Kinh Đại thừa

Phật Thuyết Những Kinh Do Tăng Già La Sát Tập Thành

PHẬT THUYẾT NHỮNG KINH

DO TĂNG GIÀ LA SÁT TẬP THÀNH

Hán dịch: Ngài Tam Tạng Pháp Sư

Tăng Già Bạt Trừng, Đời Phù Tần
 

PHẦN HAI
 

Bấy giờ liền nói bài kệ này:

Được tâm giải thoát này

Mới đầu vào đại hải

Nếu trong ý có dục

Muốn đoạn cảnh giới nước

Ta ở trong trăm năm

nguyện ta vẫn không mãn

Được che chở mẹ cha

Ai biết rõ như vậy

Tam muội không chướng ngại

Nước xoáy khó kiềm chế

Tâm cũng không di chuyển

Đều là gốc muôn hạnh

Gánh cha mẹ mà đi

Để báo ân cha mẹ

Chỉ thọ nơi cha mẹ

Là hy hữu thế gian.

Bấy giờ, khi Bồ Tát thực hành tam kiên cố, thâu nhiếp giải thoát, có phương tiện như vậy, Ngài có ý dõng mãnh, để việc làm không ngăn ngại, không bị người khác cấm chế, cho nên phải cầu phương tiện.

Ngày xưa nghe A Lan Ca Lan, khởi các thiền định, rồi xả các thiền ấy, lại cầu vô thượng đạo của Tam Da Tam Phật, liền đến một nữa do tuần phía Nam, trong khi đến chỗ vắng vẻ ấy, làm các thứ khổ hạnh, ăn trái cây, uống nước, mặc áo da đen, ở dưới gốc cây, ngồi kiết già, hoặc có lúc uống nước.

Hoặc có khi ăn trái cây, hoặc có uống không khí, làm những khổ hạnh như vậy, nằm trên cỏ, hoặc lấy tro phủ lên, thích ở trong đấy trong ba đêm mà nhan sắc vẫn không thay đổi, trong chín ngày lễ bái thờ lửa.

Các người phóng dật nghe theo lời dạy của vị ấy, hoặc khi thờ Trời, đầu mắt dần dư thừa, hai tay đưa ra, hoặc xìa một chân ra, thân thể cong lại, mà không có tâm trộm cắp, lấy pháp tự vui, với người khổ hạnh cầu đạo, cũng không ăn uống, xương cốt liền nhau, ngày ngày thân chịu khổ.

Thân đen điu, sắc mặt vàng úa, giống như đàn không hầu, bên trong trống rỗng, gân cốt đều hiện ra, có trăm thứ biến hóa, không thể quán sát, tướng mạo của người trẻ vĩnh viễn không có như vậy.

Ví như voi già không thể nhậm thí, ngồi nằm đi đứng không có sức lực, cũng không thể nói năng. Tuy có tham sống nhưng không tồn tại bao lâu.

Ngay sau đó, Thiên sứ đã đến chỗ vị ấy mới đạt phương tiện, có bao nhiêu biến hóa như vậy. Vị ấy vì pháp cho nên lúc thức hay ngủ, không mất thời tiết. Cầu giải thoát như vậy, không đói đến thân mạng.

Bấy giờ liền nói kệ:

Dù ta bị hư nát

Tâm vẫn không sân hận

Trong ý đâu có tham

Nếu chấp có ngã tưởng

Thân người thành trăm mảnh

Chúng sanh sanh không khác

Khổ não nhiều vô số

Ngủ với chết đâu khác.

Bấy giờ Bồ Tát tu hạnh đa văn, đó là chấm dứt tâm nghe danh tiếng, tư xưng dương đức của mình là đệ nhất, được mọi người kính mến, mong chờ. Nhờ quán sát nghĩa ấy nên tâm trừ khử sự kiêu mạn, có nghiệp như vậy cùng tương ưng với trí.

Nay đều nghe biết, nhờ trí không giãi đãi, cung kính Sư Trưởng, mong được tự tại. Với người đói khổ thì khởi lòng từ bi, hàng phục ngoại đạo, không bị chướng ngại, cũng không có trần cấu. Với quốc độ khác hiện ra sự hành đạo, không bị ái dục nhiễm trước, khởi ý phương tiện, vì người thế gian muốn làm cho họ giải thoát.

Bấy giờ Bồ Tát có tâm từ, nhất thiết trí như vậy đều do phương tiện khởi ra.

Bấy giờ liền nói kệ rằng:

Ngài nghe nhiều tiếng tốt

Vật kiên cố cũng hư

Ban đầu thọ pháp này

Liền sanh trí huệ lớn

Sắc mặt vẫn không đổi

Huống thân ta ngày nay

Có niềm tin Thế Tôn

Trừ khử các kiết sử.

