối nào mà không chiếu sáng, giống như sắc hoa Ưu Bát Thanh Văn Đà La giữa hư không.

Lông mi rất trắng, giống như mắt chim ưng chúa không khác, nó cũng rất trắng không có gì sánh bằng, là bậc nhất Ngài ngắm nhìn bốn phương thảy đều thấy rõ, trong khoảng đó đều thấy các loại hữu hình trong cõi ấy, thảy đều phân biệt.

Ngài không có dục cũng không tàn bạo, không có sân hận cũng không tương ưng với sân hận, Ngài quán xem những hành động thiện và của cõi đó, có những sự việc vi diệu Ngài cũng quán sát được.

Ngài cũng không có tâm sợ hãi hoảng hốt, nhờ tu hành từ bi, nên được cái nhìn không tà vạy, đối với tất cả chúng sành cũng tu tâm hỷ, không biết nhàm chán.

Nhờ Ngài giữ gìn các pháp lành, mỗi mỗi phân biệt, biến mãn tất cả cõi. Ngài có sự hiểu biết, quán sát như vậy, không có ác, không giải đãi.

Bấy giờ liền nói bài kệ:

Mắt sáng rất vi diệu

Đã tạo trăm thứ phước

Thiện pháp rất vi diệu

Sắc mặt như Thiên Vương

Pháp tướng cũng đầy đủ

Cũng như tấm gương sáng

Các chúng sanh xem Ngài

Sau đó thành Chánh Giác

Không có gì ngăn ngại

Sau mới thành Như Lai

Cũng không có khổ não

Là cam lồ xuất hiện

Cũng không có khổ hoạn

Hiện khuôn mặt ở trong

Ngắm mãi không nhàm chán

Diễn thuyết pháp Cam Lồ.

Bấy giờ Đức Thế Tôn có lỗ mũi vi diệu như vậy, vốn từ vô số trăm ngàn kiếp sanh ra, Ngài khởi ra các thứ trí tuệ này thảy đều phân biệt, đối với chỗ sanh tử.

Ngài đã nhổ gai ái tình, muốn vượt đến bỉ ngạn, muốn chặt đứt tất cả gai ái dục, vì chúng sanh thế gian nên Ngài siêng thực hành các khổ hạnh, như vậy để bố thí cho người.

Hoặc dùng giới mà độ thoát người, đều là do Ngài vốn đã tạo đầy đủ các nghĩa, không xen tạp, trị lành ghẻ lở, giống như sắc của đống vàng, ánh sáng bậc nhất, người muốn đến bờ kia, trong lòng ái lạc, cũng không có sự dối trá. Ngài thiện bày tất cả điều yếu hạnh mà Ngài đã tạo.

Bây giờ liền nói bài kệ:

Vi diệu không xen tạp

Giống như chim Anh Võ

Đối diện trước mặt Ngài

Mũi Như Lai đệ nhất

Mũi Ngài đẹp như vậy

Cho nên con quy mạng

Chúng sanh đều tôn ngưỡng

Như hoa Lại Tần Dà.

Bấy giờ Đức Thế Tôn có bộ răng như vậy: Không sức mẻ ngay thẳng, không cao thấp, giống như màu vỏ ốc, tuyết trắng, cũng như màu hoa Câu Văn Đà La, có màu sắc vi diệu rất sạch, đầy đủ tịnh hạnh. Có hào quang sáng, đều thoát khỏi các ác hạnh.

Giống như Kim Cang, kiên cố không bị cản trở, phá hoại. Răng của Đức Như Lai có bốn cái, hàm trên và hàm dưới có bốn cái răng cấm. Hàm răng trên có tướng bánh xe ngàn cây tăm.

Bấy giờ liền nói bài kệ:

Răng Như Lai ngay thẳng

Không khuyết không rơi rớt

Sắc đẹp, không thay đổi

Răng vuông đủ bốn

Thuyết pháp rất vi diệu

Mắt trong thật vi diệu

Các công đức thích chủng.

Bấy giờ Đức Thế Tôn có tướng lưỡi rộng, dài như vậy: Bởi Ngài chưa từng nói dối, sắc lành, không thể phá hoại, như cây A Thư Già hoa vô ưu, giống như lá hoa sen, rất mềm mịn và trơn.

Ngài cũng không nói lời thô ác, thêu dệt, Ngài trừ khử tai hoạn của dâm, nộ, si, nên sanh chỗ an lành tốt đẹp, hoan hỷ ưa thích, thành tựu cấm giới, Ngài nói điều gì là nhằm mục đích làm cho người nghe được đắt độ, lấy pháp trí để tế độ kẻ bần cùng, Ngài đã được giải thoát đối với vị ngọt của dâm, nộ, si. Tất cả đều do bổn hạnh của Ngài tạo ra. Tướng lưỡi của Đức Như Lai khi thè che trùm cả mặt, hết sức kỳ đặc.