Bấy giờ khi Bồ Tát thi hành ân đức, biết người ân đức, cũng không bao giờ quên mất, liền có trí huệ này, muốn báo ân đức, tạo ít công đức, cũng không cùng tận, cũng không quên mất. Giống như gieo ít hạt lúa, suốt đời vẫn không quên. Ngày xưa, khi Bồ Tát muốn cầu đạo vô thượng, ở một chỗ nhàn tịnh, có con chim Bồ Tát Anh Võ thường ở trên cây kia.

Bấy giờ có gió thổi cây ấy, các cây cọ vào nhau, vì cọ nhau cho nên phát ra lửa. Lửa phát ra càng lúc càng mạnh, cháy tới hang núi. Các cây xanh đều bị lửa đốt cháy.

Lúc ấy có khói cuồn cuộn có đủ màu sắc, rất mạnh, không thể diệt được. Giống như ánh sáng mặt trời, khói đất cùng khởi, các cây lớn nhỏ đều bị thiêu sạch.

Ví như lúc đát Trời hủy hoại, trong khoảnh khắc, người thấy, nghe hiện tượng ấy thảy đều hoảng hốt, các vật bị đốt, lúc đó cũng hết. Các cây cối thảy đều cháy sạch.

Bấy giờ Bồ Tát là thân chim Anh Võ, trong một đêm liền nghĩ như vậy: Giống như chim bay ở trên cây này còn có tâm báo ơn, ta cũng vậy liền khởi lên ý báo ơn huống chi nay chúng ta luôn luôn ở trong này mà không thể làm tiêu diệt lửa này sao?

Nay đã đúng lúc ta hiện oai lực của mình. Nó vào trong đại hải, lấy hai cánh đựng nước đem về rưới đám lửa ấy, hoặc dùng cánh rưới, hay dùng miệng phun. Con chim chạy bên Đông, bên Tây.

Bấy giờ có một vị Thần nói bài kệ:

Lửa này hết sức mạnh

Tuy người có thiện tâm

Mây khói không thể gần

Cũng không thể dập tắt.

Bấy giờ Bồ Tát Anh Võ nói với vị Thần ấy:

Tôi ở trong núi này

Sao lại bỏ mà đi

Nay tôi có sức lực

Ở núi này sao chẳng

Chưa bao giờ vong ân

Để lửa đốt rừng này

Ý muốn dập lửa này

Muốn được báo ân này?

Bấy giờ Thọ Thần lại nói bài kệ:

Chim này có ân từ

Đây là ứng nhân pháp

Màu sắc thật đoan chánh

Thế gian rất hy hữu.

Bấy giờ Thiên Thần suy nghĩ như vậy.

Liền nói với chim Bồ Tát Anh Võ:

Biết ngươi có từ ân

Thương người có tâm này

Bấy giờ có mây lớn

Nay ta diệt lửa này

Huống chi chim Anh Võ

Vì ngươi, ta dập lửa

Ta diệt lửa tức khắc

Vì thương chim Anh Võ

Khiến nguyện ngươi kết quả

Sẽ thành Đẳng Chánh Giác.

Bấy giờ liền nói kệ rằng:

Như Lai vào lúc đó

Chúng sang phát hoan hỷ

Có thể đến bờ kia

Tín tâm đã kiên cố

Có tâm tư ân này

Được Trời, người cúng dường

Xa lìa sanh, lão, tử

Thống nhiếp cả mười phương.

Bấy giờ khi Bồ Tát mặc áo Cà Sa, là vì làm quỷ tắc cho người đời, vì làm cho chúng sanh bỏ tục theo đạo, là cái lọng lớn. Như vậy Ngài bỏ Quốc Vương, vợ con, xuất gia học đạo để vượt qua các hồ nghi. 

Bấy giờ khi Bồ Tát khoác áo Cà Sa có công đức tăng ích như vậy. Ta từng nghe thời quá khứ, Đức Thế Tôn du hành tại viên quán hoa quả sầm uất, cũng muốn xuất gia. Nhân dân du hành ở trong vườn ấy, thấy Phật xuất thế ngắm nhìn không chán.

Nhân dân đông đảo ở trong vườn ấy, hoàn toàn im lặng, khoác áo Cà Sa, ba màu trong sáng, tai nghe lời giải thoát, âm thanh nhu hòa, tuổi thọ hữu hạn, tất cả đều tự quy y, vì tất cả khổ cho nên hàng phục sự sân giận sắc mặt như đồng đỏ, dùng hết sức thở nhanh làm khói, gió nổi lên.

Thấy sắc như vậy liền nói rằng: Cùng tâm ta tương ưng, khởi tâm này thì ta giải thoát. Bấy giờ giữ gìn Cà Sa có các công đức, xả các uế tạp.

Ngài nói bài kệ:

Cũng không tự biết tên

Cũng không khéo giặt rửa

Sớm hàng phục quả ấy

Miệng dạy lời nói lành

Tuy lại quán như vậy

Ta sẽ bố thí chúng

Cùng cái đó tương ưng

Hàng phục nên đến đây

Cắt thân không hối tiếc

Ắt phải tự bại hoại

Cùng ta nói nghĩa này

Nhẫn sự khổ não này.

Khi đã cắt bỏ thân thể để hàng phục tâm mình, liền nói lời này bằng bài kệ:

Đừng làm các khổ hoạn

Quả nó tuy rất nhỏ

Người xan tật như vậy

Nhưng ác báo vô lượng.

Bấy giờ khi Bồ Tát ưa thích ở chỗ nhàn tịnh, ở yên lặng trong viên quán, thanh tịnh không náo loạn, cũng không đa sự. Nếu đến chỗ ấy thảy đều hãi hùng, nhưng trong tâm Ngài yêu thích.

Ta từng nghe: Có một Tiên Nhân đã ở chỗ cực diệu, không đâu sánh bằng, rộng nói chỗ Tiên Nhân ở như trên. Vị ấy có các sự việc đều diệt tận không còn. Lúc đi xa khỏi viên quán này, khi ấy chưa được quả A Duy Tam Phật Bồ Tát Vô Thượng Chánh Giác thì Ngài là thân con thỏ. Bấy giờ con thỏ nương tựa nơi vị Tiên.

Khi ấy con thỏ thấy vị Tiên xuống núi, liền dùng kệ nói với Tiên Nhân:

Thân người ở thế gian

Đã được sanh nhân gian

Lành thay, này Tiên Nhân

Không có các uế ác

Tâm sát hại khởi lên

Tự hàng phục tâm mình

Vi diệu không gì bằng

Nên ở nơi núi rừng

Thân cận người sắc thiện

Tự mình điều phục tâm

Tự biết phải hạn chế

Không có tưởng cảnh giới.

Ngài đã bỏ cảnh giới có thể ăn được. Ta xuất gia là cầu đạo giải thoát, tâm ý quyết định, chớ bỏ Cam Lồ, hãy bỏ ý hy vọng, công đức, đồng ở núi rừng. Có ý tam muội như vậy, không có các náo loạn.

Vì đã ở trong núi rừng này, sẽ ưa thích núi rừng, như mặt trăng chiếu ban đêm, mặt trời chiếu ban ngày. Bậc năng nhân có ân từ nên ở nơi núi rừng này. Song, vị Tiên Nhân lúc còn trẻ sống trong núi rừng này.

Năm nay tuổi đã già, vì sao lại bỏ chỗ ấy?

Khi ấy vị Tiên Nhân liền nói lời này, tự hàng phục tâm mình, cáng thêm hoan hỷ mà nói lời ấy.

Nếu Tiên Nhân mà bỏ đi thì ai có thể thích sống ở đây được?

Bồ Tát liền nói kệ này:

Nay ta không có đậu,

Tâm ta đã hàng phục

Lúa, thóc và ngũ cốc

Nguyện ở núi rừng này.

Bấy giờ Ngài thành bậc A Duy Tam Phật Hiện giác liền ở trong núi ấy, ánh sáng chiếu thế gian, thích ở chỗ ấy an nhàn, vì vậy thường ở núi rừng, rồi nói kệ này:

Cảnh giới thật rõ ràng

Thường thích chỗ nhàn tịnh

Thân công đức giải thoát

Trí huệ rất vi diệu

Núi rừng hành nghiệp khổ

Tự tư duy hành động

Tâm ý thường hòa thuận

Nên sống gần núi rừng.

Bấy giờ Bồ Tát có tâm thân hữu này, thường ôm lòng từ, tự tỉnh giác đời sống, sống như thật.

Như Ngài đã nghe: Có khoảng đất rộng trong núi rừng, nói như Khế Kinh, liền nghĩ rằng Núi rừng này không có các quả, các pháp giải thoát, nhờ lấy nhẫn làm pháp giải thoát. Bấy giờ Bồ Tát lúc nào cũng có từ tâm, các pháp giải thoát, không có xúc nhiễu với các dân chúng.

Ngay khi Ngài đoan tọa, tư duy, không di động thì có một ổ chim ở trên đầu. Ngài biết con chim ở trên đầu đang ấp trứng, nó luôn lo sợ trứng rớt nên thân nó không lay động.

Bấy giờ Ngài liền quán sát để bỏ thân mà ở chỗ đó tu hành bất động, có sức ân cần khéo, sanh tâm ưa thích thu nhiếp tâm. Bấy giờ con đã mọc lông cánh. Khi đã mọc lông cánh rồi nhưng chưa bay được, nên vẫn không bỏ chỗ ấy mà đi.

Nay Ngài hành lòng từ này xong, có điều gì lạ mà Ngài vẫn không sợ hãi?

Chúng sanh vẫn chưa làm như vậy, tự biết xong liền nói kệ này:

Ngài hay biết việc này

Không xúc nhiễu kẻ khác

Cho nên Đức Thế Tôn

Nên ở nơi Đạo Tràng

Vĩ đại trong loài người

Đức Ngài không ai hơn

Có sức thần đệ nhất

Tự đầy đủ công đức.