Bấy giờ liền nói bài kệ:

Trăm phước đã tạo ra

Răng môi đều ngay thẳng

Nếm được tất cả vị

Đều phân biệt được cả

Lưỡi Như Lai bậc nhất

Thường nói pháp Cam Lồ

Đồ ngon hay không ngon

Thứ lớp rất trật tự.

Bấy giờ Đức Như Lai có những ngôn giáo như vậy: Ngài nói về hữu lậu, hành thiện, âm hưởng không thô lậu, ngôn từ, công đức … đầy đủ, vô lượng công đức, hữu thường, vô thường hành, chí tánh không khiếp nhược, thậm thâm không có đáy, sắc đẹp đệ nhất.

Những ngôn giáo Ngài nói ra hoàn toàn không gây ra phiền não, từng nghĩa từng nghĩa tương ưng với hiện bổn duyên khởi, khéo phân biệt pháp, phân biệt tùy thời, giáo hóa chúng sanh không có lòng sân hận.

Ngài tự trang nghiêm thân lấy sự đình chỉ vọng niệm làm vui, cúng dường người trí, khen ngợi kẻ danh tiếng, đều tùy theo từng tướng loại của chúng sanh, giống như chim Hồng ưa thích vực sâu, ao nước.

Nếu các chúng sanh gặp phải trăm ngàn khổ não Ngài đều cứu tế hết, khiến cho chúng sanh đều được hoan hỷ. Với chúng sanh ở trong sanh, lão, bệnh, tử, Ngài đều độ họ đến bỉ ngạn. Ngài không tưởng hy vọng được hạnh tối thắng, tâm không có các sự trói buộc, hiện các thiện hạnh, được hạnh chưa từng có.

Ngài dùng thuyền qua biển không hề sợ hãi, vượt qua tất cả sanh tử, được khen ngợi là bậc thiền đức. Công đức Ngài vi diệu, thọ mạng chấm dứt tâm ý đạt đến cảnh giới Niết Bàn, được phép cam lồ, diệt tất cội nguồn sanh tử, chỉ rõ đâu là thiện đâu là ác, người nghe không ôm lòng sợ hãi, như ánh sáng không thể ngăn chặn.

Bấy giờ liền nói bài kệ:

Lấy pháp ngự chỉ đường.

Lấy nhẫn làm sức mạnh

Ăn no vị cam lồ

Ăn vị cam lồ này

Cúng dường các Phật Sự

Giống như khi hoa nở

Kẻ đui không thấy đường

Được độ thoát sanh tử.

Bấy giờ Đức Thế Tôn có tiếng vang như vậy: Công đức Ngài nói ra điều gì cũng không thô lậu, giống như tiếng chim Yết Tỳ hết sức vi diệu, âm thanh bay khắp bốn phương, mọi người dần dần đều nghe lời Ngài dạy.

Đối với chúng sanh Ngài có năng lực như vậy, tất cả thính giả đều nghe được âm thanh thanh tịnh ấy. Những thứ ấy đều do bổn hạnh của Ngài tạo ra, như tiếng phạm âm, tiếng chim Ai Loan. Bấy giờ người nghe có năm loại âm thanh sâu xa không ngằn mé.

Ngài dùng ngôn giáo là để hàng phục ngoại đạo, giống như con rồng đổi thói quen cũ, bởi ngày trước Ngài có sắc cực diệu, không khiếp nhược như vậy: Nếu dùng mắt để quan sát thì có thể biết được. Ngài không có tham trước, định tâm cùng với pháp vị tương ưng. Tâm vị luôn luôn định không có nhàm chán, cũng không chống trái, không tương ưng với sân hận. Điều đó là do quả báo công đức của hành động của Ngài mà ra.

Cho nên nói rằng: Ưa thích Sa Môn có tâm như vậy. Dựa vào tâm này có năm loại như vậy. Ta từng nghe tiếng dòng nước chảy, nghe xong tâm hoan hỷ. Huống chi bây giờ nghe được ngôn giáo của Đức Như Lai, mãi có ích cho thiện căn, nghe âm vang của Ngài hoan hỷ, mãi có ích cho sự giải thoát.

Bấy giờ liền nói bài kệ:

Tiếng Ngài thật nhu hòa

Bậc thiện thắng đến nghe

Chúng sanh nghe tiếng Ngài

Có thể biết được Ngài

Tâm tịnh luôn ưa thích

Công đức vô hạng lượng

Do bốn hạnh sanh ra

Qua năm Khổng Tước.

Bấy giờ Đức Thế Tôn có gương mặt hết sức thanh tịnh, không có vết dơ, hết sức đoan chánh không có gì sánh bằng như vậy, mắt đẹp, nhìn không chán, trái tai thỏng xuống, môi Ngái đỏ hồng, sắc như vàng ròng của Cõi Trời, răng rất trắng vi diệu không gì hơn, bằng phẳng, đầy đủ, không có một vết dơ, cũng không có ghẻ lở.

Ngài cũng không sầu lo, không có các khổ não. Ai thấy cũng đều hoan hỷ, công đức của Ngài không thể so lường. Ngài có mùi thơm thứ nhất là do đời trước đã tạo ra, giống như mặt trăng hết sức tròn đầy, trong vắt, không có vết dơ, tối tôn bậc nhất.

Nếu Ngài kiết già phu tọa thì Ngài thuyết pháp cho đại chúng nghe, người ngồi trước hay sau đều thấy được mặt Ngài. Nếu Ngài từ thiền định đứng dậy thì trước tiên Ngài thuyết pháp cho đại chúng.

Bấy giờ liền nói bài kệ:

Tất cả đều vui sướng

Do thấy được Như Lai

Được lợi vui đệ nhất

Trong những tháng Trăng sáng

Muốn thấy sắc Như Lai

Như mặt trăng tròn đầy

Không gì bằng Như Lai

Đồng niềm vui Như Lai.

Bấy giờ Đức Thế Tôn có cái đỉnh đầu như vậy: Đẹp đẽ, kiên cố, đoan chánh không có gì bằng, không cao cũng không thấp, cùng tương xứng với thân, nhan sắc bậc nhất, giống như lực sĩ có tám tay của cõi đời Na La Diên, bất khả chiến bại. Nơi ấy cùng loại với sắc vàng ròng, tướng Ngài hết sức vi diệu, sắc thiện cực đẹp, tất cả đều không có chướng ngại.

Bấy giờ liền nói bài kệ:

Tròn đầy rất vi diệu

Đỉnh Như Lai như vậy

Không ai hại Ngài được

Các chúng sanh ba cõi

Tuần tự duyên hạnh Ngài

Họ Thích không ai bằng

Phát ý nơi Như Lai

Tán thán Đức Như Lai.

Bấy giờ Đức Thế Tôn có cánh tay như vậy: Đẹp đẽ không ai bằng, giống như núi Tu Di, vai Ngài cũng đẹp vi diệu, không ai sánh bằng, không cao không thấp, hết sức mềm mại vi tế, giống như cây Ta Lô Thọ Vương, mềm mại vi tế, không ai làm hại được, giống như hoa Chiêm Bặc mềm mại vi tế, không thô lậu.

Trên cánh tay Ngài sanh ra các sợi lông sắc xanh biếc mềm mại, mỗi sợi lông đều xoay theo phía hữu, rất mềm mại vi tế, bất cứ ai thấy cũng đều hoan hỷ, rất là vi diệu. Khi Ngài duỗi tay ra là hàng phục loài ma, có Địa Thần chứng biết.

Bấy giờ liền nói bài kệ:

Như cây Thế Già Cưu

Giống như chày Kim Cang

Đạo Sư Ba Cõi

Ý Ngài vô hạn lượng

Hàng phục các ma chúng

Cho nên quy mạng Phật

Vì pháp mà chiếu sáng

Quy mạng bậc tối thắng.

Bấy giờ Đức Thế Tôn có bàn tay như vậy: Hết sức mềm mại, khéo léo không có sánh bằng, cũng không ai phá hoại được, không có sức mẻ, đầy đủ tròn trịa như đỉnh núi cao.

Bàn tay Ngài có tướng bánh xe có ngàn cây căm giữa các ngón tay có da mỏng dính liền, móng tay rất trắng sạch, giống như mặt trời chiếu sáng. Như hoa Ưu Bát thảy đều rộ nở, cánh hoa mềm mại.

Khi Ngài thuyết pháp, chúng sanh đến nghe, không ai mà không được độ thoát, lời nói của Ngài luôn luôn tùy thời, đúng với bốn hạnh nơi Ngài sanh ánh sáng chiếu suốt, bàn tay mở ra, có lòng từ bi, liền tìm ánh sáng đi đến, thảy đều được đắc độ.

Ngài khéo phân biệt chúng sanh, bỏ xa điều ác theo điều thiện, thuyết pháp cho chúng sanh nghe, nơi chỗ sanh xứ, được từ bi hỷ xả, muốn trừ bỏ ác hạnh, tu các thiện hạnh.