Bấy giờ khi Bồ Tát thực hành lòng từ, vì tự Ngài có thế lực, có thể gánh vác gánh nặng, cầu đạt mục đích: Tất cả chúng sanh ta sẽ độ thoát, tăng trưởng công đức. Đối với người có các khổ não, vô lực thì ta trừ diệt ưu sầu cho thế gian.

Với người không ai cứu hộ, ta làm người cứu hộ, người không hy vọng làm cho họ hy vọng, người không thế lực, ta làm cho họ có thế lực.

Các người có tật bệnh, ta làm Y Vương cho họ. Với người già cả, ta chỉ cho họ ý trẻ trung. Với người trẻ trung, ta chỉ cho họ cách sống có năng lực.

Ta cũng nghe: Đức Thế Tôn khi hành đạo có vô số Tỳ Kheo doanh vây trước sau. Khi ấy viên quán bị lửa cháy. Các Tỳ Kheo thấy khói lửa bốc cháy, họ đều chạy đến chỗ Thế Tôn. Hoặc có người tán thán Thế Tôn, đến đứng trước Thế Tôn. Các Tỳ Kheo ấy đứng trước Đức Như Lai quán sát Ngài.

Bấy giờ Ngài liền nói bài kệ:

Như ta, chẳng ai bằng

Do nói lời thành thật

Ra đời, công đức đủ

Điều ác mau chấm dứt.

Nói như vậy xong thì đám lửa ấy liền dập tắt. Bấy giờ các Tỳ Kheo khen là chưa từng có, đều là nhờ ân lực của Thế Tôn. Họ hoan hỷ đối với Như Lai, mọi người đều khen bài kệ này là chưa từng có.

Đức Thế Tôn bảo rằng: Các Tỳ Kheo!

Ta ở một chỗ vắng vẻ, an nhàn với các thứ cảnh giới, với bao nhiêu sắc, lúc đó, khi ta thực hành Chánh Đẳng Chánh Giác, bấy giờ ta là Chất Cốc La Cù. Từ lúc sanh đến nay, lúc nhỏ tự tại, ưa bố thí cho mọi người, cầu hạnh vi diệu.

Ngay lúc đó, nhân dân của cõi nước Trại Trà thịnh vượng, đất đai phì nhiêu, có nhiều rừng trúc, lan, cây cối, núi cao. Khi ấy các khu rừng bị lửa cháy dữ dội, dần dần lửa lan đến núi đầm. Có biến cố như vậy, nói rộng như trong Khế Kinh. 

Bấy giờ có bầy chim đến khu rừng sinh các con chim non. Các con chim non ấy chúng chưa có lông cánh, hoặc có con có cánh thì sống còn, hoặc có con rơi xuống đất, hoặc có con bể đầu, sứt đuôi, chúng cũng không thể bay được, hoặc có con bị đói khát, thấy lửa cháy dữ dội chúng đều muốn bay thoát.

Ngay lúc ấy ta thấy ngọn lửa này ta cũng lo thân mình, nhờ công đức trong vô số trăm ngàn kiếp, có sự bảo hộ như vậy. Ngay lúc đó ta ở nơi thanh tịnh, liền phát tâm này, khiến chúng sanh kia thoát khỏi đại hoạn ấy.

Bấy giờ ta liền dập tắt ngọn lửa và ngọn lửa liền tắt. Ngay lúc đó ta dập tắt ngọn lửa trong nước ấy, thực hành lòng từ bi này. Huống chi hôm nay ta đã thành tựu tâm đại bi. Hôm nay lửa sẽ diệt.

Bấy giờ Đức Thế Tôn liền nói kệ này:

Do sống từ lúc nhỏ

Tất cả đều hủy hoại

Vốn quán pháp vô thường

Xót thương các chúng sanh.

Ngọn lửa ấy liền được dập tắt. Khi lửa tắt chưa lâu, ta dùng trí huệ sáng ngời diệt trừ lửa của người đời. Bấy giờ Bồ Tát vì sự sanh tử, nên khi Bồ Tát muốn sanh, cứu tế chúng sanh, quán sát nguồn gốc của sanh là khổ.

Ta từng nghe: ở trong núi rừng không tịch có các con quạ, nai, bồ câu, rắn ở một bên, ở đó có một vị Tiên Nhân Bồ Tát thường ở trong đó ăn quả cây, uống nước suối.

Bấy giờ con quạ đến bên vị Tiên, đứng qua một bên, nói như vậy: Thế gian có cái gì khổ?

Khi ấy con quạ lại nói: Cái đói là khổ nhất.

Nhưng do nhân duyên gì mà có khổ này?

Tất cả chúng tôi đều tự trình bày ý kiến của mình: Thân thể mệt mỏi, bị đốt cháy, các căn bất định, miệng không thể nói, tai không thể nghe, thường ôm lòng suy nghĩ. Cho nên đói là khổ số một. Khổ hoạn này làm cho lửa đốt thân. Do vì đói khát, bệnh ấy khó trị, tướng khổ liên tục. Có cái khổ như vậy.

Bấy giờ con nai liền nói rằng: Sợ hãi là khổ.

Cái gọi là sợ hãi đó là: Thân ở chỗ vắng vẻ, thấy người thợ săn nên thường ôm lòng sợ hãi. Thân tâm ô uế, thường sợ không có thân này. Lại sợ thợ săn muốn giết hại mình. Thân này đâu có bền chắc gì, nó ở trong vô thường, dong ruổi Đông, Tây.

Sự sợ hãi này do đâu sanh ra?

Thường có ý nghĩ đó, tất cả cái ấy đều có hành nghiệp, xả ly tất cả thân, vì tất cả chúng ta có thân này nên thường ôm lòng sợ hãi, không an ổn dù trong khoảnh khắc, đều do chúng ta đã tạo cái khổ bại hoại này nên có sự 1sợ hãi như vậy. Do vậy, sợ hãi là khổ.

Bấy giờ con chim bồ câu liền nói: Dục là khổ số một. Do tâm xúc bên trong cảnh giới sạch sẽ, tư duy chỗ ấy cho nên không thoát khỏi tai hoạn của dục. Dục này giống như lửa, giống như dầu bơ bỏ vào hủ, nhưng bị lửa dữ đốt cháy, nếu có nói điều gì thì bị nhiễm trước trong tâm.

Lửa dục cũng lại như vậy. Vì dục nhiễm trước trong tâm nên thiêu đốt hình hài, tăng thêm sự trói buộc. Tu vô số kiếp bị dục mê hoặc, hội hợp đốt cháy thân thể con người. Vì vậy, dục là khổ số một.

Bấy giờ con rắn liền nói: Sân hận là khổ số một. Cái gọi là sân hận đó làm thương hại mạng người, nó không có lớn nhỏ, làm tăng thêm các gốc tội, làm thân thể, nhan sắc thường bị biến đổi.

Hễ động tâm là có ý sát hại, trở thành đỏ mắt, bức xúc, nghiến răng, ai cũng không muốn nhìn, lắc đầu, động thân, thở dài, mửa chất độc, thân thể, da thịt đỏ rực một màu sân hận.

Tất cả mọi người ai cũng không muốn nhìn, thường nằm trong hang, đói cũng sân, no cũng sân, mắt nhìn không thiện cảm. Có sự biến hoại như vậy, nó giống như lửa thiêu đốt núi đầm. Cái lửa sân hận này cũng lại như vậy. Vì vậy cho nên sân hận là khổ.

Bấy giờ Bồ Tát có trí tuệ thậm thâm tư duy việc này, liền nói bài kệ:

Tất cả đều là khổ

Sanh ra phải bị khổ

Giống tai hoạn lớn này

Tất cả sanh căn này

Gần gũi với nhan sắc

Nay hãy nghe ta nói

Khổ não không hạn lượng

Là sanh chẳng phải chân.

Nếu có người đã thành Bồ Tát đạo rồi, lưu chuyển trong sanh tử, lấy tâm từ bi hoan hỷ để che chở thương yêu tất cả chúng sanh, nhờ trí huệ bén nhạy nên không bị chướng ngại, có ý dũng mảnh, tu tất cả trí.

Không có tâm giãi đãi nên khi giáo hóa không có sự hoài nghi, thường có cái thấy bình đẳng nên chí tánh kiên cố, không có trở ngại.

Được khí vị ấy nên không mất ý chí, có năng lực kham nhận phân biệt các pháp, cũng không phá hủy, rơi rớt. Vị ấy thành bậc đại trí huệ, tâm bố thí giải thoát, không có tâm thay đổi, hối hận. Tất cả huệ thí, như Quốc Vương Thấp Tỳ thường tu tịnh hạnh, chưa từng giãi đãi.

Như Vua Ma Đa Đề Bị, có đầy đủ nhẫn lực, như Thần Tiên nhẫn, giới không sứt mẻ, như Học Sĩ Bố Lai Đa thường thích xuất gia, nhan sắc hòa duyệt, hoặc lại được ái kính mà ý không nhiễm trước.

Như Vua Đại Tu Đạt, Thí Na du hóa thế tục, Vua Cù Tần Đà yêu thích chánh pháp, như Ma Nạp Uất Đa La thích ở chỗ vắng vẻ an nhàn, dùng tiếng kỹ nhạc mà được thấu triệt lẽ đạo, như Bồ Tát Thiện Giác ở trong đại chúng làm Sư Tử rống, tất cả vị ấy đều được giải thoát, đến cảnh giới Niết Bàn, đầy đủ các công đức, thành tựu càng ích lợi với đạo. Các vị ấy đã thành Bồ Tát đạo.

Bấy giờ liền nói bài kệ:

Càng không ý giết hại

Chí tánh đã kiên cố

Yêu thích pháp như vậy

Thương xót người thế gian

Công đức Bồ Tát tịnh

Như mặt trời chiếu sáng

Phước điền không ô uế

Nên nói nghiệp như vậy.