Ngài dạy chúng sanh rằng: Tất cả đều là khổ, chớ theo trần cấu phải nhàm chán tai hoạn sanh tử. Chúng sanh thanh tịnh Ngài làm cho được hy vọng, muốn họ trừ bỏ sự huyền hoặc.

Nếu như Ngài ngồi thiền tất cả ma chúng đều đến chỗ Ngài, chúng cởi các thứ xe cộ, cỡi con la, con lừa, lạc đà, voi, ngựa trầu bò, cầm thú, sư tử, chó, heo, dê, hoặc làm đầu ngựa, hay các thứ hình dạng, đội dao, mang cung, nắm tên, hoặc đánh chuông, đánh trống, làm đủ hình ma quái, muốn đến hại Đức Phật.

Bấy giới Đức Thế Tôn lấy ngón chân ấn xuống mặt đất, núi, rừng lớn, thành quách, khe suối, ao tắm, các thứ ngọn nguồn, đều có đầy dẫy trân bảo hiện ra trong ao tắm ấy, hoặc trong bát có đầy vàng.

Nếu có người có sức mạnh gõ vào bát ấy, liền phát ra âm thanh. Tay Ngài vỗ vào bánh xe pháp hết sức vi diệu, không ai sánh bằng.

Bấy giờ chúng ma cúi lạy Đức Phật xong liền nói bài kệ:

Nghiệp thanh tịnh đệ nhất

Tay Như Lai vi diệu

Tay Ngài chuyển pháp luân

Không thấy chỗ trụ xứ

Nếu khi chuyển pháp luân

Nhờ chuyển pháp luân này

Chuyển vô thượng pháp luân

Rất đẹp không ai bằng

Pháp Luân ở một chỗ

Không thấy người chuyển pháp.

Tùy theo nghĩa chúng sanh

Chúng sanh được an lạc

Bấy giờ Đức Thế Tôn có thân tướng như vậy: Thật vuông vức, ngay thẳng, không khuyết lậu, thành tựu cấm giới, ngực như ngực sư tử, công đức bao quanh, trên dưới tương xứng, như màu hoa Ưu Bát, cũng không bại hoại, khi kinh hành thậm thâm thì xoay theo phía hữu, không cao cũng không thấp, hết sức mềm mại, vi diệu, lông trên da Ngài đều xoay theo phía hữu, vi diệu gấp bội, không có gì sánh bằng.

Giống như mùi hương ngọt ngào của hoa Chiêm Bạc Ca, Ngài cũng không trẻ, cũng không già, không có gì mà Ngài không tương ưng được.

Ngài không tương ưng với sân hận. Các căn đầy đủ, thế gian thật hiếm có thân Kim Cang của Ngài rất kiên cố, rất vi diệu, không chậm cũng không gấp, khéo phân biệt chúng sanh.

Nếu ai thấy Ngài đều phát tâm hoan hỷ, ngắm mãi không chán. Thân Ngài bảy thước tròn trịa, sáng rạng, giống núi An Minh, ở trong đại chúng, giống như voi chúa giữa đàn voi, là bậc đệ nhất, giống như Vua Na La Diên, không có thứ gì đánh hại được.

Bấy giờ nói bài kệ:

Tu hành trong trăm kiếp

Nay được sắc thân này

Đã diệt dâm, nộ, si

Cho nên nay đảnh lễ

Ví khởi dâm, nộ, si

Nay xem nhan sắc Phật

Cao quí giữa loài người

Hơn tất cả mọi người

Vinh viễn hết các ác

Sau khiến con như Phật

Liền tiêu diệt tức khắc

Thân con hết khổ hoạn.

Bấy giờ Đức Thế Tôn có phần trên của bụng như vậy: Trên dưới bằng nhau khéo léo, vi diệu không ai bằng, không có chỗ nào không bằng phẳng, khiến cho người hoan hỷ, cùng tương ưng với thân.

Bấy giờ nói bài kệ này:

Bụng trên thanh tịnh đẹp

Nếu có ai xem thấy

Sanh lông mềm vi diệu

Lại không thọ các loài

Bậc nhất không gì bằng

Không có các cấu uế

Khi đứng ánh sắc vàng

Quán sắc tối diệu này.

Bấy giới Đức Thế Tôn có vùng bụng dưới thế này: Tròn trịa lãi dần đến bụng trên, sắc vi tế, cùng tương xứng với thân, giống như bụng của con nai, có ánh sáng lành thanh tịnh, không ai bằng.

Bấy giờ liền nói bài kệ:

Bụng Như Lai vi diệu

Hãy xem tất cả tướng

Hãy biết Ngài như vậy

Về sau sẽ diệt độ

Sắc đẹp không ai bằng

Mỗi mỗi khó nghĩ lường

Được thế gian khen ngợi

Cho nên quy mạng lễ.

***