Bấy giờ Bồ Tát không hề sợ hãi, từ cung Trời. Đâu Thuật giáng Thần, quán các hành hữu vi là vô thường, tâm không hạn tưởng, thường tự quán sát, biết mình từ đâu sanh đến, cũng lại tự biết không còn thọ thai, có Chân Đế này, cứu cánh cội nguồn, tâm không nhiễm trước, lúc vào trong thai mẹ, an trụ trong đó cũng không loạn tưởng, mới quán phạm giới là ác hạnh, giữ giới là thanh tịnh, cũng không nhiễm trước.

Lúc ở trong thai, không hạnh nào mà không thanh tịnh, giống như hoa sen không bị dính nước, ở đó khởi nhiều ý đạo. Đã có trí tuệ này nên đác thiên tử thường hộ vệ, Chư Thiên của Cõi Trời. Đâu Thuật liền đến ở lại hộ vệ, hiện ra hạnh dâm, bất tịnh mà thích tu phạm hạnh.

Từ lúc Bồ Tát đầu thai vào bụng mẹ thân của phu nhân chưa hề ô uế, nhờ giới hạnh của Bồ Tát hết sức thanh tịnh, tâm không có ý làm thương hại chúng sanh, thi hành, lập thệ nguyện, quán sát kỹ, chí thành, muốn đi xuất gia. Thiên Tử Diệu Thần Đại Tôn thảy đều phù trì để thai được thanh tịnh, không bị não hại. Khi dở chân thì đi bảy bước.

Khi Bồ Tát ý muốn xuất gia liền quán xem bốn phương, nay phải đi phương nào để thoát hết khổ. Nước thơm tắm thân, tự nhiên có ao nước thơm. Tất cả nhũng cái ấy đều do công đức đời trước mà ra. Trời mưa hoa Ưu Bát Câu Văn La để cúng Đức Như Lai.

Bấy giờ liền nói kệ:

Cần tu vô số kiếp

Luân chuyển không hạn lượng

Chư hữu, thiên kỷ nhạc

Làn hương bay đến trước

Cứu khổ các chúng sanh

Thiên nhân được an ổn

Đều được tâm hoan hỷ

Hàng phục các ma oán.

Khi ấy Bồ Tát tứ cung Trời Đâu Thuật Giáng Thần, chúng Phạm Thiên thảy đều đến hầu hạ, hoặc khi thiên chúng và nhân dân doanh vây Đức Thế Tôn, đó là tướng thứ nhất. Hoặc Bồ Tát từ cung Trời Đâu Thuật Giáng Thần, quả đất bị chấn động lớn. Hoặc khi Đức Thế Tôn giác ngộ, các trần lao của chúng sanh không có tạp uế.

Đó là lúc ban đầu Bồ Tát hiện điềm lành thì quả đất bị chấn động mạnh. Các chúng sanh ấy trần lao vĩnh viễn không sanh ra nữa. Đó là điều vui cao cả nhất. Đây là điềm lành đầu tiên. Nếu khi Bồ Tát từ cung Trời Đâu Thuật Giáng Thần, lúc ấy có luồng ánh sáng lớn chiếu khắp thế gian, trí huệ quang minh này là tướng hiện điềm lành đầu tiên.

Làm cho các nơi u ám đều thấy ánh sáng. Đó cũng là tướng của trí tuệ. Nếu lúc Bồ Tát mới sanh, cất chân đi bảy bước. Đó là hiện điềm lành của bảy giác ý. Khi Bồ Tát quán sát bốn phương, đó là điềm lành của Tứ Hiền Thánh Đế. Khi Bồ Tát mỉm cười, đó là hiện tướng điềm lành cứu hộ chúng sanh.

Khi Bồ Tát nằm mộng thấy thế giới này là cái giường, núi Tu Di là gối tay chân duỗi ra ngoài bốn biển, đó là cái tưởng về thế gian hữu thường, đó là hiện điềm lành pháp vị Cam Lồ vậy. Ngài lại nằm mộng thấy cây Đề Lệ Ca mọc trên rốn, lá che khắp cả ba ngàn thế giới, đó là hiện điềm lành Đạo Tràng, Trời người tâm kính. Ngài lại mộng thấy nhiều con chim bay chung quanh Ngài, đều đồng một màu, đó là hiện điềm lành chúng thành tựu.

Ngài lại mộng thấy con trùng thân trắng đầu đen, đó là hiện điềm lành chúng Ưu Bà Tắc thành tựu. Ngài lại mộng thấy đi trên đỉnh núi, là được điềm lành không xan tham.

Bấy giờ liền nói kệ:

Điềm lành chưa từng có

Khởi lên thì phải diệt

Thấy Ngài đều hoan hỷ

Trời sáng trừ mây mù

Ngài có công đức lớn

Bị xúc bởi khổ vui

Phải có Phật xuất hiện

Không còn trần ai nữa.

Bấy giờ tâm ý của Bồ Tát không thể lay động như đã nói, như mặt trăng mới mọc giữa Trời tối, mọi người đều kính mến, Ngài liền từ tòa đứng dậy, muốn được xuất gia. Khi Ngài khởi tâm này, sau cùng có ba cảm thọ.

Bấy giờ Bồ Tát từ tòa cao đi xuống, lúc ấy cũng khởi ý này, đó là sàn tòa cao rộng nhất. Như vậy, khi Bồ Tát ra khỏi thành liền nghĩ rằng ta không đắc đạo, thề không bao giờ trở về.

Giống như Bồ Tát cởi xâu chuỗi anh lạc trao cho Xa Nặc, khi ấy Bồ Tát lại nghĩ: Chấp đắm cái y báu này là vật sở hữu cuối cùng của ta.

Hoặc là Bồ Tát lấy ngựa trao cho Xa Nặc khi ấy Ngài cũng nghĩ: Đây là con ngựa ta cưỡi cuối cùng.

Bấy giờ Bồ Tát tay cầm dao tự cắt tóc trên đầu, khi ấy Bồ Tát nghĩ rằng: Đây là râu tóc cuối cùng của ta.

Bấy giờ Bồ Tát lấy y báu đổi da nai để làm Cà Sa, khi ấy Bồ Tát nghĩ rằng: Đây là y phục ta nên mặc.

Hoặc lại Bồ Tát ngồi nơi Đạo Tràng, bấy giờ Bồ Tát lại nghĩ: Ta không bỏ thế ngồi kiết già. Nếu chừng nào ta chưa được nhất thiết trí, ta sẽ không bao giờ rời khỏi tòa này.

Bấy giờ liền nói bài kệ:

Chứa phước từng chút một

Sẽ được phước vô lượng

Như nước cứ nhỏ mãi

Quán xem bao nhiêu loại

Nên ăn vị Cam Lồ

Sẽ thành dòng sông lớn

Hạnh hữu vi đã tạo

Tiêu diệt các ác độc.

Khi bậc nhất thiết trí thành Đẳng Chánh Giác, quán thế gian là vô thường, khổ, không. Lúc Ngài đã thành Đẳng Chánh Giác không có các phiền não. Thành Đẳng Chánh Giác, những phiền não khởi lên thảy đều tiêu diệt.

Ngài biết tất cả người chết cùng với người sống xoay vần tương ứng nhau, Ngài biết rõ như vậy. Bấy giờ Ngài phân biệt nhãn thức nên có sự giác tri như vậy, cao hay thấp tùy theo chúng sanh hành động mà có cảnh giới ấy, trí Ngài đã thành, không có hồ nghi.

Đối với nhân duyên nguồn gốc giác tri kia, Chánh Giác không có ngằn mé, bấy giờ có các trí sanh, giác tri hữu đạo, lưu bố thế gian, biết rõ đạo không thể di động. Bấy giờ Ngài vượt qua tất cả khổ, mỗi phân biệt cảnh giới.

Hoặc đối với một kiếp, hoặc trăm ngàn kiếp, ý lưu chuyển, không thể di động, ý không nhiễm trước, cũng không náo loạn, trí huệ vô lượng, cũng không bỏ trí huệ, ý khéo phân biệt, du hý trong cảnh giới, cầu phương tiện nơi đó, quả báo vô lượng, trí huệ thảy đều đầy đủ, tất cả đều không chướng ngại.

Bấy giờ liền nói bài kệ:

Biết tất cả vật

Tới, đi xoay vần

Đều rõ tất cả

Trừ khổ ba cõi

Ai phân biệt được

Muốn cầu vi diệu

Như Lai tùy thời

Sẽ được thành tựu

Cũng là vô lượng

Không bị chướng ngại

Sở quán tối thắng

Chiếu soi thế gian

Chỉ Phật mới hiểu

Phải cầu Như Lai

Cho họ tương ưng

Không còn thối chuyển.

Bấy giờ Thế Tôn độc hành không bạn lữ, cũng không có thầy, công đức vô lượng. Ngài muốn dạy dỗ chúng sanh thảy đều thành tựu đối với Phật Pháp, nhất thiết trí, thành tựu Đẳng Chánh Giác tối tôn vi diệu không ai bằng.

Ngài biết tất cả trần lao, căn bản thú hướng, đều thành tựu ý niệm không di độn, lấy trí phân biệt tất cả pháp độ, lấy các kiết sử làm cho vi diệu trở thành bật nhất, xướng thuyết tất cả hành, cho nên gọi là nhất thiết trí.

Khi đã có nhất thiết trí, giữ tâm chuyên nhất, hiểu tất cả pháp, đoạn trừ tất cả kiết sử, cho nên gọi là nhất thiết diện, trừ khử hữu ái, cũng không có bạn lữ, trí thành tựu tất cả công đức, bình đẳng, cứu hộ tất cả chúng sanh, như cha mẹ thương con, dần dần thành tựu công đức lực.

Vì không tham lam, kiêu mạn cho nên gọi là tối thắng. Tung rãi, hiển bày tám hiền Thánh đạo mà chuyển pháp luân. Ngài giống như chiếc bóng, không ở trước mặt trời nhưng ở trước bóng tối, Ngài cũng giống như vậy, tất cả kiết sử không tương ứng với đạo, cho nên mới chuyển pháp luân.

Bấy giờ liền nói bài kệ:

Đầy đủ mọi công đức

Sắc Ngài khó nghĩ lường

Giống như mặt trăng sáng

Biển cả nhóm châu báu

Nó không có hạn lượng

Đầy đủ tất cả tướng

Chiếu soi trong đêm tối

Đức Thích chủng cũng vậy.

Ngài quán các duyên khởi xong, trí vượt qua mười hai nhân duyên. Trần cấu kiên cố nên khởi tâm ái trước, trí ý dong ruổi trong đó, hoặc khởi trí hữu lậu tạo các khổ hạnh mà được đạo xuất yếu. Biết dục. Nhờ diệt các kiết sư ơ nên không có tưởng khổ vui, tưởng chấm dứt.

Trí nhờ dùng vô ngã cho nên được tăng ích. Trí tương ưng với thức nên tâm trống không, trí muốn hàng phục ý chí thiểu tráng làm nhiễm trước tâm mình. Khởi trí y chỉ, tự tỉnh ngộ, quyết định diệt các kiết sử.

Khởi trí minh huệ muốn hàng phục kiết sử, khởi trí hưu tức dừng nghỉ muốn đến bờ kia. Khởi trí khinh cử nhẹ nhàng tự xứng phù hợp với thân vì giác ngộ chúng sanh, dùng chân lý để dạy họ, trí khởi diệt tận.

Nhờ chân lý này, tư duy mà có các thiền vi diệu. Nhờ tư duy ấy mà khởi trí vượt đến bỉ ngạn, tâm vị ấy đạt được hy vọng, đều được thấy đạo.

Ý có chỗ y cứ mà được trí huệ, tứ đại ở trong trạng thái dừng nghĩ, tư duy cùng tướng tướng loại hướng đến bỉ ngạn, được trí thiên nhĩ, đồng đến cảnh giới ấy, đồng trong một hạnh, đã được đẳng độ bỉ ngạn, được trí thiên tỷ. Y vào thức ấy muốn có trí phân biệt, biết ý nghĩ trong tâm trí người khác, thảy đều thanh tịnh, đều có tu hành.

Vì muốn hóa độ chúng sanh liền được trí tự thúc túc mạng, vì sắc thiện ấy cho nên thị hiện tứ đại. Vừa được trí thiên nhãn trong tâm liền biết, quán sát giới thanh tịnh, được thí thệ nguyện, công đức đại Thần Tiên, nhờ đó chủng tử tam muội sanh ra, độ thoát các cõi tam muội.

Vì muốn mãi ích lợi, làm cho chúng sanh hoan hỷ liền được trí cứu cánh.

Bấy giờ liền nói bài kệ này:

Sự tư niệm mọi người

Phân biệt tất cả pháp

Phải biết rõ nghiệp lực

Đạt được quán sát tâm

Thân cận ở trước mắt

Để chỉ Đại Thần Tiên

Để xả các trần cái,

Lành thay, bậc thượng nhân! Vị ấy sống như thật nhưng không có ái dục, không tương ưng với ái dục, cũng không sân hận và không có ý sát hại, cũng không ngu si, biết rõ căn bệnh ngu si, cũng không dua nịnh, thường hay nhu hòa, cũng không tự khen mình.

Mở miệng là dạy điều lành, cũng không chấp tướng, trù khủ tưởng hy vọng, cũng không có tâm bỉ thử, không làm thương hại người khác, tự được giải thoát, cũng không dục vọng, có tâm thương xót, làm việc gì cũng thành tựu, không những có tâm từ mà có cả tâm bi nữa.

Không có tư tưởng tạp uế, cũng có tâm che chở, muốn độ thoát che chở tất cả chúng sanh, cho nên có tâm Ngài trống không, đầy đủ cấm giới, có tâm vô nguyện, trí huệ thấm nhuần, có vô tưởng tâm, cũng không nhiễm trước, cũng không vui chơi.

Nhưng vì người thế gian nên cũng không lìa sự vui chơi, tránh các ác nghiệp mà dạy giáo pháp, thành tựu cấm giới, không cò sức mẻ, thành tựu tam muội, quyết không di động, thành tựu trí tuệ, đều đến bỉ ngạn, đầy đủ thập lực.

Không ai hơn được, đắc tứ vô sở úy, không có tâm khiếp nhược, đi một mình trong ba cõi, ở trong đại chúng mà rống lên tiếng Rống Sư Tử.

Bấy giờ liền nói bài kệ:

Giống như là đại hải

Thập lực, nhất thiết đức

Giống như là đại hải

Người đó qua khỏi bờ

Rộng lớn, rất vi diệu

Người trí phải quán sát

khi sóng gió lay động

Công đức họ không lường.

***